Cần làm gì trong “bão” sa thải hàng loạt do cơn suy thoái COVID-19?

COVID-19 là một trong những đại dịch khủng khiếp tác động mạnh mẽ, sâu sắc và lâu dài tới mọi mặt của cuộc sống con người. Thời sự thế giới tràn ngập những tin tức về việc đóng cửa, dừng hoạt động, sa thải hàng loạt và cho tới nay xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Cùng Language Link Academic tham khảo những lời khuyên cho các doanh nghiệp cũng như người lao động để vượt qua “cơn bão” khủng khiếp này trong bài viết hôm nay.

COVID-19 đã tác động thế nào tới thị trường lao động toàn cầu?

COVID-19 tàn phá mọi nền kinh tế. Dễ dàng có thể tìm thấy những tin tức về việc hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, tuyên bố phá sản, “bán mình” hay buộc phải thu nhỏ qui mô và sa thải một lượng lớn nhân viên.

Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão sa thải hàng loạt chính là dịch vụ. Vốn sử dụng một lượng lớn lao động có mức lương thấp, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là F&B, khách sạn, lữ hành, buộc phải sa thải hàng loạt nếu không muốn phải đóng cửa. Lĩnh vực tiếp theo chính là sản xuất. Nhiều nhà sản xuất đã buộc phải cắt giảm hoạt động, thậm chí là đóng cửa tạm thời nhà xưởng của mình do tình trạng khan hiếm đơn hàng diễn ra trên toàn thế giới.

Dẫu rằng cuối năm 2022, tỉ lệ thất nghiệp trung bình tại Mĩ – thị trường lao động sôi động bậc nhất thế giới – đã quay về mốc 3,6% sau khi từng “lên đỉnh” 14% vào đầu năm 2020, chúng ta vẫn đang phải lo ngại khi ở các khu vực khác như châu Âu hay châu Á, con số đang là 6,6% và 5,3%. Điều đáng buồn là đại dịch COVID-19 được cho là vẫn đang tiếp diễn và không rõ khi nào nền kinh tế toàn cầu mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ tham gia lao động ở Việt Nam đã có những biến động tiêu cực vì COVID-19. Trong năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp tăng 1,6% lên mốc 3,9% trong khi tỉ lệ tham gia lao động giảm 0,7% xuống còn 67,5%. Con số này cuối năm 2022 đã giảm xuống còn 2,32% nhờ một loạt các chương trình hỗ trợ từ chính phủ, tỉ lệ tham gia lao động cũng đã tăng lên thành 68,1%.

Làm sao để ngăn chặn “cơn bão” sa thải hàng loạt?

Để có thể ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt liên quan đến COVID-19, lời khuyên được đưa ra bởi các chuyên gia là cần phải có sự tham gia phối hợp từ cả chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.

  • Chính phủ trong vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp các chương trình, chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn như giảm thuế, nới lỏng các hoạt động cho vay bên cạnh việc mở rộng các chương trình bảo hiểm thất nghiệp và đầu tư vào các chương trình đào tạo nghề cho người lao động.
  • Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện sắp xếp công việc linh hoạt, chẳng hạn như cho phép làm việc từ xa và chia sẻ khối lượng công việc bên cạnh đẩy mạnh đầu tư vào đào tạo nhân viên, giúp nâng cao năng lực và kĩ năng của họ, từ đó giảm bớt áp lực công việc.
  • Người lao động nên thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề và thay đổi tâm thế của mình trong giai đoạn này để trở nên linh hoạt, mạnh dạn và kiên trì hơn.

Các quốc gia phát triển đang đối phó với “cơn bão” này ra sao?

Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mà các quốc gia lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp để đối phó với “cơn bão” sa thải hàng loạt. Trong bài viết này, chúng tôi đặc biệt lựa chọn để nói về những biện pháp đã được lựa chọn triển khai bởi các nước châu Á gần với Việt Nam.

  • Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Đây là biện pháp được hầu hết các chính phủ lựa chọn. Việc ban hành những quyết sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau giúp ích đáng kể cho nền kinh tế. Đơn cử như chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp với tổng giá trị lên tới 57,5 tỉ đô la Mĩ với các hình thức như cho vay, trợ cấp, giảm thuế, .
  • Tăng mức bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp được coi là “phao cứu sinh” của người lao động trong trường hợp mất việc làm đột ngột. Việc tăng mức bảo hiểm thất nghiệp giúp cho người lao động có chỗ dựa tài chính tốt hơn, an tâm hơn khi làm việc, đồng thời tăng độ gắn kết và sự trung thành của người lao động với doanh nghiệp nơi mình làm việc. Ở Nhật Bản, chương trình bảo hiểm thất nghiệp cung cấp các khoản trợ cấp lên đến 28 tuần, tương đương với 7 tháng lương.
  • Khuyến khích các chương trình đào tạo nghề: Các chương trình đào tạo nghề giúp những người lao động bị sa thải nhanh chóng tìm được việc làm mới hơn nhờ vào việc giúp họ nâng cao tay nghề hay học những ngành nghề mới. Những chương trình này ở Singapore được chính phủ đặc biệt khuyến khích, những gói hỗ trợ nhằm giảm học phí, lệ phí đăng kí cũng như các dịch vụ đi kèm được triển khai nhằm phổ biến chúng tới với càng nhiều người lao động càng tốt.
  • Khuyến khích các dịch vụ giới thiệu việc làm: Ở nhiều nước, các dịch vụ giới thiệu việc làm không chỉ được khuyến khích mà còn được hỗ trợ để người lao động có thể tìm việc làm mới gần như miễn phí một cách nhanh chóng. Những dịch vụ này nghiên cứu hồ sơ của người lao lao động, sau đó giới thiệu với họ những công việc được cho là phù hợp với năng lực và sở trường của họ. Ở Hong Kong, chính phủ thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm (gọi tắt là ESC) chuyên cung cấp các dịch vụ cho lao động thất nghiệp như hỗ trợ lập hồ sơ, tư vấn sự nghiệp, đào tạo kĩ năng phỏng vấn, đào tạo nghề.
  • Thúc đẩy khởi nghiệp: Khởi nghiệp cũng là một con đường dành cho lao động thất nghiệp. Nhằm giúp nền kinh tế nhanh chóng khôi phục, các chính phủ nỗ lực thúc đẩy tinh thần kinh doanh bằng cách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ. Chính phủ Singapore được biết đến là một trong những chính phủ ưu ái khởi nghiệp hàng đầu thế giới khi có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm cả giảm thuế, trợ cấp tài chính và ưu đãi tiếp cận vốn. Năm 2022, Singapore được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về khởi nghiệp, chỉ sau Mĩ.

Ở Việt Nam, chính phủ cũng có những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch đối với thị trường lao động như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cung cấp dịch vụ giúp người lao động tìm việc làm mới, v.v..

Làm thế nào để tránh và hạn chế ảnh huởng tiêu cực của việc sa thải hàng loạt?

Đây là một câu hỏi khiến tất cả các doanh nghiệp phải đau đầu khi nghĩ đến. Thực tế, sa thải hàng loạt chắc chắn là điều không ai mong muốn, nó tác động mạnh trực tiếp không chỉ đến nhân viên mà còn với chính doanh nghiệp. Nó là biểu hiện của sự khó khăn về tài chính của doanh nghiệp, sự đau khổ và mất tinh thần của chính ban lãnh đạo doanh nghiệp và là bước đường cùng. Trong một vài trường hợp, đây còn có thể được coi như dấu hiệu sụp đổ của một doanh nghiệp.

Để tránh và hạn chế ảnh huởng tiêu cực của việc sa thải hàng loạt, các doanh nghiệp có thể cân nhắc các điều sau:

  • Luôn chuẩn bị phương án khẩn cấp trong trường hợp suy thoái kinh tế hoặc các sự kiện không thể lường trước: Nghe có vẻ thừa thãi nhưng những kế hoạch này sẽ trở thành cứu tinh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng đổi hướng để giảm thiểu tác động cũng như không bị “sốc nhiệt” bởi các sự kiện “nóng” bất lợi. Thông thường, các kế hoạch này nên bao gồm phương án giảm chi phí không thiết yếu, ngưng tuyển dụng và tạm thời đóng băng các gói phúc lợi phụ như nghỉ hưu sớm, v.v..
  • Minh bạch và công khai với nhân viên: Nhân viên nên được thông báo liên tục về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như bất cứ khả năng nào về thay đổi nhân sự, cụ thể như cắt giảm vị trí. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lo lắng và tâm lí hoang mang trong đội ngũ nhân viên.
  • Hỗ trợ thôi việc: Đây là phúc lợi tuyệt vời để giảm bớt gánh nặng tài chính cho những nhân viên không may bị sa thải. Phúc lợi này có thể duy trì tinh thần và sự thiện chí của nhân viên đối với doanh nghiệp.
  • Chế độ làm việc cộng tác sau sa thải: Việc sa thải nhân viên trong các trường hợp bất khả kháng có thể gây sức ép cho lượng nhân sự còn ở lại. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn có thể mời những nhân viên không may bị cắt giảm tiếp tục cộng tác với doanh nghiệp trong vai trò cộng tác viên toàn hoặc bán thời gian. Điều này cũng có thể giúp nhân viên bị sa thải tạm thời an tâm trong quá trình tìm việc làm mới. Đây cũng là một dạng phúc lợi giúp nhân viên an tâm hơn khi làm việc tại doanh nghiệp.

