“Bẫy thu nhập trung bình” đang rình rập nhiều quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phủ bóng đen lên khát vọng tăng trưởng bền vững của các quốc gia này và gây khó khăn cho các chính phủ trong việc cải thiện mức sống của người dân. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về “bẫy thu nhập trung bình” và cách để các quốc gia có thể “vượt bẫy” thành công.
“Bẫy thu nhập trung bình” là gì?
Khi một quốc gia lâm vào tình trạng trì trệ hoặc suy giảm kinh tế hậu tăng trưởng, quốc gia đó có thể đã vướng vào một “cái bẫy”, đòi hỏi phải có chính sách để giúp nền kinh tế trở lại với quỹ đạo phát triển. Là một quốc gia đang phát triển và có nhiều thành tựu xuất sắc trong kinh tế những năm qua, Việt Nam được đánh giá là đang đứng trước khả năng rất cao là sẽ vướng vào “bẫy thu nhập trung bình” và phải chịu hậu quả thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của mình – trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.
Trên thực tế, “bẫy thu nhập trung bình” có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Nó cản trở sự tiến bộ cũng như tạo ra các loại căng thẳng xã hội. Việc năng suất và tốc độ đổi mới bị chựng lại có thể làm mất đi lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động, điều này làm cho việc bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến hơn trong các lĩnh vực tri thức và có giá trị gia tăng cao trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Như một hệ quả tất yếu, tình trạng bất bình đẳng và bất mãn xã hội khi đó sẽ ngày càng gia tăng bởi lợi ích của tăng trưởng kinh tế không còn được phân bổ công bằng; từ đó gây ra hiện tượng trì trệ hoặc giảm sút mức sống, thu hẹp kích cỡ của tầng lớp trung lưu trong xã hội.
Hơn nữa, trong bối cảnh những thách thức về môi trường và xã hội không ngừng gia tăng, những áp lực từ tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mất cân bằng đô thị hóa và dân số già sẽ gây thêm nhiều sức ép hơn lên công tác quản trị các nguồn lực công cũng như đòi hỏi phải tạo ra một hệ thống giải pháp toàn diện.
Làm sao để “phá bẫy”?
“Bẫy thu nhập trung bình” đòi hỏi một cách tiếp cận nhiều mặt để giúp một quốc gia giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững và toàn diện. Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào nguồn nhân lực quốc gia cũng như thúc đẩy đổi mới như một nền tảng cốt lõi. Theo đó, một quốc gia có thể thực hiện các mục tiêu như sau:
Nâng cao chất lượng và tính thích ứng của giáo dục và đào tạo
Trang bị cho lực lượng lao động những kĩ năng và kiến thức cần thiết để giúp họ tăng sức cạnh tranh; từ đó giúp nền kinh tế được tri thức hoá. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng giáo dục theo hướng STEM để giúp người dân trau dồi tri thức, có thể tiến bộ, bắt kịp với nhu cầu của các ngành công nghiệp mới nổi và tiên tiến.
Thúc đẩy văn hóa sáng tạo và khởi nghiệp
Khuyến khích tinh thần chấp nhận rủi ro, đổi mới trong nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, đây được cho là điều cần thiết để một quốc gia có thể thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân.
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D)
Đầu tư vào R&D là một việc rất quan trọng để phát triển các công nghệ mới và các ngành công nghiệp dựa trên tri thức. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để có thể đưa một quốc gia như Việt Nam hướng tới vị thế là một nước có thu nhập cao.
Để thực hiện được điều này, cần phải có sự hợp tác giữa chính phủ và hệ thống các trường đại học, tổ chức giáo dục, tổ chức nghiên cứu và các công ty tư nhân để tạo ra một môi trường hợp tác có lợi, luôn sẵn sàng cho những đổi mới.
Tăng cường chất lượng thể chế và quản trị bộ máy nhà nước
Ngoài ra, việc tăng cường chất lượng thể chế và quản trị cũng là một trụ cột quan trọng khác trong chiến lược quốc gia. Cần duy trì nhà nước pháp quyền đảm bảo hệ thống pháp lí công bằng và minh bạch sẽ thúc đẩy niềm tin vào môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ cũng là điều cần thiết để đảm bảo phân bổ nguồn lực hiệu quả và giảm thiểu những biến dạng thị trường không công bằng.
Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường quản trị công, thiết lập các quy trình ra quyết định minh bạch và yêu cầu các tổ chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bên cạnh việc đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực có thể nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường đóng góp của họ vào tăng trưởng kinh tế.
Đa dạng hóa và nâng cấp cơ cấu kinh tế
Để làm được điều này, cần phát triển các lĩnh vực lợi thế so sánh mới, thúc đẩy thị trường trong nước và khu vực, đồng thời hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam cần vượt ra ngoài lĩnh vực sản xuất chi phí thấp truyền thống để tìm kiếm và sử dụng những lợi thế của mình trong các lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, du lịch, nông nghiệp, v.v. và đặc biệt là tăng cường đầu tư vào các loại sản phẩm có giá trị cao. Việc mở rộng tiêu dùng trong nước và tham gia các hiệp định thương mại khu vực cũng có thể tạo ra cơ hội thị trường mới cho doanh nghiệp Việt Nam và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Khi mà định vị chiến lược trong mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua phát triển năng lực chuyên môn và tham gia các hiệp định thương mại quốc tế được thực hiện, Việt Nam có thể kết nối trực tiếp với thị trường toàn cầu và tiếp cận các công nghệ tiên tiến để tăng tốc độ phát triển và giữ được nhịp phát triển bền vững.
Theo đuổi quỹ đạo tăng trưởng xanh
Đây là điều quan trọng để đạt được thành công lâu dài. Điều này đòi hỏi áp dụng các biện pháp bền vững như thực hiện các quy định về môi trường, thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đầu tư vào năng lượng sạch và tái tạo để giúp nền kinh tế chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng “sạch” như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, v.v.. Đây cũng được coi như một nhiệm vụ rất quan trọng để chống biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Việt Nam còn cần phải tăng cường quản lí rủi ro thiên tai và thích ứng như đầu tư vào khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng, hệ thống cảnh báo sớm và các chương trình phòng chống thiên tai. Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và nhà nước, cũng như đảm bảo hoạt động kinh tế ổn định trước tần suất và cường độ ngày càng tăng của thiên tai.
Có thể nói hành trình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao của Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực đến từ không chỉ chính phủ, nền kinh tế mà còn từ chính những người dân. Bằng cách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế, đa dạng hóa nền kinh tế và hướng tới một tương lai bền vững, Việt Nam có thể vượt qua thách thức nguy hiểm của “bẫy thu nhập trung bình” và đảm bảo con đường hướng tới sự thịnh vượng toàn diện và lâu dài.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Liệu “con rồng mới” có đạp gió, rẽ sóng thành công?
Vì sao tồn tại xu hướng sa thải hàng loạt để đối phó với suy thoái kinh tế?