Thế nào là chronoworking? Vì sao nó lại là xu hướng làm việc hot nhất hiện nay?
Xu hướng làm việc thời gian linh hoạt (hay còn được biết đến với thuật ngữ tiếng Anh là chronoworking) rộ lên trong thời gian qua đang gây chú ý mạnh mẽ khi được nhiều chuyên gia nhận định là “lành mạnh” và “đem lại hiệu suất cao” và dự đoán sẽ là một cuộc cách mạng giúp thay đổi bộ mặt đời sống công sở.
Thế nào là chronoworking?
Được chú ý hơn kể từ sau đại dịch, khi mọi người dần quen thuộc với phong cách làm việc từ xa và trực tuyến, làm việc thời gian linh hoạt (chronoworking) trở thành một trong những điểm cộng cho nhiều công ti trong việc thu hút nhân sự. Quay ngược lại khoảng thời gian kết thúc giãn cách xã hội và áp dụng “bình thường mới” tại khắp nơi trên thế giới, nhiều báo cáo ghi nhận hiện tượng “không muốn trở lại văn phòng” của một bộ phận lớn người lao động. Mô hình “9 đến 5” ra đời từ thế kỉ XIX bỗng chốc trở nên quá đỗi lỗi thời và không còn phù hợp.
Theo giải thích của nhiều chuyên gia, làm việc thời gian linh hoạt là một thuật ngữ mô tả mô hình làm việc được tuỳ biến thời gian theo nhịp sinh học tự nhiên hoặc biến động của “đồng hồ sinh học” của nhân viên. Mô hình này dựa trên lí thuyết về biến động năng suất lao động cá nhân trong ngày, khi mà mỗi người lại có khung thời gian năng suất khác nhau bởi đặc điểm khác nhau của nhịp sinh học cơ thể. Có những người tỏ ra năng suất nhất khi làm việc vào buổi sáng hay ban ngày nhưng cũng có những người tỏ ra năng suất nhất khi làm việc vào buổi tối hay ban đêm. Và việc cho phép họ được làm việc vào đúng khung giờ năng suất này sẽ giúp tăng năng suất lao động cho họ, từ đó không chỉ cải thiện hiệu quả làm việc mà còn tăng chỉ số hạnh phúc, giúp họ hài lòng và gắn kết với công việc hơn.
Ngoài ra, nhiều báo cáo cho thấy mô hình làm việc thời gian linh hoạt cũng đem lại hiệu quả trong việc gia tăng năng lực sáng tạo, thúc đẩy sản sinh động lực lao động, giảm căng thẳng, cải thiện hiện tượng mệt mỏi kéo dài, thậm chí kiệt sức về thể chất và tinh thần. Nói cách khác, mục đích của làm việc thời gian linh hoạt trao quyền cho người lao động tự cân bằng cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp để họ tự do làm chủ lối sống của mình.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể hiểu rằng làm việc thời gian linh hoạt không chỉ đem lại những lợi ích, chính việc phá vỡ mô hình “9 đến 5” truyền thống cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức. Đơn cử như mô hình này cản trở sự giao tiếp, phối hợp làm việc giữa các nhân viên, nhất là khi họ ở chung nhóm và thời gian làm việc quá khác nhau, thậm chí là đối lập. Ngoài ra, khi áp dụng làm việc thời gian linh hoạt có thể trở nên bất tiện hay bất khả thi đối với những ngành nghề đòi hỏi sự ổn định về mặt thời gian hay phải thường xuyên giải quyết nhanh như dịch vụ khách hàng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, v.v.. Bên cạnh đó, rắc rối trong khâu quản lí thời gian khi áp dụng làm việc thời gian linh hoạt cũng có thể đem lại hệ quả sụt giảm hiệu suất quản lí khi mà các chuẩn mực và qui tắc truyền thống theo dõi và đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên.
Chronoworking trên thế giới
Hiện nay, có thể điểm danh một vài công ti lớn trên thế giới hiện đang triển khai làm việc thời gian linh hoạt (chronoworking) như Dropbox, Canva và Flexa. Tại các công ti này, những bộ phận khác nhau sẽ được cho phép tuân theo các mô hình làm việc khác nhau.
Như tại Dropbox, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây này cho phép nhân viên của mình lựa chọn khung giờ riêng để làm việc miễn là họ đảm bảo có mặt trong các giờ làm việc chính và sẵn sàng tham gia các cuộc họp hay đi công tác vào các khung giờ khác. Bằng cách cho phép nhân viên của mình được tự do hơn, Dropbox báo cáo sự gia tăng trong hiệu suất của họ, đồng thời đã thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài từ các múi giờ, hoàn cảnh sống khác nhau và thúc đẩy văn hóa đổi mới và tinh thần sáng tạo.
Tương tự, tại Canva, nhà cung cấp nền tảng thiết kế đồ họa này cũng cho phép nhân viên được làm việc theo thời gian tuỳ chọn. Nhân viên của Canva được tự do làm việc khi họ cảm thấy hiệu quả và sáng tạo nhất trong ngày nhằm tối ưu hiệu suất làm việc và giảm thiểu căng thẳng, cũng như tăng sự gắn kết với môi trường. Canva cho biết: sản phẩm của hãng dựa trên nhiều yếu tố sáng tạo mà cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, miễn là nhân viên có thể tận dụng sự tự do của họ và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng thì họ có thể được trao quyền nhiều hơn.
Flexa là nhà cung cấp nền tảng việc làm có trụ sở tại Vương quốc Anh (chuyên kết nối các cơ hội làm việc thời gian linh hoạt với người lao động) hiển nhiên cũng cho phép nhân viên của mình thực hành mô hình làm việc này. Với việc thực hiện triết lí linh hoạt từ ngay cái tên của mình, nhân viên của Flexa làm việc theo khung thời gian lựa chọn của mình; điều này giúp cho điểm khảo sát động lực và gắn kết của họ luôn ở mức cao như báo cáo hiệu suất làm việc. Flexa mong muốn sứ mệnh của họ có thể đem tới nhiều hơn nữa những cơ hội làm việc thời gian linh hoạt tới với thật nhiều người, cũng như lan toả mô hình làm việc thời gian linh hoạt này tới với nhiều hơn nữa các công ti khác tại Anh và trên thế giới.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Việt Nam có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình như thế nào?
Cắt giảm trong im lặng: Xu hướng mới trong cắt giảm nhân sự?