Bạo lực giữa giáo viên và học sinh: Nguyên nhân và giải pháp

Bạo lực giữa giáo viên và học sinh là một vấn đề nghiêm trọng và đáng buồn thay lại tương đối phổ biến. Nó tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của cả giáo viên lẫn học sinh, cũng như môi trường học đường.

Nguyên nhân xảy ra bạo lực giữa giáo viên và học sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong trường học. Ví dụ sự thiếu kiềm chế dẫn đến mất kiểm soát do các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, thất vọng, tức giận, sợ hãi hoặc do ảnh hưởng từ những chấn thương tâm lí từ việc bị bắt nạt, lạm dụng, phân biệt đối xử hay chịu sự bất công, thiếu thốn về điều kiện kinh tế, thiếu sự hỗ trợ cần thiết, v.v.. Để làm rõ hơn vấn đề, chúng ta cần xem xét nó dưới góc độ của giáo viên, học sinh và cả nhà trường.

Từ phía học sinh, các em có thể từng trải qua các chấn thương từ sự bỏ bê của phụ huynh hay thậm chí bị lạm dụng hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác dẫn đến xu hướng bạo lực. Sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội và cảm xúc cũng khiến cho các em không có khả năng tự điều chỉnh hoặc kém trong việc kiểm soát cảm xúc hay khó khăn trong việc xây dựng sự đồng cảm. Ngoài ra, một số học sinh cũng có thể gặp khó khăn trong việc học do có những khiếm khuyết hoặc nhu cầu giáo dục đặc biệt mà hệ thống trường học hiện tại không thể giải quyết hoặc hỗ trợ một cách đầy đủ. Những áp lực từ bạn bè, nạn bắt nạt học đường hay phân biệt đối xử từ cả bạn học lẫn giáo viên có thể góp phần khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.

Từ phía giáo viên, bên cạnh sự căng thẳng, kiệt sức, bất mãn trong công việc, có nhiều lí do khác khiến cho giáo viên trở thành một trong những đối tượng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nhất trong xã hội. Bản thân giáo viên có thể chưa được đào tạo hoặc hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực để đối phó với những học sinh hoặc tình huống mang tính thách thức. Sự thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp, phán đoán, kiểm soát cảm xúc, xử lí tình huống hay chính thái độ tiêu cực của giáo viên đối với một số học sinh hoặc nhóm nhất định cũng có thể khiến họ có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, giáo viên tuy trông có vẻ có nhiều quyền lực hơn, vẫn có thể phải đối mặt với bạo lực hoặc quấy rối từ chính học sinh của mình, phụ huynh của những học sinh đó hay đồng nghiệp hoặc quản lí.

Từ phía trường học, rất có thể định hướng của các nhà lãnh đạo trường phần nào đó đang cổ xuý cho văn hóa bạo lực hay tạo những điều kiện tuyệt vời cho các đối tượng thích gây hấn hay tận hưởng cảm giác sợ hãi ở người khác hoành hành. Sự thiếu hụt các cơ chế kiểm soát, theo dõi và điều chỉnh từ phía lãnh đạo trường sẽ tạo ra các lỗ hổng trong hoạt động trường học, gây ra tình trạng thiếu hỗ trợ hoặc vô trách nhiệm trong việc duy trì một môi trường học tập văn minh và an toàn.

Vốn được quản lí bởi các điều lệ, chính sách, thủ tục, trường học cần phải là bên ngăn chặn, giải quyết hoặc ứng phó với bạo lực học đường mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, để làm được điều này lại đòi hỏi môi trường vật chất tốt, đội ngũ giáo viên, nhân viên chuyên nghiệp, có kĩ năng cao cũng như sự vào cuộc, hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, học sinh, nhà trường và các cơ quan quản lí nhà nước.

