Hậu COVID-19: Những tác động của suy thoái kinh tế đến việc đầu tư giáo dục

Dễ thấy đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực mạnh mẽ của nó lên kinh tế, du lịch, đầu tư và y tế toàn cầu. Tuy nó đã cơ bản được kiểm soát nhưng nền kinh tế toàn cầu lại đang trải qua một cơn suy thoái nặng nề. Các dự đoán về GDP toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cho thấy sự ảm đạm sẽ tiếp tục kéo dài trong một vài năm tới. Đây được cho là thảm họa kinh tế thế giới nặng nề nhất kể từ Thế chiến II. Sự phục hồi kinh tế được dự đoán là sẽ có tốc độ khác nhau giữa các quốc gia và khu vực, tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của các chính sách cũng như điều kiện của từng nơi mà các nhà lãnh đạo quyết định.

Bên cạnh đó, giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực bị chi phối và ảnh hưởng sâu sắc từ tốc độ phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về những biến động của ngành giáo dục tại một số quốc gia tiêu biểu trên toàn thế giới giai đoạn trong và sau đại dịch.

Sau khi GDP kinh tế Mĩ suy giảm 3,5% vào năm 2020 (kết quả tệ nhất kể từ năm 1946) chính phủ Mĩ đã thực hiện một số gói kích thích tài chính trị giá khoảng 5,3 nghìn tỉ đô la Mĩ để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp cũng như chính quyền tiểu bang và địa phương. Cục Dự trữ Liên bang Mĩ (Fed) cũng đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và mở rộng các cơ chế cho vay và mua tài sản để duy trì thị trường tài chính và dòng tín dụng. Những chính sách này đã giảm nhẹ cú sốc kinh tế và thúc đẩy quá trình phục hồi nhưng cũng làm gia tăng thâm hụt tài chính và nợ công lên mức chưa từng thấy. Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Mĩ sẽ tăng trưởng 3,5% vào năm 2021 và 3,3% vào năm 2022.

Hoạt động kinh doanh giáo dục ở Mĩ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, khi nhiều trường học buộc phải chuyển sang mô hình học trực tuyến hoặc kết hợp, đồng thời giảm tuyển sinh, học phí và các khoản thu phụ trợ khiến cho lợi nhuận giảm sút nặng nề. Tuy được chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính, ngành giáo dục Mĩ hay cụ thể hơn là các đơn vị kinh doanh dịch vụ giáo dục đã phải chật vật và vẫn đang từng bước đối mặt với những khó khăn đến từ thâm hụt ngân sách, thiếu người học và nguy cơ đóng cửa.
Trung Quốc

Là nền kinh tế đầu tiên hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch, với các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu tác động hiệu quả, Trung Quốc cũng là nền kinh tế phục hồi đầu tiên. Tăng trưởng 2,3% vào năm 2020, đây là nền kinh tế lớn duy nhất tránh được tình trạng suy thoái trong năm 2020. Chính phủ Trung Quốc đã công bố nhiều chính sách khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế, như giảm thuế, chi tiêu cơ sở hạ tầng, nới lỏng tín dụng và bảo trợ xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) có cái nhìn tương đối tích cực với triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc khi tăng trưởng 7,9% vào năm 2021 và 5,2% vào năm 2022.

Cũng như các quốc gia khác, hoạt động kinh doanh giáo dục ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch vì nhiều trường học hoặc cắt giảm hoạt động hoặc chuyển qua dạy học trực tuyến. Để hỗ trợ ngành giáo dục, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số gói trợ cấp và khoản vay dành riêng cho ngành này. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tư nhân vẫn tỏ ra khó khăn trong việc trụ vững trên thị trường bởi những khó khăn tài chính và rào cản pháp lí liên quan.
Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản giảm 4,8% vào năm 2020, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Để cứu nền kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một số gói kích thích tài chính với tổng giá trị tới khoảng 60% GDP để hỗ trợ thu nhập, chăm sóc sức khỏe cho người dân và đầu tư công. Ngân hàng Nhật Bản cũng duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp, với lãi suất âm, kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản. Những chính sách này đã làm giảm bớt tác động kinh tế của đại dịch nhưng chúng cũng khiến thâm hụt tài chính và nợ công leo thang lên mức cực cao. Trước những chuyển biến bất lợi của kinh tế Nhật, Ngân hàng Thế giới (WB) không có cái nhìn khả quan về nền kinh tế Nhật Bản (tăng trưởng 2,5% vào năm 2021 và 1,3% vào năm 2022).

