Nhượng quyền thương mại: Ưu, nhược điểm

Đầu thế kỉ XXI, các nhà kinh tế học Mĩ đã nhận định nhượng quyền thương mại giúp định hình lại cảnh quan ngành bán lẻ nước này và ước tính lĩnh vực này chiếm tới hơn một nghìn tỉ đô doanh thu với sự tham gia của hàng trăm nghìn doanh nghiệp thuộc hàng chục ngành công nghiệp khác nhau, mang lại việc làm ổn định cho hơn chục triệu người.

Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, nhượng quyền thương mại đã trở nên phổ biến ở mọi nền kinh tế và đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Nhượng quyền thương mại ngày nay là một bộ phận quan trọng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra thêm nhiều việc làm mới đồng thời phát triển nền kinh tế mạnh mẽ nhờ giúp doanh nhân có thể sử dụng để tập hợp các nguồn lực tạo ra các chuỗi lớn một cách nhanh chóng.

Hãy cùng Language Link tìm hiểu ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại và lí do nó được coi như một “ngôi sao” của kinh tế thế giới trong bài viết hôm nay.

Tìm hiểu thêm về nhượng quyền thương mại là gì tại đây.
Đọc thêm về các loại nhượng quyền thương mại phổ biến tại đây.

Một nghiên cứu của Đại học Auburn (Mĩ) và Đại học Bogazici (Thổ Nhĩ Kì) phác họa nhượng quyền thương mại với những điểm mạnh, điểm yếu cùng các cơ hội, thách thức dưới góc nhìn của một bên trước khi tham gia hệ thống như sau:

Điểm mạnhĐiểm yếu
  • Nhận diện thương hiệu có sẵn;
  • Giảm thiểu rủi ro thất bại;
  • Thiết lập dễ dàng;
  • Kho khách hàng có sẵn;
  • Dễ dàng tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính.
  • Chi phí khởi đầu cao;
  • Chi phí duy trì cao;
  • Bị phụ thuộc vào bên nhượng quyền;
  • Qui tắc nghiêm ngặt
Cơ hộiThách thức
  • Giúp doanh nhân rút ngắn được con đường để thành công;
  • Cung cấp cho doanh nhân nhiều cơ hội để khám phá, khai thác các lĩnh vực, thị trường khác nhau.
  • Cạnh tranh kép: bên trong và bên ngoài hệ thống nhượng quyền;
  • Sức mạnh thương hiệu có thể đi xuống;
  • Chịu ảnh hưởng bởi chính hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền lẫn những đối tác nhận quyền trong hệ thống.

1. Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

1.1. Việc xây dựng thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng

Thương hiệu là một “vũ khí” vô cùng mạnh mẽ trong kinh doanh và nhận diện thương hiệu được coi là chìa khóa để “nâng cấp” loại vũ khí này. Thể hiện kiến ​​thức của khách hàng về sự tồn tại của thương hiệu, nhận diện thương hiệu có sẵn khi tham gia hệ thống nhượng quyền giúp doanh nhân tiết kiệm được không chỉ tiền bạc mà còn là thời gian và những nỗ lực xây dựng, phát triển thương hiệu.

Cùng với sự tham gia đóng góp của tất cả các bên tham gia hệ thống nhượng quyền, thương hiệu sẽ ngày càng phát triển và có vị trí vững chắc hơn trên thị trường, đem lại nguồn lợi cho cả bên nhượng quyền lẫn bên nhận quyền.

1.2. Giảm thiểu rủi ro thất bại

Khi tham gia một ngành công nghiệp mới hoặc một thị trường mới, điều quan trọng nhất đối với các doanh nhân là kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra. Không ai muốn mình thất bại và thực tế là việc “chinh chiến” một mình sẽ kéo theo rủi ro thất bại lên cao. Theo nghiên cứu của Cavaliere & Swerdlow, rủi ro thất bại của cả bên nhận quyền lẫn bên nhượng quyền thấp hơn hẳn nhờ vào cấu trúc vững chãi của mô hình.

1.3. Qui trình thiết lập được tiêu chuẩn hóa và áp dụng đơn giản

Thiết lập cơ sở kinh doanh là một khâu quan trọng và làm tốn rất nhiều sức lực. Có rất nhiều thứ mà doanh nhân buộc phải chuẩn bị và thực hiện cho giai đoạn này. Việc áp dụng một qui chuẩn đã có sẵn được cung cấp bởi bên nhượng quyền và nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ của họ sẽ giúp cho doanh nhân trong vai trò là bên nhận quyền có thể dễ dàng hoàn thành giai đoạn này hơn.

1.4. Lượng khách hàng sẵn có

Vì thương hiệu được sử dụng vốn đã có chỗ đứng trên thị trường nên tất nhiên là lượng khách hàng trung thành của thương hiệu đã được xây dựng đủ lớn để có thể hỗ trợ giai đoạn đầu kinh doanh của bên nhận quyền được diễn ra ổn thỏa, thậm chí bùng nổ nếu giá trị, độ yêu thích thương hiệu, tính hấp dẫn của chiến dịch khai trương cao và yếu tố ngoại cảnh thuận lợi.

Khách hàng khi tìm đến với các chuỗi kinh doanh kì vọng rằng họ sẽ tìm thấy cùng một loại chất lượng và dịch vụ tương tự với các địa điểm khác trong chuỗi. Hầu hết khách hàng của doanh nghiệp nhượng quyền được biết đến là khách hàng trung thành khi họ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời có sự yêu thích thương hiệu cao. Sau cùng, khách hàng thân thiết vẫn là vốn quí của doanh nghiệp và lòng tin của khách hàng là tài sản quí giá nhất.

