Tiếng Anh định hình sự nghiệp của thanh niên châu Á trong thời đại số như thế nào?

Giáo dục Anh ngữ đã và vẫn đang bùng nổ trên khắp châu Á. Được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghệ đang tái định hình lục địa đông dân nhất thế giới này, giáo dục Anh ngữ không còn dừng lại ở những mục tiêu giáo dục thông thường mà trở thành “tấm vé vàng” đưa học sinh châu Á đến với hàng ngàn cơ hội đắt giá để thoả sức phá vỡ ranh giới cũng như để tạo nên những thành tựu mới cho bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, đằng sau viễn cảnh tuyệt vời này lại là một thực tế phức tạp với nhiều điểm đáng bàn luận, đòi hỏi chúng ta phải xem xét cẩn thận những thách thức và đánh giá vai trò, ý nghĩa của giáo dục Anh ngữ ở châu Á. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Tiếng Anh rất tuyệt vời…

Nhìn chung, với nhiều thanh thiếu niên châu Á hiện nay, tiếng Anh đã không còn chỉ là một ngôn ngữ hay một môn học. Đây được xem như một công cụ phổ biến giúp họ tiếp cận một thế giới của cơ hội. Trong thế giới này, mọi biên giới đều bị xóa nhòa, tất cả mọi người có thể kết nối với nhau, làm việc cùng với nhau và thành công cùng với nhau. Việc “phổ cập tiếng Anh” không còn là một giấc mơ mà đã đang trở thành hiện thực tại nhiều quốc gia châu Á.

Ngày nay, một lập trình viên trẻ người Việt đang sinh sống tại Sài Gòn sôi động có thể gõ những dòng mã góp phần tạo ra một dự án trí tuệ nhân tạo đa ngôn ngữ tại Nhật Bản bất chấp hàng ngàn cây số khoảng cách địa lí. Hay một doanh nhân ở Indonesia có thể thuyết phục một chủ đầu tư ở Anh đầu tư cho dự án sáng tạo của mình mà không cần chu du nửa vòng Trái Đất. Những người này, họ đều sử dụng tiếng Anh để trao đổi, làm việc với nhau thông qua Internet, mọi thứ trơn tru như một giấc mơ của toàn nhân loại cách đây chỉ nửa thế kỉ. Vai trò của tiếng Anh trong thời đại này là không thể bàn cãi. Nó chắp cánh cho những thanh niên đầy tham vọng bước lên “sân khấu toàn cầu” dù họ xuất thân từ bất cứ đâu.

…nhưng thúc đẩy quá đà sẽ mang lại hậu quả

Đóng góp của tiếng Anh tới sự phát triển toàn cầu là điều rõ ràng. Tuy nhiên, có một nguy cơ tiềm ẩn mà sự phổ biến của tiếng Anh đem đến khiến không chỉ các nhà giáo dục mà các nhà cầm quyền cũng nên cân nhắc là đánh mất bản sắc văn hoá. Ngôn ngữ là dòng chảy văn hoá của một dân tộc. Việc đảm bảo sức sống của ngôn ngữ mình sẽ tránh làm suy yếu bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt ở một châu lục nổi tiếng với sự đa dạng văn hoá như châu Á. Bài toán tìm ra điểm cân bằng cho việc thúc đẩy giáo dục Anh ngữ sẽ khiến cho mọi nhà lãnh đạo phải đau đầu.

Dễ dàng nhận thấy với sự phát triển ồ ạt của giáo dục Anh ngữ tại Á châu, nhiều thanh thiếu niên không còn giao tiếp thuần tiếng mẹ đẻ mà sử dụng lẫn lộn với tiếng Anh trong giao tiếp thường nhật. Nhiều từ mượn đã lấn át và trở thành từ chính trong nhiều từ điển ở đây. Những từ bản địa sẵn có buộc lòng phải chú thích là từ cũ, ít dùng trong từ điển thể hiện sự xói mòn tính nguyên bản trong phát triển ngôn ngữ. Thư viện từ lóng được chế ra bởi giới trẻ không hề ít những từ ngữ được vay mượn, lắp ghép với tiếng Anh, tạo ra sự hoài nghi về những nỗ lực giữ sự trong sáng của ngôn ngữ bản địa. Những sản phẩm văn hoá đại chúng bắt buộc phải đi theo những làn sóng “tây hoá” nhằm thu hút sự ủng hộ từ giới trẻ và sinh lời nhiều hơn.

