Các ngành đầu tư hấp dẫn năm 2023

Việt Nam là một trong những điểm nóng đầu tư của không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả châu Á nói chung. Vị trí địa lí đắc địa của Việt Nam cùng tốc độ phát triển được đánh giá là ổn định giúp cho vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng tiềm năng đầu tư tăng cao liên tục.

Công nghiệp hóa và đô thị hóa tại Việt Nam được chính phủ ưu tiên nhằm tạo đà tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu. Với tham vọng thu hút khoảng một nửa danh sách Fortune 500 (top 500 tập đoàn lớn nhất Hoa Kì theo tổng doanh thu của tạp chí Fortune), Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trong những thị trường “béo bở” nhất châu Á – Thái Bình Dương.

Với các chính sách đầu tư mạnh mẽ cùng vô số cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn các tập đoàn, Việt Nam đã lọt vào “mắt xanh” của những “gã khổng lồ” phương Tây như BayWa (Đức), Lego (Đan Mạch), Microsoft (Mĩ), Apple (Mĩ), v.v..

Theo HLDS, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác, trong thập kỉ tới, Việt Nam sẽ trở thành tiêu điểm tăng trưởng kinh tế với tốc độ hàng đầu.

Hãy cùng tìm hiểu những lĩnh vực đầu tư được đánh giá cao nhất trong năm 2023 trong bài viết này cùng Language Link.

1. Khách sạn cao cấp và khu nghỉ dưỡng

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ cách đây gần 3 năm, doanh thu ngành du lịch của Việt Nam đã đạt khoảng 10,8 tỉ đô la và dự báo doanh thu vào năm 2026 sẽ vượt mốc 13 tỉ. Do vậy, lĩnh vực lưu trú hiện đang rất được quan tâm, trong đó phân khúc cao cấp đáng chú ý hơn cả.

Các dự án lớn như khách sạn 4-5 sao hoặc khu nghỉ dưỡng được đánh giá là chưa khai thác hết tiềm năng, nhất là tại hai đô thị lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh – những nơi luôn có lượng du khách cao nhất cả nước. Các tên tuổi đang thống lĩnh thị trường này hiện nay đều đến từ nước ngoài, có thể kể đến như Accorhotels, InterContinental, Hilton, v.v.. Có thể thấy xu hướng liên doanh, hợp tác cùng các nhà đầu tư trong nước vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2. Sản xuất và hậu cần kho bãi

Đại dịch COVID-19 đã nâng tầm quan trọng cho lĩnh vực sản xuất và hậu cần kho bãi trong chiến lược của nhiều quốc gia. Những nỗ lực thất bại của các chính phủ trong việc duy trì và điều tiết hoạt động của chuỗi cung ứng trong thời kì nóng của dịch bệnh như những đòn giáng mạnh vào chỉ số tín nhiệm của họ. Với những thay đổi kịp thời, chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự nhanh nhạy trong việc ra những quyết sách nhằm phục hồi kinh tế sau cú trượt dài năm 2021. Tuy vẫn còn loay hoay trong việc thiết kế và điều khiển những dự án phục hồi, giới đầu tư vẫn cho rằng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sáng sủa hơn đất nước tỉ dân láng giềng hiện vẫn kiên quyết với quan điểm Zero-COVID.

Việc Việt Nam trở thành một cái tên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế tất yếu sẽ đòi hỏi chuỗi cung ứng phải được mở rộng thật nhanh. Thêm nữa, mối quan hệ giữa các trung tâm công nghiệp với hậu cần kho bãi cần phải bảo đảm được sự bền chặt, vận hành trơn tru để đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, việc tăng cường đầu tư, nhất là đầu tư từ nước ngoài cũng sẽ đem lại những công nghệ mới cho ngành sản xuất trong nước, giúp đất nước hòa mình vào cuộc cách mạng công nghiệp lần IV. Điều này cũng sẽ đòi hỏi những thay đổi, nâng cấp mạnh mẽ từ dây chuyền sản xuất truyền thống sang dây chuyền sản xuất thông minh, “xanh” hóa và có năng suất cao hơn.