Hoạt động kinh doanh giáo dục ở Nhật Bản đình đốn khi nhiều trường học buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động do động thái chậm trễ trong triển khai phương án giảng dạy trực tuyến và truyền hình. Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng cứu ngành giáo dục bằng các khoản tài trợ và cho vay dành riêng cho ngành, tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục vẫn không thể hoạt động ổn định và đành phải cắt giảm số lượng tuyển sinh, chứng kiến tình trạng thất thu và suy giảm về chất lượng giáo dục.
Đức

Tương tự Nhật Bản, nền kinh tế Đức cũng có kết quả thấp nhất kể từ năm 2009 khi suy giảm 5% vào năm 2020. Để vực dậy, chính phủ Đức đã thực hiện một số gói kích thích tài chính với tổng giá trị vào khoảng 30% GDP để hỗ trợ thu nhập, chăm sóc sức khỏe cho người dân và đầu tư công. Để giúp đỡ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ với lãi suất âm, mua tài sản và các cơ chế cho vay. Những chính sách này đã giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi, nhưng chúng cũng làm tăng thâm hụt tài chính và nợ công của Đức lên đáng kể. Ngân hàng Thế giới (WB) cho nền kinh tế Đức sẽ duy trì được độ ổn định khi tăng trưởng 3,6% vào năm 2021 và 3,9% vào năm 2022.

Và cũng không là ngoại lệ, hoạt động kinh doanh giáo dục ở Đức bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch do nhiều trường học chuyển sang mô hình học tập trực tuyến hoặc học kết hợp. Chính phủ Đức cũng như những chính phủ khác, cố gắng cung cấp một số hỗ trợ tài chính dành riêng cho ngành giáo dục, nhưng phần lớn các cơ sở giáo dục không thoát khỏi cảnh vật lộn với những hạn chế về ngân sách, buộc phải cắt giảm nhân sự hàng loạt và gặp rắc rối trong việc duy trì chất lượng giáo dục.
Ấn Độ

Năm 2020, kinh tế Ấn Độ suy giảm tới 7,3% mức thấp nhất kể từ năm 1979. Sau khi chính phủ nước này quyết định áp dụng một số gói kích thích tài chính trị giá khoảng 15% GDP để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các bang, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã giảm lãi suất và mở rộng thanh khoản cũng như triển khai thêm các biện pháp điều tiết để duy trì thị trường tài chính và dòng tín dụng. Tuy những chính sách này đã làm giảm tác động kinh tế của đại dịch, nhưng chúng cũng khiến thâm hụt tài chính và nợ công nước này leo thang. Ngân hàng Thế giới cho rằng kinh tế Ấn Độ sẽ chưa thể ổn định khi tăng trưởng 5,4% vào năm 2021 và 5,2% vào năm 2022.

Chịu chung số phận với ngành giáo dục toàn cầu, hoạt động kinh doanh giáo dục ở Ấn Độ trong đại dịch bị ảnh hưởng nặng khi nhiều trường học buộc phải đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến. Với tác động không cao, các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ không được đánh giá cao và rất nhiều cơ sở giáo dục đã phải vật lộn với khó khăn tài chính, gây ra hiện tượng sa thải và đóng cửa hàng loạt.
Việt Nam

Dù chỉ tăng trưởng 2,9% vào năm 2020 (mức thấp nhất kể từ năm 1986), Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế có thành tích tốt nhất trong khu vực và châu lục. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khác nhau nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đại dịch, củng cố sức mạnh nền kinh tế qua các cải cách cơ cấu. Những chính sách kích thích tài khóa, nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ tín dụng tạo ra nhiều thuận lợi cho các hoạt động thương mại và chuyển đổi kĩ thuật số. Ngân hàng Thế giới (WB) chia sẻ nhiều dự đoán tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam khi tăng trưởng 6,6% vào năm 2021 và 6,5% vào năm 2022.

[wpcc-iframe allowfullscreen=”allowfullscreen” height=”314″ src=”https://www.youtube.com/embed/1zfd3z6e8as?si=xhhMi0ii1eK2k975″ width=”560″]

Tuy bị ảnh hưởng trầm trọng bởi đại dịch và cũng chứng kiến nhiều đơn vị kinh doanh lao đao, phá sản và đóng cửa, hoạt động kinh doanh giáo dục ở Việt Nam vẫn được nhìn nhận là có tiềm năng phát triển cao. Những trợ cấp, khoản vay, ưu đãi dành riêng cho ngành giáo dục được chính phủ Việt Nam đưa ra đã phần nào hỗ trợ được cho ngành dù tốc độ giải ngân chưa cao.

Có thể thấy tuy cũng áp dụng những chính sách tương đồng, hiệu quả ở các thị trường khác nhau lại có sự khác nhau do phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Trong khi một vài biện pháp nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy tăng trưởng ngay lập tức thì những biện pháp khác nhằm bảo vệ nền tảng tài chính lại có thể cản trở quá trình phục hồi.

Tuy vậy, việc hỗ trợ có mục tiêu cho các nhóm ngành dễ bị tổn thương là đặc biệt quan trọng để giảm bớt những hậu quả tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Nhìn chung, khả năng vượt qua cơn bão này của các nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các biện pháp can thiệp chính sách, mạng lưới an toàn xã hội và sự sẵn sàng đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng cho một tương lai phát triển bền vững.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Xu hướng giáo dục quan trọng bối cảnh hậu COVID-19

Vì sao cần đầu tư cho giáo dục Anh ngữ tại Việt Nam?