Thay đổi chương trình học: Cách tối ưu để giảm áp lực? 

Hiện nay, có thể nói rằng các tiêu chuẩn và đòi hỏi về thành tích học tập ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng tăng. Điều này đã tạo ra những áp lực nặng nề không chỉ cho phụ huynh, học sinh, giáo viên mà rộng ra là còn cho cả nhà trường và cho toàn xã hội.

Đi sâu hơn vào vấn đề này, dễ thấy là có nhiều nguyên nhân ở nhiều mức độ khác nhau nhưng chủ yếu là do các nguồn lực, hỗ trợ cho việc học tập đang thiếu hụt và ngày càng khan hiếm cũng như khó tiếp cận hơn. Học sinh phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn hơn trong việc đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của các bài kiểm tra, bài thi, bài tập, v.v. khác nhau trong khi lại có rất ít lựa chọn, cách thức để vượt qua những căng thẳng, áp lực học tập.

Suy nghĩ về các giải pháp hiện tại

Trước hết, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng việc giảm áp lực học tập cho học sinh là một việc đúng đắn, cấp thiết nhưng không nên thực hiện nó bằng mọi giá mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như việc giáo dục – đào tạo. Ví dụ như có rất nhiều ý kiến đề nghị giảm bớt số lượng các kì thi, các bài thi, các bài tập, v.v. về nhà cho học sinh; điều này không sai nhưng nó chưa chắc đã giải quyết được triệt để vấn đề khi lại gia tăng áp lực học tập lên các hình thức đánh giá khác như thuyết trình, tiểu luận, bài tập nhóm, v.v.. Hay như việc đưa quá nhiều môn vào chương trình học nhằm để học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn hơn thì cũng không phải là một giải pháp tệ thế nhưng vô hình trung nó lại khiến các em bối rối không xác định được mục tiêu của mình.

Trở lại thời chưa có Internet và công nghệ cao, việc học tập cũng chẳng hề dễ dàng và ít căng thẳng như nhiều người lầm tưởng. Học sinh dù ở thời nào cũng phải đối mặt với những thách thức và vấn đề riêng. Ví dụ, họ có thể ít được tiếp cận với thông tin và công nghệ hơn, ít đa dạng và lựa chọn hơn trong giáo dục, ít tự do và tự chủ hơn trong học tập cũng như ít được công nhận và đánh giá cao về cá tính và khả năng sáng tạo của mình nhưng áp lực học tập vẫn không dễ giải quyết hơn.

Do đó, trên thực tế, giải pháp cho áp lực học tập không phải là thay đổi cấu trúc chương trình giảng dạy mà là thay đổi văn hóa, tư duy của học sinh, phụ huynh, giáo viên và xã hội. Quả thật, áp lực học tập phần lớn là do những kỳ vọng và tiêu chuẩn phi thực tế và khắt khe áp đặt lên học sinh chẳng hạn như đạt điểm cao, vào được các trường đại học danh tiếng, lúc nào cũng phải xuất sắc như “con nhà người ta”, v.v.. Những kỳ vọng và tiêu chuẩn này thường dựa trên các thước đo thành công “hời hợt” bên ngoài mà không sâu sát, phù hợp với từng cá nhân và không mang đến những giá trị đích thực, động lực tích cực cho việc học tập của học sinh.

Một số biện pháp khả thi

Đối với phụ huynh và học sinh

Phụ huynh và học sinh phải cần tìm ra nguyên nhân và nhận biết các tác động xấu của áp lực học tập để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Cùng với đó, họ cần phát triển và duy trì những thói quen, thói quen lành mạnh như ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập thể dục và thư giãn thường xuyên. Cũng không quên chú trọng vào các kĩ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, tổ chức, sắp xếp thứ tự ưu tiên, đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề, v.v..

Về phần học sinh, các em cần được khuyến khích, hỗ trợ để theo đuổi đam mê và tài năng của mình thay vì tuân theo các yêu cầu, các chuẩn mực không phù hợp với bản thân để chiều lòng người khác. Các em xứng đáng được tạo những điều kiện tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình và xứng đáng được khen ngợi cũng như khen thưởng vì sự nỗ lực, tiến bộ của mình hơn là vì kết quả. Hãy giúp cho con trẻ tìm thấy được niềm vui, động lực trong học tập bằng việc khuyến khích, đề ra các mục tiêu vừa sức, đặt ra các thử thách cho các em biết học hỏi, tìm tòi, phát triển bản thân. Đừng biến các em trở thành những “cỗ máy” chỉ biết cắm đầu vào học để thỏa mãn ý muốn của người lớn và cũng đừng biến các em thành những kẻ huênh hoang, “cạnh tranh không lành mạnh” trong học tập.

Đối với nhà trường và giáo viên

Để hỗ trợ học sinh và phụ huynh, nhà trường và giáo viên có thể tạo ra và duy trì một môi trường văn hóa học tập tích cực, thân thiện, an toàn, vui vẻ, v.v.. Nơi mà ở đó sự đa dạng, sự khác biệt, cá tính của học sinh được coi trọng để các em có thể tự tin phát triển bản thân.

Nhà trường và giáo viên có trách nhiệm trong việc giảng dạy sao cho thật phù hợp; bảo đảm được chất lượng; đánh giá công bằng và phải hấp dẫn để tạo hứng thú cũng như động lực học tập cho học sinh. Thêm nữa, nhà trường và giáo viên cũng cần liên lạc và hợp tác chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc, dạy dỗ các em.

Đối với chính phủ, cơ quan quản lí giáo dục

Chính phủ, cơ quan quản lí giáo dục có thể giúp đỡ học sinh và phụ huynh bằng cách cung cấp, phân bổ kinh phí và nguồn lực đầy đủ, công bằng cho các chương trình, dịch vụ giáo dục và sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, thúc đẩy và hỗ trợ việc nghiên cứu, cải tiến trong giáo dục; lắng nghe những phản hồi, góp ý, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, giáo viên, v.v. để kịp thời xử lí, đưa ra các biện pháp nhanh chóng để giải quyết vấn đề.

Nhìn chung, việc thay đổi chương trình học cũng là một cách hiệu quả nhưng không phải là tối ưu để có thể giảm bớt áp lực học tập cho học sinh mà rất cần kết hợp thêm nhiều cách khác và có sự đồng lòng giữa phụ huynh, học sinh, giáo viên, nhà trường, chính phủ và các cơ quan quản lý giáo dục. Có thể nói, việc giảm áp lực học tập cho học sinh là một việc nên làm và cần được thực hiện sớm nhất có thể. Nó không chỉ có lợi cho sức khỏe tâm thần và tinh thần của họ mà còn cho kết quả học tập cũng như triển vọng nghề nghiệp sau này. Xa hơn, nó đảm bảo cho việc phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, góp phần nâng cao dân trí.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.