Giáo dục Anh ngữ ở Việt Nam vẫn đang phát triển
Sự phát triển và phổ biến của tiếng Anh trên toàn cầu đã giúp cho ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ quốc tế và là công cụ cũng như phương tiện đắc lực cho người lao động trong xu thế toàn cầu hoá. Những động thái khuyến khích, tăng cường đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực của chính phủ mang lại ngày một nhiều hơn những cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế cho lực lượng lao động Việt Nam. Người lao động ngày nay đã dễ dàng tiếp cận với những cơ hội việc làm tại những quốc gia khác nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ đến từ đà phát triển kinh tế toàn cầu và xu hướng dân số già trên thế giới. Việc thành thạo Anh ngữ không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến mà còn giúp người lao động tự tin, chủ động học hỏi để tiếp tục hoàn thiện bản thân trong những môi trường mới.
Nhưng giáo dục Anh ngữ ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Đơn cử là việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam. Dễ thấy tình trạng xem tiếng Anh chỉ là một môn học đối phó vẫn còn khá phổ biến. Rất nhiều học sinh cảm thấy nhàm chán, áp lực khi học tiếng Anh và có suy nghĩ rằng đây là môn học không cần thiết, nhất là những em theo khối kĩ thuật, tự nhiên… Thêm nữa, những thiếu sót về chuyên môn của giáo viên Anh ngữ cũng là một trong những lý do quan trọng khiến cho chất lượng giáo dục Anh ngữ ở mức thấp. Ngoài ra, giáo trình nặng lý thuyết; điều kiện vật chất không đạt chuẩn cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm hiệu quả học tập. Những kỹ năng bị đánh giá là tệ nhất của học sinh, sinh viên Việt là nghe và nói.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với mức đầu tư 10 nghìn tỉ đồng cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cho thấy nhiều biến chuyển và chưa đạt được mức kỳ vọng sau hơn 10 năm triển khai. Nhìn vào thành tích của học sinh cả nước trong bài thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT năm 2021, có thể thấy đa phần học sinh chỉ đạt 4-6 điểm. Ngoài ra, chất lượng dạy và học tiếng Anh chênh lệch rất lớn giữa nông thôn, miền núi với thành thị; chưa kể điểm thi tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo báo cáo năm 2020 của Education First (EF) – một tổ chức giáo dục lớn đến từ Thuỵ Điển – Việt Nam xếp gần cuối trong nhóm có mức độ thành thạo Anh ngữ trung bình (65/100) và tụt hạng 5 năm liên tiếp kể từ năm 2015.
Giáo dục Anh ngữ ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng
Ngày càng có nhiều phụ huynh coi trọng việc học Anh ngữ của con em mình và quyết định đầu tư nhiều hơn cho việc học. Những thương hiệu giáo dục Anh ngữ quốc tế cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn với độ phủ rộng khắp cùng chi phí học cạnh tranh, có thể kể đến những cái tên lớn như VUS (Anh văn Hội Việt-Mỹ), Apollo, Hội đồng Anh (British Council), Yola, Language Link, ila,… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu vực chưa được chú trọng và có nhiều thị trường ngách chừa chỗ cho những thương hiệu mới khai thác. Điều này khiến cho “miếng bánh thị trường” giáo dục Anh ngữ vẫn còn nhiều hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi tham gia.
Dân số Việt Nam hiện vào khoảng 94 triệu và đang ở “giai đoạn vàng,” thị trường giáo dục Anh ngữ được đánh giá là khốc liệt nhưng béo bở với số lượng học sinh, sinh viên nằm ở mức 23,5 triệu. Dù bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19, thị trường vẫn ghi nhận mức tăng doanh thu trong năm đầu dịch bệnh và chỉ giảm trong năm tiếp theo do các chính sách siết chặt của chính phủ. Với giá trị ước đạt 7,6 triệu đô, thị trường giáo dục Anh ngữ ở Việt Nam vẫn được đánh giá là tiềm năng và đang trên đà phục hồi.
Chứng kiến dòng vốn đổ vào thị trường này không có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ ở các thành phố lớn, các thương hiệu giáo dục Anh ngữ quốc tế thu hút sự chú ý khi liên tiếp đón dòng vốn ngoại và mở rộng mạng lưới hoạt động. Theo báo cáo nửa đầu năm 2021, hơn một nửa trong số các dự án FDI được cấp phép trong lĩnh vực giáo dục thuộc về các trung tâm ngoại ngữ, với mức vốn đầu tư dưới 100 nghìn đô. Trong khi đó, vào năm 2020, có ít nhất 30 dự án đào tào ngoại ngữ do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư được cấp phép, chủ yếu là các trung tâm Anh ngữ. Các tập đoàn giáo dục quốc tế được cho là vẫn tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mở rộng hệ thống trung tâm Anh ngữ tại các tỉnh thành. Chiến lược tăng độ phủ trên thị trường Việt Nam sẽ giúp các tập đoàn có thêm các cơ hội đầu tư kinh doanh mới trên toàn châu Á.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
– Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
– Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
– Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.