Cơ hội, thách thức đầu tư giáo dục

Việt Nam ngày càng tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, cơ cấu lao động đang chuyển dịch nhanh chóng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ với tốc độ hơn 1 triệu người/năm. Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển này, ngành giáo dục tại Việt Nam phải gánh chịu một sức ép lớn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Dân số cao thứ ba trong ASEAN và đang trong “giai đoạn vàng” tạo ra những cơ hội vô cùng thuận lợi cho đầu tư giáo dục ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Với nhiều sự hạn chế của nền giáo dục trong nước, giới nhà giàu tại Việt Nam từ lâu đã chọn phương án du học cho con mình, đa phần du học sinh người Việt ở độ tuổi trên 18 (tức là bắt đầu du học sau khi hoàn thành chương trình phổ thông). Theo Viện Thống kê UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam tăng trung bình 15% mỗi năm – từ khoảng 50 ngàn người năm 2012 lên tới xấp xỉ 126 ngàn người vào năm 2021. Để hạn chế hiện tượng “chảy máu chất xám”, ngành giáo dục Việt Nam buộc phải chuyển mình, cải tổ lại bộ máy và đưa ra nhiều biện pháp hợp lí.

Đọc thêm về các xu hướng đầu tư giáo dục Việt Nam tại đây.

Tìm hiểu về các ngành đầu tư hấp dẫn năm 2023 tại đây.

1. Cơ hội

Chương trình học nặng nề, tâm lí coi trọng điểm số cùng với sự cạnh tranh khốc liệt để giành chỗ học tốt khiến cho áp lực học tập của học sinh Việt Nam luôn thuộc nhóm cao cùng với một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, v.v.. Các bậc phụ huynh dồn tiền đầu tư cho con cái mình theo học các khóa học bổ sung, nâng cao, luyện thi để hi vọng có lợi thế hơn trong việc thi cử.

Nhờ kinh tế chuyển mình mạnh mẽ, năng lực chi tiêu cho giáo dục con cái của các gia đình Việt ngày một tăng lên, đặc biệt ở hai đô thị lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, giúp cho số lượng trường quốc tế tăng cao. Với hơn 50 trường quốc tế tọa lạc trong địa bàn thành phố, Tp. Hồ Chí Minh lọt vào danh sách 30 thành phố sở hữu nhiều trường quốc tế nhất trên thế giới. Các trường quốc tế giờ không còn chỉ là nơi dành cho trẻ em người nước ngoài theo học, mà đã trở thành sự lựa chọn sáng giá để các gia đình dân địa phương có điều kiện gửi gắm con em mình.

Để tránh các trường học quốc tế tuyển sinh ồ ạt học sinh người Việt, chính phủ đã ban hành những qui định để cân đối tỉ lệ học sinh người Việt và học sinh người nước ngoài. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng lên chóng mặt, đồng thời hệ thống trường công, trường tư quá tải, tỉ lệ này đã được xem xét nâng lên là 50% từ năm 2018, tăng lên rất nhiều so với trước đây (chỉ 10% với cấp tiểu học và 20% với cấp THCS & THPT). Nhờ thay đổi này, thị trường trường học quốc tế tại Việt Nam được dự báo sẽ có bước tăng trưởng lớn trong những năm tới.

Ở bậc giáo dục cao đẳng – đại học, với năng lực đáp ứng của hệ thống trường quốc doanh ở mức chỉ 600 ngàn sinh viên trên tổng số 1,8 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia mỗi năm, có quá nhiều không gian để các trường tư hay trường quốc tế có thể tận dụng khai thác. Thêm vào đó, hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp phải vật lộn để tìm việc làm vì họ không được trang bị đầy đủ các kĩ năng thực hành cần thiết, dẫn tới bộ phận lớn phải đào tạo lại tại doanh nghiệp cho thấy chất lượng của các trường đại học, cao đẳng là chưa cao. Mặc dù chính phủ ưu tiên hợp tác với các trường đại học quốc tế và cố gắng cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho sinh viên trong nước, nhưng số lượng người Việt Nam tìm kiếm các cơ sở giáo dục ở nước ngoài vẫn tăng đều đặn, trong đó sinh viên thường chọn hoàn thành bậc đại học ở các quốc gia có tiếng về giáo dục như Mĩ, Anh, Úc, Singapore, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, v.v..

Sự phát triển của các trung tâm ngoại ngữ cũng là điểm đáng chú ý của thị trường giáo dục. Trong những năm gần đây, số lượng trung tâm đào tạo tiếng nước ngoài, nhiều nhất là tiếng Anh tăng lên một cách chóng mặt. Ước tính Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 450 trung tâm Anh ngữ, trong đó có cả những thương hiệu nước ngoài như Hội đồng Anh (British Council), Apollo, Language Link lẫn những thương hiệu Việt như Anh văn hội Việt – Mĩ (VUS), ila, Apax, YOLA. Với tham vọng vươn mình của kinh tế đất nước, ngành giáo dục ngoại ngữ nói chung và giáo dục Anh ngữ nói riêng được dự báo vô cùng khả quan. Hàng loạt các quĩ đầu tư có tiếng trên thế giới đã lựa chọn Việt Nam làm nơi để rót vốn, thị trường chứng kiến các thương vụ lớn như EQT đầu tư vào ila, IFC đầu tư vào VUS, Mekong Capital đầu tư vào YOLA hay Cognita mua Trường Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh (ISHCMC), North Anglia mua Trường Quốc tế Anh (BIS), TPG mua Trường Việt – Úc (VAS), v.v. với giá trị thương mại ngày càng tăng cao.

2. Thách thức

Có một số thách thức mà các nhà đầu tư cần vượt qua khi đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam.

Giáo dục được đánh giá là một trong những ngành có năng lực quản lí kém nhất ở Việt Nam. Bất chấp tầm quan trọng và mức đầu tư “khủng” từ chính phủ, ngành giáo dục khi điểm mặt chỉ tên luôn ở trong danh sách những ngành có số lượng bê bối cao nhất. Nhiều năm liên tiếp, ngành giáo dục chứng kiến những chuỗi bê bối không hồi kết, khiến cho uy tín của nhiều nhà lãnh đạo giảm sút liên tục. Đội ngũ lãnh đạo ngành thường xuyên tỏ ra bối rối, bế tắc trong việc tìm ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục các sai lầm cũng như tìm kiếm con đường phát triển cho toàn ngành.

Năng lực, phẩm chất giáo viên kém; gian lận thi cử; bệnh thành tích; tham nhũng; đạo văn; bằng giả; hiện tượng “thạc sĩ tiền, tiến sĩ giấy, giáo sư ma”, v.v. là những từ khóa không bao giờ hết nóng của ngành giáo dục Việt Nam. Tưởng chừng như sẽ có những biến chuyển tích cực khi được chăm sóc kĩ lưỡng và thường xuyên điều tra, báo cáo những dấu hiệu sai phạm, không phải toàn bộ những vấn đề của ngành này đều được các cấp lãnh đạo nghiêm túc nhìn nhận và giải quyết.

Ngoài ra, bên cạnh những tiêu cực của ngành này, các nhà đầu tư cũng cần phải để tâm tới các khó khăn về giấy phép như những qui định chặt chẽ về vốn, loại hình tổ chức, yêu cầu nhân sự, chính sách thuế và qui trình làm việc phức tạp, kéo dài ở các cấp khi phê duyệt hồ sơ.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.