3. Năng lượng xanh

Hầu hết các nhà máy điện của Việt Nam vẫn hoạt động dựa trên nhiên liệu hóa thạch, trong đó than đá chiếm 49,7% còn dầu chiếm 21,7%. Thủy điện là đại diện của những nỗ lực “xanh” hóa việc sản xuất điện của nước ta. Chính phủ hiện đang thực hiện những ý tưởng mới nhằm loại bỏ dần việc sử dụng những nguồn tài nguyên không thể tái tạo và thúc đẩy các kế hoạch điện gió, điện mặt trời trong kế hoạch năng lượng quốc gia. Mục tiêu là tăng tỉ trọng của điện tái tạo lên gấp 3 lần hiện nay vào năm 2030.

Đánh giá về vị trí địa lí, Nam Bộ rất thích hợp để đầu tư điện mặt trời trong khi Trung Bộ, đặc biệt là Nam Trung Bộ lại rất phù hợp để đầu tư điện gió. Đây sẽ là những mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư năng lượng tham gia vào thị trường.

4. Tài chính số

Bất chấp sự gia tăng mạnh mẽ số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội, khoảng 30% người dân lao động của Việt Nam vẫn không có tiền gửi ngân hàng. Đây là một thách thức của ngành tài chính – ngân hàng nhưng mặt khác đây chính là một thị trường tiềm năng để các nhà đầu tư khai thác.

Trong số các lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay, nhờ hậu thuẫn của chính phủ và tác động của đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, thanh toán số đang được quan tâm mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người dân nhận ra sự tiện lợi của thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh mảng bán lẻ của ngân hàng cùng với các dịch vụ thẻ thanh toán, quản lý tài sản được đánh giá có tiềm năng đặc biệt cao. Nhờ Việt Nam có nền tảng tốt để chuyển đổi thành một xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai gần, tài chính số được dự báo đang trên đà bùng nổ nhờ mức độ thâm nhập cao của các thiết bị di động vào cuộc sống của người dân.

5. Thương mại điện tử

Sự bùng nổ của thương mại điện tử ở Việt Nam trong và sau giai đoạn “nóng” của đại dịch COVID-19 đã đưa ngành này trở thành một ngôi sao sáng trong danh sách các ngành nên đầu tư. Những ưu điểm của mua sắm trực tuyến đã thúc đẩy chi tiêu của người dân Việt tăng mạnh, đồng thời kéo theo sự tăng trưởng như vũ bão của các dịch vụ vận chuyển.

Dự báo của Ninja Van Group cho biết số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam sẽ vượt mốc 51 triệu người (hơn một nửa tổng dân số) vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học, vẫn tồn tại một số thách thức cản trở các triển vọng tăng trưởng của ngành này, bao gồm cạnh tranh ngày càng gay gắt (giữa các nền tảng trực tuyến với nhau và giữa mua sắm tại các cửa hàng, phòng trưng bày và mua sắm trực tuyến), sự thiếu hụt về nghiên cứu thị trường (do việc áp dụng công nghệ chậm), áp lực triển khai các hoạt động tiếp thị – truyền thông đa kênh liên tục, v.v..

6. Giáo dục thông minh

Giáo dục luôn là một ngành “hot” khi nói về triển vọng tăng trưởng, nhất là tại một quốc gia có nền giáo dục chưa hoàn thiện và còn nhiều khoảng trống để phát triển như Việt Nam. Việc đẩy mạnh mảng giáo dục tư nhân đã giúp cho chất lượng của nền giáo dục tăng cao nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra của chính phủ.

Thế giới ghi nhận Malaysia là một trong những đất nước đặt nền móng cho giáo dục thông minh đầu tiên trên thế giới năm 1997, Singapore cũng hoàn thành dự án qui hoạch tổng thể quốc gia thông minh năm 2006. Còn mới đây, Hàn Quốc (2011), Australia (2012) và Hoa Kì (2014) đã có những bước tiến trong việc hiện thực hóa các dự án trường học thông minh có ứng dụng công nghệ hiện đại tới từng lớp học.

Có thể thấy trong khi giáo dục thông minh là một trong những xu hướng phát triển toàn cầu, ngành này tại Việt Nam hầu như còn rất mới và chưa nhận được sự chú ý và lượng đầu tư thích đáng. Nhờ vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư thể hiện tại thị trường nước ta.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam. Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua.

Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới. Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm. Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.