Dạy ngoại ngữ cho người lớn và trẻ em: Thách thức và Cơ hội

Dễ thấy việc giảng dạy ngoại ngữ cho trẻ em và người lớn sẽ đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau. Trẻ em với năng lực tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn sẽ không cần nhiều các chỉ dẫn chi tiết và hướng dẫn thực hành rõ ràng như người lớn. Còn với người lớn, để có thể giúp được người học, người dạy bắt buộc phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như sử dụng các học cụ, học liệu phù hợp với đặc tính và nhu cầu của người học.

Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho trẻ em và người lớn khác nhau ra sao?

Nhìn chung, có một vài điểm khác biệt chính mà người dạy cần lưu ý khi giảng dạy ngoại ngữ cho trẻ em và người lớn.

Trẻ emNgười lớn
Thường không có lí do rõ ràng để học tậpThường có lí do rõ ràng để học tập
Cần được khuyến khích nhiều hơn để có động lực học tập và cần có sự kèm cặp của giáo viênĐộc lập và có trách nhiệm với việc học của mình hơn
Khả năng tập trung ngắn, cần được kích thích đa chiều để có niềm vui học tậpKhả năng tập trung cao hơn, thường chủ động tìm kiếm các học liệu
Thoải mái phạm sai sót trong học tập, thường tự tin khi học hơnThường không thoải mái khi mắc lỗi, trở nên e dè hơn khi mắc lỗi liên tục
Phản ứng tốt hơn khi tiếp xúc với các hoạt động thể chất, hình ảnh, âm thanhPhản ứng tốt hơn khi tiếp xúc với nội dung đọc – viết, thảo luận

Dựa vào các khác biệt này, người dạy có thể lựa chọn các cách tiếp cận phù hợp nhằm giúp người học đạt được hiệu quả tiếp thu cao hơn trong mỗi tiết học, từ đó có thêm động lực học tập và việc học sẽ hiệu quả hơn.

Một vài lời khuyên xây dựng chương trình học ngoại ngữ cho trẻ em và người lớn

Để giúp người học vượt qua những rào cản trong quá trình học ngoại ngữ, giáo viên nên cân nhắc một vài giải pháp được các chuyên gia giảng dạy ngôn ngữ trong hội nghị giảng dạy tiếng Anh (ELT) 2023 chia sẻ sau đây.

Đối với người học là trẻ em, điều quan trọng là tạo ra môi trường phát triển ngôn ngữ tự nhiên nhất có thể, từ việc tối đa hoá thời gian tiếp xúc với người bản xứ hoặc tiếp cận các nguồn tài nguyên như sách, phương tiện truyền thông hoặc chương trình trực tuyến.

Một điểm quan trọng mà người dạy cần lưu ý là phải liên tục động viên trẻ và tạo cho các em có cơ hội nhận thấy mối tương quan giữa việc học ngoại ngữ và các hoạt động mà mình yêu thích như kết bạn, khám phá những nền văn hóa mới hoặc đơn giản chỉ là vui chơi. Việc đưa ra những phản hồi tích cực, mang tính hỗ trợ và mang tính xây dựng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng khi các em thường xuyên mắc lỗi và có thể khó sửa chữa chúng trong thời gian ngắn.

Đối với người học là người lớn, môi trường học tập phù hợp lại cần thoải mái và mang tính hỗ trợ cao, giúp họ có nhiều nhất các cơ hội thực hành mà không bị đánh giá hay chỉ trích. Việc cho phép họ có thể quản lý thời gian học của mình thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ học tập thực tế hay lên lịch các buổi học theo lịch trình cá nhân để tối đa hoá năng suất sử dụng thời gian rảnh rỗi cũng là điểm cộng vô cùng lớn giúp người học người lớn duy trì được việc học của mình.

Các hoạt động mà người học người lớn thường quan tâm là ôn tập và thực hành một cách tự nhiên và cởi mở. Cái khó là người dạy sẽ cần giúp cho họ có thể nắm bắt các kiến thức, quy tắc ngoại ngữ mà không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào tiếng mẹ đẻ của họ hay những quan niệm sẵn có của họ về ngoại ngữ. Vì đã trưởng thành, người lớn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả với bản thân mình, do đó việc tư vấn và hỗ trợ họ cần được ưu tiên hàng đầu trước khi thực sự bắt đầu giảng dạy.