Trên thực tế, việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục giới trẻ thừa nhận và tôn vinh nét đẹp của tiếng mẹ đẻ và đảm bảo sự đa dạng ngôn ngữ của châu Á không phải là nhiệm vụ mới của các chính phủ và nền giáo dục, tuy nhiên lại chưa phát huy nhiều tác dụng. Các tổ chức và diễn đàn giáo dục châu Á cần nâng cao tầm quan trọng của văn hoá đa ngôn ngữ tại châu lục này để thúc đẩy nó trở thành lợi thế trong một thế giới toàn cầu hóa khi con người ta dù vẫn được cho phép tương tác với thế giới xung quanh nhưng không đánh mất bản sắc và di sản văn hóa độc đáo của họ.

Xu hướng xây dựng sự nghiệp của thanh niên châu Á trong tương lai gần

Các xu hướng lựa chọn nghề nghiệp và phát triển mới nhất của thanh niên châu Á trên thực tế không chỉ bị ảnh hưởng hay chi phối bởi tiếng Anh mà còn bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như những biến đổi từ toàn cầu hóa, các cuộc đổi mới công nghệ, tình hình ổn định kinh tế và những kỳ vọng của xã hội.

Trong tương lai gần, thanh niên châu Á được cho là vẫn sẽ có xu hướng phát triển sự nghiệp ở những đô thị lớn và hướng tới các đô thị hàng đầu châu lục và thế giới. Việc sở hữu trình độ tiếng Anh cao cho phép họ nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp họ dễ dàng được tuyển dụng hơn vào các đơn vị, tập đoàn quốc tế. Sự thông thoáng hơn trong đi lại cũng đem lại điều kiện thuận lợi cho họ trong việc lựa chọn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài.

Tuy nhiên, một số tác động từ việc cạnh tranh ngày một gay gắt hơn trong thị trường lao động quốc tế cũng tạo ra làn sóng tiêu cực. Tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng khi lực lượng lao động không thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao hơn. Xu hướng “sống nhanh, làm chậm”, “nằm im”, “né tránh va chạm”, “rời xa đô thị” của thế hệ Z cũng có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tới xu hướng xây dựng sự nghiệp của thanh niên châu Á trong tương lai.

Nhìn chung, tác động của giáo dục tiếng Anh lên việc định hình con đường sự nghiệp của thanh thiếu niên châu Á tương đối rõ. Tuy nhiên, nó vẫn cần cộng hưởng với những làn sóng phát triển xã hội khác. Thanh niên châu Á hoặc có thể vận dụng sức mạnh của tiếng Anh mà không đánh mất bản sắc độc đáo của mình hoặc có thể bị chính “làn sóng tiếng Anh” dìm xuống hoặc làm mất đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.

Dẫu sao, chỉ bản thân họ mới có thể đương đầu với chính những dòng chảy thay đổi của thế giới đầy biến động này. Trong thế giới đang bị chi phối mạnh mẽ từ toàn cầu hoá và cách mạng công nghệ số, nếu có thể khai thác tiềm năng từ tiếng Anh, thanh niên châu Á hoàn toàn có thể góp phần giải quyết các thách thức vĩ mô và tạo ra một tương lai bền vững hơn cho chính họ và những người khác.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Tại sao du học ngày càng trở nên phổ biến hơn?

Xu hướng gia tăng của tầng lớp trung lưu và tác động của nó tới thị trường giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam