Xu hướng gia tăng của tầng lớp trung lưu và tác động của nó tới thị trường giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam

Giai đoạn gần đây, nhiều nhà phân tích, học giả thường xuyên chia sẻ về xu hướng gia tăng của tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam. Điều này được cho là đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế đất nước. Tầng lớp trung lưu được định nghĩa là các hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 11 đến 30 ngàn đô la Mĩ (khoảng 260 đến 700 triệu đồng) tính theo sức mua tương đương (PPP). Bên cạnh đó, thị trường giáo dục là một lĩnh vực khác đang có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh tại nơi làm việc và trong giáo dục, ngày càng có nhiều phụ huynh Việt Nam tìm cách để tạo cho con mình một lợi thế cạnh tranh.

Tầng lớp trung lưu gia tăng cho thấy người dân dần trở nên giàu có hơn (chứng minh sức mạnh của nền kinh tế đất nước). Dễ thấy, khi có cuộc sống đầy đủ hơn, người dân sẽ mạnh dạn chi tiêu hơn. Họ có nhiều nhu cầu hơn, tiêu nhiều tiền hơn, và kích thích tăng trưởng kinh tế cả nước, nhờ đó tạo ra các việc làm mới. Và tất nhiên, người dân cũng sẽ quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào y tế và giáo dục.

Bước chuyển mình tích cực

Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu là một bước phát triển tích cực đối với Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cho thấy đất nước đang trở nên thịnh vượng hơn và người dân đang được hưởng mức sống cao hơn. Nó cũng mang đến những cơ hội mới cho các doanh nghiệp và doanh nhân

Tầng lớp trung lưu đang gia tăng tại Việt Nam đang tác động đáng kể đến thị trường nhượng quyền thương mại. Với thu nhập khả dụng ngày càng tăng, nhóm người tiêu dùng này đang tìm kiếm các thương hiệu và sản phẩm nước ngoài mang lại cho họ chất lượng cuộc sống cao hơn. Điều này đang tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhượng quyền có thể thâm nhập vào thị trường này. Bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thu hút nhóm người tiêu dùng này, các doanh nghiệp nhượng quyền có thể thâm nhập vào một thị trường đang phát triển với sức mạnh chi tiêu đáng kể.

Theo báo cáo của Euromonitor International, tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 13 triệu năm 2016 lên 44 triệu vào năm 2030. Một số yếu tố đang thúc đẩy sự tăng trưởng này, bao gồm tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và trình độ học vấn ngày càng tăng. Khi tầng lớp trung lưu phát triển, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm cao cấp, thời trang, giải trí và du lịch.

Với xu thế ngày càng tăng của sức mạnh chi tiêu, ngành nhượng quyền thương mại cũng đang hưởng lợi không nhỏ. Được coi như ngôi sao trong tương lai của kinh tế Việt, ngành nhượng quyền cùng những tên tuổi đến từ trong và ngoài nước đang thu hút sự quan tâm, yêu thích của tầng lớp trung lưu và tăng trưởng mạnh mẽ hơn sau mỗi năm. Ví dụ, ngành thức ăn nhanh đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng trung lưu tìm kiếm các lựa chọn ăn uống tiện lợi và giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, cũng có một số thách thức mà các doanh nghiệp nhượng quyền cần lưu ý. Một trong số đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong thị trường nhượng quyền. Khi ngày càng có nhiều thương hiệu nước ngoài gia nhập thị trường, các doanh nghiệp nhượng quyền cần tìm cách để tạo sự khác biệt so với đối thủ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thốn về cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu ở một số vùng của Việt Nam cũng là một thách thức lớn.

Các ngành hưởng lợi ích nhiều nhất

Nhìn chung, hầu hết các ngành công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả ngành nhượng quyền thương mại đều đang có những sự tăng trưởng mạnh mẽ cho riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có thể điểm ra một vài ngành chính đang hưởng lợi ích nhiều nhất từ xu hướng gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.

Ngành trà – cà phê

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Đây được coi là mặt hàng vàng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiển nhiên ở một quốc gia mạnh về cà phê, ngành trà – cà phê trong nước là một thị trường bùng nổ và sôi động.

Nếu giai đoạn trước dễ dàng thấy được sự phân hoá về sở thích của người dân (cà phê ở miền Nam, trà ở miền Bắc) thì giai đoạn này chúng ta có thể nhận thấy cả trà và cà phê được yêu thích ngang nhau ở cả hai miền. Hàng chục chuỗi trà – cà phê trong nước mọc lên như nấm, bao phủ khắp các con đường lớn nhỏ tại hai đô thị hàng đầu là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, trở thành những rào cản kiên cố khiến các chuỗi nước ngoài dù đình đám đến đâu cũng bị chặn đứng và mất rất nhiều thời gian để mở rộng, điển hình như Starbucks. Starbucks sau giai đoạn khó khăn phần nào đã tìm được vị trí tại thị trường Việt, tuy nhiên còn rất khiêm tốn so với tiềm lực của hãng.