Ngoài những điều trên, đây là một số điều khác mà các doanh nghiệp có thể làm để tránh sa thải hàng loạt:

  • Đầu tư vào đào tạo và phát triển: Nhân lực có năng lực cao là tài sản quí báu của doanh nghiệp, họ biết cần, nên và phải làm gì trong đa số các trường hợp. Chính sự chủ động và bản lĩnh này sẽ giảm bớt sức ép và gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời tạo ra các hình mẫu để các nhân viên khác noi theo. Việc gia tăng số lượng nhân lực có năng lực cao sẽ có giá trị hơn đối với doanh nghiệp, giúp giảm nhu cầu sa thải vì doanh nghiệp sẽ ít phát sinh nhu cầu phải thay thế. Đầu tư vào đào tạo, huấn luyện nhân viên là phương án tốt nhất để nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
  • Tạo môi trường làm việc tích cực: Cảm giác hạnh phúc, gắn bó với công việc của nhân viên giúp họ có tâm lí thoải mái để tập trung hơn vào công việc, thay vì xao nhãng vì phát sinh nhu cầu chuyển việc. Người lao động sẽ có xu huớng trung thành hơn khi công việc của họ đảm bảo đa số nhu cầu của họ cũng như tạo cho họ sự an toàn để tiếp tục phát triển. Việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực sẽ giúp giảm nhu cầu sa thải của doanh nghiệp.
  • Quan tâm đến văn hóa của doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp có văn hóa hậu thuẫn cho việc sa thải nhân viên hơn những doanh nghiệp khác. Thật vậy, các doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao hoặc có tâm lí “chìm hay bơi” có xu huớng sa thải nhân viên khi gặp khó khăn cao hơn các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp có văn hóa hợp tác và hỗ trợ hơn sẽ ít có khả năng sa thải nhân viên hơn.

Một số lời khuyên để tránh sa thải hàng loạt trong các doanh nghiệp nhượng quyền

  • Đảm bảo nền tảng tài chính vững chắc: Một doanh nghiệp nhượng quyền mạnh về tài chính sẽ có khả năng vượt qua suy thoái kinh tế và những thách thức khác tốt hơn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có bảng cân đối kế toán lành mạnh, dự trữ tiền mặt đầy đủ và kế hoạch kinh doanh hợp lí.
  • Có sự chuẩn bị cho những sự kiện bất ngờ: Không có doanh nghiệp nào miễn nhiễm với các sự kiện bất ngờ, chẳng hạn như thiên tai, đại dịch hoặc suy thoái kinh tế. Có sẵn cho mình một kế hoạch ứng phó với những sự kiện này có thể giúp giảm thiểu tác động của chúng đối với doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp.
  • Thấu hiểu và gắn kết chặt chẽ với đối tác nhượng quyền: Điều quan trọng trong vận hành một mô hình kinh doanh lớn và phức tạp là tính minh bạch và liền mạch trong thông tin. Việc thấu hiểu và gắn kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình nhượng quyền sẽ giúp sự chuẩn bị của hệ thống trước các biến động khó kiểm soát được tốt hơn. Điều này cũng sẽ giúp các đối tác nhượng quyền cảm thấy an tâm và gắn bó hơn. Trong trường hợp sa thải hàng loạt là điều không thể tránh khỏi thì chính việc làm việc chặt chẽ với những đối tác sẽ giúp doanh nghiệp tìm được giải pháp giảm thiểu tác động đối đối với bộ máy của họ.

Một số ví dụ về cách các doanh nghiệp tránh sa thải hàng loạt

McDonald’s

Năm 2008, McDonald’s phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu và sự gia tăng của chi phí. Để xử lí, doanh nghiệp đã thực hiện một số biện pháp tiết kiệm chi phí như giảm số lượng cấp quản lí, cắt giảm quảng cáo và đóng cửa các nhà hàng hoạt động kém hiệu quả. Những biện pháp này đã giúp McDonald’s giảm thiểu được lượng nhân viên bị sa thải, vẫn có lãi trong thời kì kinh tế không thuận lợi.

Starbucks

Năm 2009, Starbucks phải đối mặt với việc doanh thu và lợi nhuận sụt giảm tương đối nghiêm trọng. Để xử lí, doanh nghiệp đã thực hiện một số thay đổi, bao gồm đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, tạm dừng việc mở cửa hàng mới và giảm phúc lợi cho nhân viên. Những thay đổi này đã giúp Starbucks xoay chuyển tình thế kinh doanh và tránh phải sa thải hàng loạt nhân viên.

The Gap

Năm 2015, The Gap cũng phải đối mặt với một số thách thức tương tự, bao gồm doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. The Gáp sau đó đã thực hiện một số thay đổi như đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, cắt giảm hàng tồn kho và giảm giờ làm của nhân viên. Những thay đổi này đã giúp The Gap cải thiện hiệu quả tài chính và tránh được tình trạng sa thải nhân viên.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline 0989857371.