Các xu hướng công nghệ mới trong giảng dạy ngoại ngữ cho trẻ em và người lớn

Thực tế mà nói, thời đại mới với hàng loạt các công nghệ giáo dục tân tiến hoàn toàn có thể nâng cao hiệu suất học tập ngoại ngữ cho người học, bất kể họ là trẻ em hay người lớn. Trải nghiệm học tập của họ hoàn toàn có thể được cải tiến theo nhiều cách khác nhau mà người dạy và các tổ chức giáo dục cần cân nhắc và xem xét áp dụng nhằm nâng cấp chất lượng sư phạm.

“Game” hoá (Gamification)

Xu hướng này sử dụng các yếu tố và cơ chế trò chơi để cải thiện động lực, sự tham gia và kết quả học tập của người học bằng cách cung cấp cho họ cơ hội tương tác, cạnh tranh, hợp tác và vui chơi.

Các ứng dụng này có thể gia tăng động lực, khả năng giữ chân người học bằng cách trao cho họ những phần thưởng ảo và các ưu đãi khác. Người học được thúc đẩy khả năng sáng tạo, hợp tác và giải quyết vấn đề thông qua những thử thách, nhiệm vụ, kịch bản hoặc câu chuyện trong ứng dụng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể cá nhân hóa việc học bằng cách lựa chọn tốc độ, hướng đi và điều chỉnh mục tiêu cho riêng mình, đồng thời nhanh chóng phản hồi và tìm kiếm sự hỗ trợ trực tuyến ngay lập tức nhằm đạt sự tiến bộ và kết quả mà họ mong muốn. Thành công nhất có thể kể đến Duolingo – ứng dụng học ngoại ngữ thông qua những chuỗi trò chơi tương tác trên thiết bị di động.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Xu hướng này sử dụng công nghệ AI để hỗ trợ và cá nhân hóa quá trình học tập bằng cách cung cấp cho người học việc sửa lỗi, đánh giá tự động và thực hành thích ứng cho các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau.

Với sự giúp đỡ của AI, trải nghiệm học tập của người học sẽ được cá nhân hóa và tuỳ biến linh hoạt bằng cách điều chỉnh độ khó, tốc độ và nội dung của bài học tùy theo cấp độ, mục tiêu và sở thích của người học. AI với khả năng đưa ra phản hồi tức thì và chính xác bằng cách sửa lỗi của người học, giải thích các quy tắc ngữ pháp và đưa ra đề xuất cải tiến sẽ đóng vai trò là một “gia sư” kèm cặp cho người học.

Chính AI cũng có thể mô phỏng các cuộc hội thoại tự nhiên và hấp dẫn bằng cách sử dụng quá trình khởi tạo và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhằm tạo ra các cuộc đối thoại thực tế và chủ đề đa dạng nhờ có thể truy cập và phân tích một lượng lớn dữ liệu bằng cách sử dụng tìm kiếm trên web, nhận dạng giọng nói và dịch máy để cung cấp cho người học các tài nguyên và thông tin xác thực và có liên quan. Một trong những ứng dụng thành công trong mảng AI là Elsa Speak – ứng dụng học Anh ngữ kiểu Mĩ nổi tiếng với việc chỉnh sửa phát âm cho người học.

Real-world scenarios

Xu hướng này sử dụng nội dung và bối cảnh xác thực và phù hợp để giúp người học tiếp cận với cách sử dụng tiếng Anh đa dạng và toàn cầu bằng cách sử dụng các video, bài báo, podcast, vlog và mô phỏng 3D dựa trên tin tức.Xu hướng này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phê phán của người học trong các tình huống thực tế hàng ngày, nơi họ có thể tiếp xúc với các nền văn hóa và quan điểm đa dạng bằng cách sử dụng các hoạt động thúc đẩy nhận thức và năng lực liên văn hóa.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Phụ huynh mong đợi gì ở khóa học tiếng Anh cho con?

Tại sao giáo dục tiếng Anh ở châu Á là một “ngành công nghiệp bền vững” với tiềm năng tăng trưởng vô hạn?