Việc mở nhượng quyền thương mại chưa bao giờ là dễ dàng. Cũng như phần đông các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có những qui định về việc tiến hành mở nhượng quyền thương mại. Để có thể được hoạt động theo mô hình này, nhà nhượng quyền cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và phải được thông qua bởi Sở Công Thương nếu là thương hiệu Việt.
Còn với thương hiệu nước ngoài, nhà nhượng quyền sẽ phải làm việc với đại diện Bộ Công Thương để xin cấp phép.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết để mở nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Tham khảo bài viết về nhượng quyền thương mại tại đây.
Tìm hiểu các loại nhượng quyền thương mại phổ biến tại đây.
Đọc thêm về tổng quan thị trường và dữ liệu thương mại lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam tại đây.
Những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một hiện tượng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài để mắt tới. Là một thị trường “nóng” với dân số xấp xỉ 100 triệu dân đã qui tụ nhiều tên tuổi lớn từ khắp nơi trên thế giới; điều này khiến cho thị trường trở nên khốc liệt nhưng cũng tiềm năng hơn bao giờ hết. Một báo cáo gần đây của ASL Gate cho biết có tới 65% người dân Việt Nam dưới 35 tuổi bày tỏ sự yêu thích đặc biệt với các thương hiệu nước ngoài và sẽ lựa chọn các thương hiệu nước ngoài thay vì các thương hiệu Việt. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết với các quốc gia khác sẽ giảm bớt hàng rào thuế quan thương mại cho các thương hiệu nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu. Những điều này dự báo cho sự bùng nổ của các chuỗi nhượng quyền thương mại nước ngoài tại thị trường Việt.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong thập kí tới, số lượng người tiêu dùng Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 36 triệu người, số lượng người có năng lực chi tiêu nhiều hơn 11 đô la Mĩ/ngày cũng sẽ tăng lên đáng kể dựa trên sức mua tương đương (PPP). Theo nghiên cứu của McKinsey, với đà phát triển hiện tại, tầng lớp tiêu dùng với mức trên 30 đô la Mĩ/ngày sẽ chiếm tới 20% dân số Việt.
1. Ai có thể mở nhượng quyền tại Việt Nam?
Từ tháng 9/2006, Việt Nam cho phép không chỉ doanh nghiệp Việt mà cả doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép triển khai hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước. Tính đến tháng 8/2019, đã có hơn 200 doanh nghiệp nhượng quyền trong và ngoài nước tại Việt Nam.
Theo luật nhượng quyền tại Việt Nam, để đăng kí nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết dưới đây:
- Thỏa thuận nhượng quyền thương mại;
- Đơn đăng kí nhượng quyền thương mại;
- Các báo cáo đã được kiểm toán của năm trước;
- Giấy chứng nhận kinh doanh của Bên nhượng quyền;
- Giới thiệu của Bên nhượng quyền;
- Giấy chứng nhận bản quyền hoặc nhãn hiệu;
- Văn bản phê duyệt liên quan đến sự cho phép của bên nhượng quyền chính (nếu có).
2. Những loại hàng hóa và dịch vụ nào bị cấm nhượng quyền tại Việt Nam?
Cũng theo luật nhượng quyền thương mại, có khá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ bị cấm kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam như vũ khí, khoáng sản độc hại, chất gây nghiện, đồ chơi nguy hiểm hoặc gây hại cho trẻ em, động thực vật hoang dã, phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, sòng bạc, sàn cá độ, môi giới hôn nhân/nhận con nuôi, v.v..
Đối với những loại hàng hóa, dịch vụ nhượng quyền thuộc danh mục có điều kiện, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
3. Để hoạt động nhượng quyền, các doanh nghiệp sẽ cần đạt được những tiêu chí gì?
3.1. Với bên nhượng quyền
- Phải hoạt động kinh doanh hợp pháp trước đó trong lĩnh vực xin triển khai nhượng quyền một khoảng thời gian, tối thiểu là 1 năm;
- Phải được chấp thuận bằng văn bản bởi Sở hoặc Bộ Công Thương.
3.2. Với bên nhận quyền
- Phải đăng kí kinh doanh và hoạt động hợp pháp trước đó trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh nhượng quyền xin cấp phép trong lãnh thổ Việt Nam, tối thiểu là 1 năm;
- Phải được chấp thuận bằng văn bản bởi Sở hoặc Bộ Công Thương.
4. Qui trình xin cấp phép nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ra sao?
Với nhà nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, điều cần thiết phải làm là đăng kí hoạt động nhượng quyền và nhận được sự cho phép của Bộ Công Thương.
Bên nhượng quyền không cần có tư cách pháp nhân tại Việt Nam. Thay vào đó, bên nhượng quyền chó thể chọn nhượng quyền cho một đối tác địa phương, cho phép họ chịu trách nhiệm thiết lập nhượng quyền và các loại thỏa thuận, hợp đồng phụ với tư cách của bên nhượng quyền.
Thời hạn xét duyệt hồ sơ xin cấp phép nhượng quyền: (Dự kiến) 15 ngày làm việc
Lưu ý: Các doanh nghiệp xin cấp phép nhượng quyền buộc phải xác minh hoạt động nhượng quyền của mình ở nước xuất xứ ít nhất trên 1 năm.
Ngoài ra, bên nhượng quyền cũng có thể thành lập công ti có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để có tư cách pháp nhân nhằm điều hành trực tiếp toàn bộ các hoạt động tại Việt Nam.
Một vài điều kiện áp dụng cho bên nhượng quyền/nhà đầu tư khi xin cấp phép:
- Địa điểm mở cơ sở, chi nhánh cần phải có giấy chấp thuận của UBND nơi đặt cơ sở, chi nhánh;
- Có giấy phép kinh doanh và đạt các điều kiện bắt buộc để kinh doanh trên địa bàn xin cấp phép.;
- Hoạt động ít nhất 1 năm trước khi nhượng quyền cho các bên khác.
5. Tổng quan pháp lý về các qui định nhượng quyền thương mại
Các qui định của pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được ghi rõ trong Luật Thương mại 2005. Chúng tôi xin trích dẫn một số điều bên dưới để các nhà nhượng quyền và nhà đầu tư tham khảo.
Điều 284: Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Điều 285:.Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 286: Quyền của bên nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền thương mại có các quyền sau đây:
- Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kí hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Điều 287: Nghĩa vụ của bên nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kí thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Điều 288. Quyền của bên nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Điều 289. Nghĩa vụ của bên nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Điều 290: Nhượng quyền lại cho bên thứ ba
- Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
- Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền theo qui định.
Điều 291: Đăng kí nhượng quyền thương mại
- Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền.
- Chính phủ qui định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.