Giáo viên luôn bị xem là người có lỗi nhiều hơn

Theo lẽ thường, giáo viên luôn là những người có kiến thức, nắm vững nghiệp vụ sư phạm. Họ luôn phải là người duy trì sự trật tự, kỉ cương và an toàn trong lớp học; đồng thời phải luôn gương mẫu, thương yêu và chăm lo cho học sinh cũng như những đứa con của mình. Ngược lại, học sinh là đối tượng chưa trưởng thành, khi ở trong giai đoạn dậy thì phải trải qua nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí dẫn tới thường xuyên mất kiểm soát cảm xúc và hành vi. Do đó, nếu xảy ra bạo lực giữa giáo viên và học sinh, người ta dễ dàng qui kết hành động đó là lạm dụng quyền lực, vi phạm chuẩn mực đạo đức của nghề giáo trước khi kịp tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Dĩ nhiên, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận, niềm tin, kinh nghiệm và văn hoá mà người ta thường có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, học sinh theo “tâm lý đám đông” luôn là những “nạn nhân”. Ngay cả khi một học sinh tấn công giáo viên của mình, đám đông vẫn thường tỏ ra “ưu ái” hơn và bào chữa bằng các lí do như còn non nớt, chưa biết cách ứng xử, thiếu kiềm chế, áp lực tinh thần hoặc do các tác nhân bên ngoài như áp lực bạn bè, các vấn đề gia đình, v.v.. Giáo viên hoàn toàn có thể bị buộc chịu trách nhiệm một phần hay thậm chí toàn phần nếu như không ngăn chặn được, để bị cuốn theo hay thậm chí kích động hành vi bạo lực của học sinh. Hệ quả của sự thiên vị này góp phần làm gia tăng sự hung hăng của thanh thiếu niên ngày nay, mất đi sự tự tôn, ý thức, trách nhiệm, v.v..

Theo một số nghiên cứu, một trong những lí do khiến mọi người thường xem trẻ em là nạn nhân là vì các em ít có khả năng tự vệ và trong sáng, ngây thơ hơn người lớn. Thậm chí nếu các em (học sinh) có tấn công giáo viên thì cũng dễ dàng nhận được sự thông cảm của số đông vì người ta cho rằng đó là dấu hiệu của sự nổi loạn, thất vọng, hay đơn giản chỉ là để tự vệ. Bên cạnh đó, một lí do khác khiến học sinh (hay trẻ em) thường “được” đưa vào các “vai nạn nhân” là do các phương tiện truyền thông và các chuẩn mực xã hội vẫn hay nhìn nhận, miêu tả các em là “người bị hại” và giáo viên dù thế nào cũng là những “kẻ có lỗi”.

Không khó có thể tìm thấy đầy rẫy các tin bài mà các phương tiện truyền thông đã “câu view”, “giật tít”, phóng đại các trường hợp bạo lực giữa giáo viên và học sinh (đặc biệt khi chúng có liên quan đến việc lạm dụng thể chất hoặc tình dục) rồi tạo ra hình ảnh tiêu cực về những người đứng trên bục giảng. Mặt khác, chính truyền thông đôi khi lại phớt lờ, xem nhẹ các trường hợp bạo lực tinh thần giữa giáo viên và học sinh và đồng thời luôn “cố” tạo ra hình ảnh tích cực về học sinh. Chưa dừng lại ở đó, các chuẩn mực xã hội cũng góp phần củng cố quan điểm trẻ em luôn đúng, đáng được thông cảm và giáo viên thì luôn sai, đáng bị khiển trách, xử phạt.

Cần triển khai nhiều biện pháp hạn chế

Hiện nay, đa phần các nhà giáo dục đồng ý rằng có một số cách mà các chính phủ, tổ chức và người dân có thể xem xét áp dụng để làm giảm thiểu tình trạng bạo lực này như:

  • Thực hiện các chính sách và luật bảo vệ, hỗ trợ cho cả giáo viên và học sinh khỏi bạo lực học đường; đồng thời đảm công bằng cho cả hai bên;
  • Phát triển và thực thi các qui tắc ứng xử và đạo đức nhằm xác định và điều chỉnh các hành vi và mối quan hệ phù hợp giữa giáo viên và học sinh;
  • Thiết lập và củng cố các cơ chế và hệ thống ngăn chặn, giám sát, báo cáo và ứng phó đối với các trường hợp bạo lực giữa giáo viên và học sinh, chẳng hạn như đường dây nóng, tư vấn, hòa giải, phân xử và xử phạt, v.v.;
  • Cung cấp và tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội học tập và giáo dục toàn diện và có chất lượng cho cả giáo viên và học sinh; thúc đẩy sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp;
  • Tổ chức và tham gia các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao sự hiểu biết, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, như đối thoại, hội thảo, hội thảo và trao đổi, v.v.;
  • Ghi nhận và khen thưởng những thành tựu và đóng góp của cả giáo viên và học sinh và tôn vinh sự đa dạng và độc đáo của các cá nhân.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tạiđây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Học Anh ngữ ở châu Á: Các yếu tố ảnh hưởng và chiến lược giảm căng thẳng

Thay đổi chương trình học: Cách tối ưu để giảm áp lực?