Vì sao tồn tại xu hướng sa thải hàng loạt để đối phó với suy thoái kinh tế?

Trước hết, suy thoái kinh tế là điều không ai trong chúng ta mong muốn xảy ra vì biết rõ những hậu quả nặng nề mà nó mang lại khiến hàng triệu người lao trên thế giới lâm vào cảnh khó khăn, cùng quẫn. Và trong mọi cơn suy thoái, thất nghiệp là điều kinh khủng nhất đối với người lao động.

Theo một khảo sát cuối năm 2023, tại Việt Nam, có tới 70% doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự như một “biện pháp cuối cùng” để đối phó với hoàn cảnh ngặt nghèo trước mắt. Điều này cho thấy xu hướng sa thải hàng loạt để đối phó với suy thoái kinh tế trong chiến lược kinh doanh vẫn luôn tồn tại. Vậy vì sao lại có xu hướng này? Hãy cùng Language Link tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân của việc sa thải hàng loạt

Nhân công, phụ cấp, trợ cấp, v.v. là những loại chi phí luôn khiến doanh nghiệp đau đầu. Một doanh nghiệp thường lâm vào cảnh khó khăn trong cơn suy thoái khi tình hình tài chính không còn ổn định, điều này dẫn tới nhu cầu thắt chặt chi tiêu để doanh nghiệp có thể trụ vững qua cơn bão kinh tế. Việc sa thải hàng loạt có thể làm giảm nhiều loại chi phí của doanh nghiệp.

Thông thường, những người chủ doanh nghiệp sẽ muốn cắt giảm các vị trí kém quan trọng, không hoạt động hiệu quả hay đóng góp ít vào sản lượng, doanh thu. Thêm nữa, khi cắt giảm qui mô, các nhân sự còn lại sẽ có phải cố gắng hơn để không bị sa thải; điều này góp phần làm cho hiệu suất lao động tăng lên. Tuy nhiên, hệ quả là sự quá tải của bộ máy sẽ luôn ở mức cao, làm tổn hại tới sức khoẻ của nhân viên, cũng như bào mòn ý chí, hiệu suất trong thời gian dài cũng như sự tận tuỵ của họ.

Và dù muốn hay không, việc này đã, đang và sẽ diễn ra. Tháng 1/2023, gã khổng lồ Alphabet đã sa thải 12 nghìn nhân viên với mục tiêu tinh giản hoạt động và tập trung vào các sản phẩm cốt lõi của mình nhằm trụ vững trong cơn suy thoái. Tương tự như Alphabet, ba tháng trước đó, một gã khổng lồ công nghệ khác là Microsoft đã quyết định cắt giảm 5 nghìn vị trí để điều chỉnh các nguồn lực và khám phá các lĩnh vực tăng trưởng mới bên cạnh mục tiêu trụ vững trong giai đoạn kinh tế bất ổn.

Hậu quả của việc sa thải hàng loạt là gì?

Như đã nói ở trên, việc sa thải hàng loạt sẽ dẫn đến những hệ lụy như tinh thần, năng suất nhân viên giảm sút; danh tiếng doanh nghiệp không còn như trước; ảnh hưởng xấu đến niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Việc chảy máu nhân sự này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp bởi việc đào tạo cho người mới luôn cần rất nhiều thời gian, chi phí.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp triển khai sa thải hàng loạt đã khiến cho nhiều người người có năng lực tốt chủ động “dứt áo ra đi” vì mất tinh thần, cảm thấy bất mãn với chính sách của doanh nghiệp hoặc do họ bị các đối thủ cạnh tranh khác “phỗng tay trên”. Từ đó, năng lực tổng thể của lực lượng lao động bị giảm sút, gây nguy hại cho hiệu quả đổi mới và ngăn chặn tăng trưởng.

Còn nhớ năm 2022 được cho là một năm khó khăn của gã khổng lồ Meta khi phải đối mặt với sự phản đối từ người dùng và các nhà hoạt động sau khi tiết lộ kế hoạch cắt giảm 13% lực lượng lao động trong bối cảnh hãng này liên tục thất bại trong việc kiểm soát tin giả, bạo lực và lừa đảo trực tuyến.

Tương tự như Meta, Stripe (một cái tên nổi bật trong lĩnh vực dịch vụ tài chính) đã đánh mất một lượng kỹ sư và giám đốc sản phẩm hàng đầu sau khi sa thải tới 14% nhân viên vào tháng 9/2022. Do thiếu hụt nhân lực, các tính năng và dịch vụ mới của hãng này bị trì hoãn lịch giới thiệu cũng như suy giảm độ ổn định và hiệu suất nói chung làm ảnh hưởng đến khả năng giới thiệu các tính năng và dịch vụ mới.

Ngay cả Snap (cha đẻ của Snapchat) cũng báo cáo mức độ hài lòng và tỉ lệ giữ chân nhân viên suy giảm trầm trọng sau khi cắt giảm những 20% lực lượng lao động vào tháng 8 dẫn đến sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng người dùng và doanh thu của hãng này. Theo Opendoor, những tài năng xuất sắc nhất của Snap đã quyết định rời bỏ công ty khi hãng này cắt giảm 18% số lượng nhân viên vào tháng 7, làm cho kế hoạch mở rộng thị phần của họ bị đình trệ.

Có biện pháp khả dĩ nào khác?

Các doanh nghiệp không nhất thiết phải sa thải hàng loạt. Có một số cách khác như triển khai lộ trình nghỉ hưu tự nguyện, cắt giảm tuyển dụng, giảm phụ cấp, trợ cấp tạm thời, cho nghỉ việc tạm thời hoàn toàn có thể được cân nhắc. Tuy không thể tránh hoàn toàn các hệ quả xấu, những lựa chọn này phần nào có thể giúp doanh nghiệp vừa thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tiền, lại có thể xoa dịu và giữ chân nhân tài cũng như tránh các rủi ro pháp lí.

Tuy nhiên, việc sa thải có phải là quyết định phù hợp và đúng đắn hay không, cần thiết hay không vẫn sẽ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy, rất khó để có một đối sách chung dành cho toàn bộ doanh nghiệp khi xảy ra cơn suy thoái.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Sự bùng nổ của AI và nguy cơ con người mất việc trong thời đại số

Làn sóng sa thải hàng loạt do khủng hoảng đã cập bến châu Á?