Khi chia sẻ những suy nghĩ về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, nhiều nhà kinh tế cho rằng đây sẽ là một năm đầy thách thức. Sau sự phục hồi đáng chú ý hậu đại dịch COVID-19, “con rồng kinh tế” Việt Nam gặp phải chướng ngại đáng phải đề phòng.
Những “cơn gió ngược” có qui mô toàn cầu đã làm chao đảo “đoàn tàu kinh tế” thế giới và Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải chấp nhận sự giảm sút tăng trưởng của mình. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% đầy tham vọng của “con rồng mới” trở thành một giấc mơ xa vời. Tuy nhiên, giữa lúc bầu không khí hỗn loạn bao trùm khắp nơi, vẫn có những dấu hiệu đáng để chúng ta hi vọng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu nền kinh tế Việt Nam có thể lấy lại động lực và củng cố vai trò dẫn đầu khu vực hay không?
2023, một năm của sự tương phản
Năm 2023 đã trải qua với những kịch tính khó lường. Trong những chia sẻ đầu tiên của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng GDP Việt Nam được đánh giá sẽ giảm mạnh từ 8% của năm 2022 xuống còn 6,3%. Một trong những nguyên nhân được WB đưa ra để giải thích là sự chững lại của ngành dịch vụ cũng như tác động tiêu cực từ lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế Việt Nam vẫn có những bước đi khá nổi bật. Liên tục nhận được sự công nhận và cam kết hợp tác tích cực từ những đại diện kinh tế hàng đầu châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mĩ, vị thế của kinh tế Việt Nam lên cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Những tưởng mọi thứ sẽ trở nên ổn thoả, giá trị xuất khẩu của Việt Nam lại suy giảm và hiệu quả từ các chính sách chống lạm phát của chính phủ không còn đủ mạnh. Việt Nam được kêu gọi bổ sung những nỗ lực tài chính và đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng nhằm gia tăng độ ổn định của sức mạnh kinh tế.
2024, một năm đối mặt với nhiều biến động
Dẫu không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam được cho là sẽ làm tốt hơn trong năm 2024 dẫu nhiều biến động khó lường của kinh tế thế giới đã được cảnh báo nhiều lần. Năng lượng trẻ trung của một nền kinh tế mới nổi được cho là sẽ thúc đẩy thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ hơn. Dân cư thành thị vẫn trên đà tăng mạnh mẽ và giới trung lưu ngày càng bành trướng trong cơ cấu kinh tế tạo nên một thị trường háo hức cho thương mại điện tử tiếp tục thăng hoa với giá trị tăng trưởng dự kiến sẽ vượt 20 tỉ đô la Mĩ vào năm 2024.
Ngành sản xuất – xương sống thép của nền kinh tế Việt – được cho là sẽ tiếp tục thu hút giới đầu tư nước ngoài nhờ giá nhân công hấp dẫn cùng những chính sách thân thiện từ chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ cần nhận thức và dự báo được những cú sốc đến từ bên ngoài để giúp nền kinh tế chủ động tạo các bước nhảy chiến lược nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tiến lên chuỗi giá trị toàn cầu. Việc chuyển hướng sang sản xuất công nghệ cao, giá trị cao cũng sẽ vẫn là hướng đi mang lại sự ổn định lâu dài và được công nhận trên toàn thế giới.
Xuất khẩu từng là “ngôi sao” của kinh tế Việt với vị trí tưởng chừng như không thể bị thay thế đã lâm vào khó khăn trong năm 2023, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và hàng hóa sản xuất khác. Lĩnh vực này được Việt Nam đặt rất nhiều kì vọng sớm phục hồi trong bối cảnh toàn cầu lại có vẻ khó ổn định trở lại. Những diễn biến tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mĩ – Trung hay căng thẳng địa chính trị cùng những cơn suy thoái ở các nền kinh tế lớn hoàn toàn có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại, từ đó phủ “bóng đen” lên các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam.
Những vấn đề cần tháo gỡ
Những “nút thắt” về cơ sở hạ tầng sẽ là một điểm nhức nhối cho kinh tế Việt và cần được tháo gỡ càng sớm càng tốt. Nạn quan liêu cũng là một rào cản lớn cần được xử trí một cách thông minh và hiệu quả nhằm tạo ra những đổi mới đáng mong chờ trong tương lai. Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư giáo dục cũng cần được chú trọng hơn khi nó giúp chuẩn bị cho dân số trẻ Việt Nam những kĩ năng định hướng mạnh mẽ để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động tương lai với hướng công nghệ cao.
Những “trận gió ngược” trong năm 2024 chắc chắn vẫn sẽ tiếp diễn. Để vượt qua được những chướng ngại này và tiến tới mức dự báo tăng trưởng 6% trong năm 2024, Việt Nam cần chú tâm vào lĩnh vực tiêu dùng trong nước bên cạnh việc trông chờ vào khả năng phục hồi từ xuất khẩu và tiếp tục kêu gọi đầu tư nước ngoài, bởi trong “cơn bão kinh tế toàn cầu”, tất cả những cải cách trong nước sẽ trở thành động lực đưa các nền kinh tế tiếp tục hướng tới mục tiêu đầy tham vọng của mình.
Có thể nói năm 2024 sẽ là một chiếc hộp bí ẩn cho kinh tế Việt Nam. Có thể “bay lên như rồng” hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như năng lực phát huy thế mạnh, giảm thiểu rủi ro. Nếu thực hiện cải cách kinh tế hiệu quả và hoạch định chính sách hướng phát triển bền vững khôn ngoan, kinh tế nước ta sẽ củng cố được vị trí “ngôi sao mới nổi” của mình và trở nên đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn, hoặc cũng có thể “lạc lối” trong bầu trời hỗn loạn của suy thoái kinh thế toàn cầu nếu làm không tốt. Thông qua bài viết hôm nay, chúng tôi mong muốn gửi một lời chúc tới “con rồng mới” mạnh mẽ bay cao và bay xa trong năm 2024 này.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài