Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ toàn cầu trong giao tiếp, kinh doanh, khoa học, công nghệ và giáo dục. Là ngoại ngữ được giảng dạy rộng rãi nhất trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, tiếng Anh đã trở thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển và khả năng cạnh tranh của quốc gia. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu vì sao giáo dục tiếng Anh ở châu Á lại được coi là một ngành công nghiệp bền vững với tiềm năng phát triển vô hạn.
Lịch sử của giáo dục Anh ngữ ở châu Á
Lịch sử ngành giáo dục ngôn ngữ Anh ở châu Á có thể được xem là bắt đầu từ thế kỉ XVIII, khi thực dân Anh mang tiếng Anh đến “gieo mầm” ở nhiều nơi trên châu lục, có thể kể đến một số quốc gia như Ấn Độ ở Nam Á, Malaysia và Philippines ở Đông Nam Á. Từ đây, tiếng Anh dần dần thể hiện rõ rệt vai trò lịch sử của mình trong việc kết nối các quốc gia lại với nhau, mở rộng giao thương, giao lưu văn hoá và thậm chí còn trở thành ngôn ngữ chính thức ở một số nơi. Để thích nghi tốt hơn, tiếng Anh ở các quốc gia châu Á phát triển thành các biến thể với những chuẩn mực riêng, phản ánh văn hóa địa phương và bản sắc của đất nước đó.
Bên cạnh các “quốc gia vàng” của Anh ngữ tại châu Á, vẫn có những quốc gia khác, chẳng hạn như các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) và Thái Lan chỉ coi tiếng Anh là một ngôn ngữ ngoại lai khi nó được du nhập vào. Ngoài sử dụng để giao tiếp quốc tế và tiếp cận thông tin, những quốc gia này không cho tiếng Anh có được “địa vị” chính thức, do đó lịch sử phát triển của ngành giáo dục tiếng Anh không rõ ràng. Chỉ đến khi xu thế hiện đại hoá cùng làn sóng toàn cầu hoá trỗi dậy mạnh mẽ, các quốc gia này mới “mở rộng vòng tay” hơn tiếng Anh bởi nhu cầu giao tiếp, giao lưu cùng các quốc gia nói tiếng Anh như Mĩ, Anh và Úc. Đây có thể được coi là cội nguồn lí giải cho việc chất lượng học tập tiếng Anh ở các nước này còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhìn chung, người châu Á có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh khi phần lớn họ đều đồng ý rằng thành thạo tiếng Anh là một kĩ năng quí báu, giúp nâng cao cơ hội sự nghiệp cho bản thân họ. Phần lớn người châu Á dốc sức học tiếng Anh vì các mục tiêu học thuật (như điểm số, chứng chỉ quốc tế, du học, v.v.), thăng tiến trong sự nghiệp, buôn bán quốc tế hay đi du lịch, định cư ở nước ngoài. Ngày càng trở nên chuộng tiếng Anh hơn, người dân châu Á thường có cái nhìn thiện cảm với các quốc gia nói tiếng Anh và nền văn hóa của họ.
Tuy vậy, cũng không phải không có những thách thức và căng thẳng phát sinh từ các yếu tố văn hóa xã hội tới việc giáo dục tiếng Anh ở châu Á. Ví dụ, một số người có thể gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh bởi nền tảng tiếng mẹ đẻ, phương pháp học hoặc giá trị văn hóa của họ khó có thể điều chỉnh để học hiệu quả ngôn ngữ này. Một số người thường cảm thấy lo lắng hoặc rất thiếu tự tin khi sử dụng tiếng Anh do giọng điệu và phát âm của họ. Hơn nữa, một số người còn có thể gặp phải sự phản đối hoặc chỉ trích từ những người xung quanh vì học hoặc sử dụng tiếng Anh quá nhiều hoặc quá tốt bởi thái độ cực đoan khi bảo vệ bản sắc dân tộc, quốc gia.
Vì sao ngành giáo dục Anh ngữ lại bền vững với tiềm năng tăng trưởng vô hạn?
Có thể xem ngành giáo dục Anh ngữ ở châu Á là một ngành bền vững với tiềm năng tăng trưởng vô hạn là bởi:
Số lượng người học tiềm năng rất lớn và còn đang phát triển
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới với hơn 4,5 tỉ người. Có hơn 1,5 tỉ người đang học tiếng Anh ở đây và con số này dự kiến sẽ tăng lên 2 tỉ vào năm 2025. Số lượng người học tiềm năng lớn và còn đang phát triển tạo nền tảng vững chắc cho ngành.
Động lực thúc đẩy nhu cầu về tiếng Anh có thể sẽ không thay đổi trong tương lai gần
Các yếu tố chính giúp thúc đẩy nhu cầu và sự phát triển của ngành giáo dục tiếng Anh ở châu Á có thể kể đến thị trường lao động toàn cầu, chính sách giáo dục quốc gia và nhu cầu cá nhân. Chừng nào những yếu tố này vẫn còn, nhu cầu về tiếng Anh ở châu Á vẫn sẽ tiếp tục tăng.
- Ở cấp toàn cầu, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung của thương mại, khoa học và công nghệ. Do đó, nhiều quốc gia châu Á đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách đầu tư vào giáo dục tiếng Anh. Ví dụ, Trung Quốc đã đưa ra một số sáng kiến nhằm thúc đẩy việc học tiếng Anh trong dân chúng, chẳng hạn như kì thi tiếng Anh đại học (CET), kì tuyển sinh đại học quốc gia (NCEE) hay đề cương quốc gia về cải cách và phát triển giáo dục trung và dài hạn (2010 -2020).
- Ở cấp quốc gia, nhiều quốc gia châu Á đã thực hiện các chính sách và cải cách khác nhau nhằm cải thiện chất lượng cũng như số lượng chương trình giáo dục tiếng Anh trong các khu vực giáo dục chính thức và phi chính thức của họ. Ví dụ, Singapore đã áp dụng chính sách giáo dục song ngữ khi yêu cầu tất cả học sinh phải học bằng cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc tiểu học. Philippines đã công nhận tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính thức và sử dụng nó như một phương tiện giảng dạy trong hầu hết các môn học. Malaysia đã công bố chương trình học tập song ngữ (DLP) cho phép một số trường dạy khoa học và toán học bằng cả tiếng Mã Lai và tiếng Anh.
- Ở cấp cá nhân, không khó để nhiều người hiểu rõ những lợi ích của việc học tiếng Anh đem lại. Họ tìm cách cải thiện các năng lực tiếng Anh của mình cho mục đích học tập (như học lên cao hơn hoặc du học), nghề nghiệp (như xin việc hoặc thăng tiến trong các công ti đa quốc gia).
Ngành giáo dục Anh ngữ được ưu tiên bởi chính phủ
Nhiều chính phủ ở châu Á ưu tiên giáo dục tiếng Anh và đang đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào các chương trình và sáng kiến của ngành này, nhờ vậy tạo ra một nền tảng vững chắc cho ngành này phát triển. Trong đó, rất nhiều chính phủ đã đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong trường học và họ cũng đã thiết lập các chương trình đào tạo tiếng Anh cho người lớn, đơn cử như Trung Quốc với chương trình bắt buộc ngay từ tiểu học, Singapore với các phong trào cổ vũ nói tiếng Anh, hay Ấn Độ với chương triình sứ mệnh quốc gia phát triển giáo viên Anh ngữ, v.v.. Nhờ nỗ lực của các chính phủ, ngành giáo dục Anh ngữ ở châu Á trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Số lượng các trường dạy tiếng Anh ở châu Á đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, như số trường dạy tiếng Anh ở Trung Quốc đã tăng từ 20 ngàn (năm 2000) lên hơn 100 ngàn trường (năm 2020) – gấp 5 lần chỉ sau 20 năm. Số lượng các khóa học tiếng Anh trực tuyến cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như sự thúc đẩy từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, điển hình như ở Ấn Độ, số lượng đơn vị cung cấp các khóa học tiếng Anh trực tuyến đã tăng từ 100 (năm 2000) lên hơn 1000 (năm 2020) – gấp 10 lần chỉ sau 20 năm. Nhờ được tăng cường đầu tư, giáo dục tiếng Anh ở châu Á cũng tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, cụ thể như Singapore đã đầu tư hơn 1 tỉ đô la Mĩ vào giáo dục tiếng Anh trong 10 năm qua.
Dự báo thị trường học tiếng Anh ở châu Á sẽ tăng trưởng với tốc độ 17% trong giai đoạn 2020-2025,dự tính giá trị thị trường đào tạo tiếng Anh tại Trung Quốc sẽ đạt 120 tỉ đô la Mĩ, Ấn Độ là 70 tỉ, còn Đông Nam Á là 40 tỉ.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.