1.5. Dễ dàng tìm kiếm được các nguồn hỗ trợ tài chính

Trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh, những nguồn hỗ trợ tài chính sẽ cứu cánh và là bàn đạp để doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội phát triển. Bên cạnh việc được hỗ trợ hoạt động và không tiêu tốn quá nhiều chi phí nhờ vào đội ngũ và nguồn lực của bên nhượng quyền, bên nhận quyền có thể sử dụng danh tiếng, uy tín của thương hiệu mình được sử dụng để “làm đẹp” cho hồ sơ của mình, nhờ đó có thể làm việc thuận lợi hơn với các tổ chức tài chính, nhà băng.

2. Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Mặc dù nhượng quyền có một số lợi thế, việc mua nhượng quyền có một số nhược điểm lớn mà bên nhượng quyền phải đối mặt. Đó là:

2.1. Chi phí khởi đầu tương đối cao

Khi mua một gói nhượng quyền, có một số loại chi phí mà doanh nhân cần chú ý. Các chi phí này chia thành chi phí ban đầu và chi phí liên tục.

  • Chi phí khởi động;
  • Chi phí thuê mặt bằng;
  • Chi phí thiết lập cơ sở;
  • Chi phí tiện ích;
  • Chi phí nhượng quyền;
  • Chi phí tuyển dụng, đào tạo và tiền lương nhân viên;
  • Chi phí khai trương;
  • Các loại thuế.

Dù tiết kiệm được chi phí tạo dựng một qui trình cho riêng mình trong giai đoạn khởi đầu này nhưng những chi phí bên trên vẫn khiến cho nhiều doanh nhân phải tốn thời gian chuẩn bị và cũng cản trở nhiều người trong số họ tham gia vào hệ thống nhượng quyền do không đáp ứng được.

2.2. Chi phí duy trì không nhỏ

Nếu chi phí ban đầu đã là một vấn đề mà doanh nhân phải suy nghĩ nhiều, các chi phí duy trì cũng là một vấn đề “đau đầu” không kém.

Theo thỏa thuận, là một bên nhận quyền, doanh nhân sẽ phải chi trả cho bên nhượng quyền một khoản phí nhượng quyền ban đầu bên cạnh các chi phí hỗ trợ cho giai đoạn khai trương. Thời gian sau đó, doanh nhân cũng cần chi trả cho bên nhượng quyền những chi phí hỗ trợ quá trình triển khai hoạt động kinh doanh, ví dụ như chi phí tiếp thị cho khu vực thị trường mình đảm nhận. Ngoài ra, bên nhượng quyền cũng cần được chi trả tiền bản quyền dựa trên phần trăm tổng doanh thu của bên nhận quyền theo từng đợt dựa trên thỏa thuận.

Bên cạnh đó, gánh nặng về tiền mặt bằng, chi phí tiếp thị – bán hàng, tiền duy trì dịch vụ, tiện ích, bảo trì thiết bị, tiền lương nhân viên, bảo hiểm, v.v. cũng sẽ là bài toán cho bên nhận quyền tính toán khi phải đảm bảo các tiêu chuẩn của bên nhượng quyền.

2.3. Phải phụ thuộc vào bên nhượng quyền

Một vấn đề nữa là sự phụ thuộc mà bên nhận quyền nghiễm nhiên phải chấp nhận. Điều này có nghĩa là bên nhận quyền dù có hoạt động kinh doanh riêng của họ nhưng vẫn là một phần của chuỗi, họ phải chịu ảnh hưởng bởi bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ duy trì sự quản lí của họ để đảm bảo sức khỏe cho cả chuỗi. Điều này sẽ tạo ra những ràng buộc mà bên nhận quyền phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

2.4. Phải chấp hành những qui tắc nghiêm ngặt

Vấn đề cuối cùng là hệ thống qui định chặt chẽ, nghiêm ngặt mà bên nhận quyền ban hành để buộc các bên nhận quyền đảm bảo. Để đảm bảo trải nghiệm khách hàng ở mọi cơ sở dù là nhượng quyền là như nhau, bên nhượng quyền sử dụng những luật lệ của mình để buộc các bên nhận quyền phải đảm bảo rằng họ phục vụ cùng một dịch vụ cho khách hàng và sử dụng các vật liệu và thiết bị giống nhau. Cavaliere & Swerdlow cho rằng hầu hết các thỏa thuận nhượng quyền đều có lợi hơn cho bên nhượng quyền, họ sẽ dễ dàng áp đặt quyền kiểm soát rộng rãi lên toàn chuỗi của mình. Đây thật sự là sức ép mà bên nhận quyền phải đối mặt nếu muốn duy trì hoạt động của mình.

Nhìn vào những phân tích bên trên, có thể thấy nhượng quyền thương mại giống như một trò chơi mà người chơi vừa được hỗ trợ để có khởi đầu thuận lợi, nhưng cũng buộc phải tuân thủ những qui tắc khó nhằn và đau đầu để tìm cách tồn tại, phát triển lâu dài để đi tới những “bàn” tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy nhượng quyền thương mại là con đường dễ dàng hơn cho doanh nhân để tìm kiếm thành công cho mình trên con đường kinh doanh nhờ những ưu điểm vượt xa những nhược điểm của nó.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.