Trong giai đoạn suy thoái, rất nhiều doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự nhằm tối thiểu hoá chi phí nhân công, trợ cấp, phụ cấp liên quan. Nếu sa thải hàng loạt tạo ra “vết thương lớn” cho nhân lực một doanh nghiệp thì có một chiến lược cắt giảm nhân sự khác “tinh vi” hơn dù chậm nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đề ra là “cắt giảm trong im lặng” hay còn gọi là “quiet cutting”.
Cắt giảm trong im lặng là gì?
Cắt giảm im lặng (Quiet cutting) là một chiến lược nhân sự mà các nhà tuyển dụng sử dụng để khiến nhân viên của họ tự bỏ việc mà không phải sa thải họ. Bằng cách ép buộc nhân viên lâm vào tình thế phải đưa ra quyết định rời đi này, doanh nghiệp có thể tránh phải trả các gói trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp thất nghiệp, đồng thời vẫn giảm được chi phí nhân công và nợ phải trả.
Nếu các gói trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp là những hỗ trợ của doanh nghiệp giúp nhân viên của họ tạm thời ổn định cuộc sống sau khi mất việc thì cắt giảm trong im lặng nghiễm nhiên lấy đi lợi ích này của nhân viên.
- Trợ cấp thôi việc là khoản thanh toán hoặc phúc lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho những nhân viên bị chấm dứt hợp đồng, sa thải hoặc nghỉ hưu. Chúng có thể bao gồm tiền mặt, bảo hiểm y tế, kế hoạch nghỉ hưu, lựa chọn cổ phiếu hoặc dịch vụ thay thế. Luật pháp không yêu cầu các khoản trợ cấp thôi việc nhưng chúng thường được thương lượng như một phần của hợp đồng lao động hoặc được đưa ra như một cử chỉ thiện chí.
- Trợ cấp thất nghiệp là khoản thanh toán mà chính phủ cung cấp cho những người lao động bị mất việc mà không phải do lỗi của họ. Mục đích của chúng là giúp người lao động trang trải chi phí sinh hoạt trong khi tìm kiếm việc làm mới. Trợ cấp thất nghiệp được tài trợ bằng tiền thuế do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Số tiền và thời gian trợ cấp thất nghiệp khác nhau tùy theo từng quốc gia và phụ thuộc vào thu nhập trước đây của người lao động và thời gian làm việc.
Cắt giảm im lặng xuất hiện vào năm 2023 như một minh chứng cho sự nở rộ của hình thức này. Nhiều công ti được báo cáo là có sử dụng phương pháp này để giải quyết nhu cầu cắt giảm nhân sự và chi phí trong năm 2023, ví dụ như Adidas, Adobe, IBM, Salesforce, v.v..
Các công ti tiến hành cắt giảm trong im lặng ra sao?
Để thực hiện việc cắt giảm im lặng, một công ti có thể thực hiện một số bước đi để làm giảm mức độ hài lòng của nhân viên, khiến họ căng thẳng, mất động lực, cảm thấy bị phân biệt, khiến họ hình thành suy nghĩ bỏ việc.
Một trong số các “chiêu trò” mà các công ti thường sử dụng đó là phân công lại nhiệm vụ và cắt giảm phúc lợi. Nhân viên sẽ nhận quyết định điều chuyển nhiệm vụ phải làm những công việc không phù hợp chuyên môn, không sử dụng được năng lực của mình và có những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe hơn vì nhiều lí do. Cán bộ phụ trách thông thường sẽ tổ chức gặp gỡ nhân viên để thảo luận về kế hoạch tái phân công và giải thích lí do và ý nghĩa của những thay đổi đó. Tiếp tới, họ sẽ phân công nhân viên vào một vai trò không phù hợp với kĩ năng, sở thích hoặc mục tiêu nghề nghiệp của họ, đồng thời có phúc lợi, sự công nhận thấp hơn.
Thay đổi chính sách làm việc hoặc điều kiện làm việc cũng là một chiêu khác khiến nhân viên không thoải mái khi làm việc hoặc thậm chí không thể chịu đựng được. Một số “bài” được các quản lí thường xuyên sử dụng là yêu cầu nhân viên chuyển địa điểm làm, làm thêm giờ, làm sớm hơn, về muộn hơn, tăng khối lượng việc, trách nhiệm hay áp đặt qui chuẩn mới, v.v. Nhiều quản lí thiếu đạo đức còn ủng hộ hành vi quấy rối, bắt nạt, cô lập, phớt lờ, phân biệt đối xử trong công sở, v.v.
Mới đây, cựu thủ lĩnh câu lạc bộ nghìn tỉ đô là Apple được cho là đã yêu cầu toàn bộ nhân viên thuộc bộ phận huấn luyện trí tuệ nhân tạo Siri của hãng chuyển sang nơi địa điểm làm việc mới hoặc nghỉ việc. Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ cho biết bộ phận Data Operations Annotations (DOA) tại San Diego (bang California) sẽ bị cho giải thể.
Toàn bộ nhân viên sẽ phải chuyển đến làm việc ở Austin (bang Texas), hoặc xin nghỉ việc, thời hạn là cuối tháng 2. Được biết, hầu hết nhân viên không sẵn sàng chuyển tới sống và làm việc tại Texas. Động thái ép buộc nhân viên này được cho là cách Apple né tránh phải sa thải trực tiếp khi Apple hiện đối mặt một số khó khăn khi doanh số dòng iPhone 15 không đạt được kì vọng trên toàn cầu.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Xu hướng sa thải hàng loạt để đối phó với suy thoái kinh tế: Vì sao?
Cần làm gì trong “bão” sa thải hàng loạt do cơn suy thoái COVID-19