Xu hướng tăng của tầng lớp trung lưu dự báo về sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng trà – cà phê khi người dân trở nên thoải mái hơn khi chi tiêu cho một cốc trà hay cà phê của mình.

Ngành thức ăn nhanh

Trái lại với ngành trà – cà phê, ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam hoàn toàn bị các thương hiệu nước ngoài thống trị. Phát triển rất nhanh chóng bởi sự cạnh tranh nảy lửa bởi các chuỗi đến từ các quốc gia khác nhau, hàng trăm, hàng nghìn cửa hàng của Lotteria, Jollibee, KFC, v.v. bao phủ khắp các thành phố lớn.

STTThương hiệuQuốc giaƯớc tính thị phần
1LotteriaHàn Quốc9%
2KFC8.5%
3Pizza Hut6.5%
4JollibeePhilippines5.5%
5Burger King4.5%

Thực chất, sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam trong mảng thức ăn nhanh được lí giải cốt lõi bởi thói quen và sở thích ăn uống hè phố của người Việt. Ẩm thực hè phố Việt rất phong phú, người dân không quá mặn mà với các món ăn nhanh có giá cả cao của phương Tây trong giai đoạn trước. Vì vậy, không nhiều doanh nhân Việt muốn tham gia đường đua này. Điều đó dẫn tới việc thị trường trở nên rộng mở hơn cho các thương hiệu nước ngoài, họ chi tiêu mạnh bạo trong mảng tiếp thị, cạnh tranh dữ dội khiến cho độ nhận diện rất cao, việc đấu lại với họ khi tham gia thị trường muộn hơn hẳn sẽ trở nên rất khó khăn.

Khi tầng lớp trung lưu tăng lên trong xã hội, ngành thức ăn nhanh được cho là sẽ nở rộ hơn nữa khi người trẻ trở nên yêu thích sự thuận tiện của thức ăn nhanh và không ngần ngại chi tiền cho các bữa ăn của mình.

Ngành bán lẻ

Khi người dân trở nên thoáng tay trong mua sắm hơn, ngành bán lẻ chắc chắn sẽ bùng nổ. Thị trường bán lẻ của Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt bởi cả các thương hiệu nước ngoài lẫn trong nước. Các tên tuổi lớn trong nước như Saigon Co.Op hay VinMart cạnh tranh khá tốt với các thương hiệu nước ngoài như Lotte Mart (Hàn Quốc) hay Aeon (Nhật Bản).

Mảng công nghệ, điện máy cho thấy sự thống trị của các thương hiệu Việt, như Điện máy xanh, MediaMart, Pico. Trong khi mảng thời trang đa dạng hơn khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ cả các thương hiệu trong nước và nước ngoài như Việt Tiến, Blue Exchange, Canifa, Zara, H&M, Uniqlo, v.v.

Về thương mại điện tử, chiếc bánh này trở nên ngon lành hơn nhờ hiệu ứng của đại dịch COVID-19. Đang bị những “đại gia” Singapore là Shopee và Lazada thống trị, thị trường này được các chuyên gia nhận định sẽ khó có cơ hội cho các thương hiệu Việt thắng thế lại trong những năm tới bởi tiềm lực tài chính yếu kém hơn cũng như kinh nghiệm quản lí không nhiều.

Ngành giáo dục tiếng Anh

Ngành giáo dục tiếng Anh là một lĩnh vực khác đang có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tiếng Anh tại nơi làm việc và trong giáo dục, ngày càng có nhiều phụ huynh Việt Nam tìm cách để tạo cho con mình một lợi thế cạnh tranh. Điều này tạo cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp nhượng quyền cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Anh.

Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, sẽ có càng nhiều người học tiếng Anh có thể tiếp cận các chương trình dạy Anh ngữ chất lượng cao, từ đó cải thiện điểm năng lực tiếng Anh của toàn dân trên bảng xếp hạng thế giới.

Một số trường Anh ngữ nước ngoài đã mở nhượng quyền tại Việt Nam trong những năm gần đây. Những trường này cung cấp nhiều chương trình khác nhau, từ tiếng Anh tổng quát đến tiếng Anh thương mại, luyện thi. Họ cũng cung cấp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, từ hướng dẫn trong lớp học truyền thống đến học tập trực tuyến.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.