Xu hướng đầu tư giáo dục tại Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học; điều này có lẽ không cần phải bàn cãi. Dù hoàn cảnh gia đình có thế nào thì cha mẹ luôn ưu tiên việc học của con cái lên hàng đầu và luôn muốn chọn những gì tốt nhất trong khả năng có thể. Do vậy, đầu tư giáo dục (như chúng tôi đã từng đề cập đến trong nhiều bài viết trước) luôn là sự đầu tư có hiệu quả và có ý nghĩa to lớn, tác động nhiều đến sự phát triển của xã hội. Bởi tri thức bao giờ cũng là chìa khóa cho sự thành công và tiến bộ.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ phác thảo được phần nào bức tranh toàn cảnh cho các quí vị đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

Đầu tư vào ngành giáo dục vẫn sẽ tiếp tục tăng

Theo báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Vietnam Institute of Educational Sciences; viết tắt: VNIES), đầu tư công vào ngành giáo dục tại nước ta vẫn giữ nguyên xu hướng tăng trong suốt thập kỉ qua và được dự báo tăng trưởng mạnh hơn trong thập kỉ tới. Cụ thể, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục hiện đang chiếm hơn 18% tổng chi ngân sách nhà nước với mục tiêu đặt ra là nâng tỉ lệ này lên tới 20%.

Những lời khẳng định của chính phủ về việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục được cho là động thái kích thích kinh doanh giáo dục phát triển. Từ khi được cho phép tự do phát triển mà không cần phụ thuộc vào nhà nước nữa, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến và trở thành một mảnh đất màu mỡ cho giới đầu tư cả trong và ngoài nước. Giáo dục ngoài quốc doanh như một đòn bẩy giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn quốc nhờ cung cấp các chương trình học chất lượng cao, đồng thời tạo sức ép cho hệ thống trường công, bán công phải tỏ ra chủ động hơn trong việc nghiên cứu nâng cấp, đổi mới nhằm giữ được lượng học sinh theo học và thành tích trong công tác giảng dạy.

Tốc độ tăng trưởng của khối đào tạo tư thục đạt trong giai đoạn 2016-2020 đạt 11% và được dự báo còn tiếp tục phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Chỉ trong năm 2020, thị trường giáo dục tư nhân ở Tp. Hồ Chí Minh ước đạt hơn 15 nghìn tỉ đồng với 25% thị phần nằm ở các trường song ngữ cao cấp (phân khúc này ghi nhận tăng trưởng khoảng 17% mỗi năm trong giai đoạn năm học 2016-2020).

Một bộ phận người dân có thu nhập cao có nhu cầu học tiếng Anh để phục vụ cho việc học tập, làm việc ngày càng tăng khiến một lượng lớn học sinh chuyển sang học tập tại các trường song ngữ. Thêm nữa, để thực hiện công tác nâng cấp chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường, rất nhiều trường song ngữ hợp tác cùng các công ti, tổ chức giáo dục đến từ các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Mĩ, Úc, Canada,… để triển khai chương trình giảng dạy tiếng Anh bản ngữ chất lượng cao. Ngoài ra, những chuỗi trung tâm Anh ngữ liên tục được mở rộng hay ứng dụng học tiếng Anh bùng nổ đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 lan ra toàn cầu cho thấy sự vận động mạnh mẽ của dòng tiền đầu tư đang đổ liên tục vào lĩnh vực giáo dục, cụ thể là giáo dục Anh ngữ.

Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo: yếu tố thu hút đầu tư

Cho đến nay, Việt Nam chỉ mới đạt được một vài kết quả ấn tượng trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong thập kỉ 2011-2020. Trong các kì khảo sát năm 2012 và 2015, tuy điểm trung bình của học sinh Việt Nam tỏ ra vượt trội khi so sánh với học sinh các nước thuộc OECD trong tất cả các môn toán và khoa học, phần đọc – hiểu tỏ ra là điểm yếu của học sinh nước ta.

PISA là một chương trình khảo sát được đề xuất bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – một diễn đàn được thành lập bởi chính phủ 38 quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới, bàn về các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác nhằm tìm ra các chính sách phát triển kinh tế, chính sách phúc lợi cho người dân. PISA ra đời nhằm đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD (có hơn 80 quốc gia không thuộc OECD cũng tham gia PISA). PISA được coi như một cơ sở để đánh giá và so sánh năng lực trung bình của học sinh trên phạm vi toàn cầu.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện được đánh giá là đã trang bị tương đối đầy đủ cho học sinh các kỹ năng tính toán, đọc – viết cần thiết (đặc biệt là ở bậc tiểu học): Năm học 2013-2014 có khoảng 77% học sinh lớp 5 đạt chuẩn tối thiểu môn Toán (dạng trắc nghiệm) và môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, ở các bậc học sau như THCS hay THPT, cần được đầu tư hơn khi chỉ có khoảng 45% học sinh lớp 9 và 47% học sinh lớp 12 đạt chuẩn môn Toán và Ngữ văn, môn Tiếng Anh tỏ ra khá khẩm hơn với khoảng 53% học sinh đạt yêu cầu.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang chỉ đứng thứ 66/112 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số thông thạo tiếng Anh ở người trưởng thành với 486/800 điểm (Nguồn: Bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu EF English Proficiency Index (EF EPI)). So với năm 2020, Việt Nam vẫn tụt một hạng dù số điểm đã cao hơn năm ngoái (tăng 13 điểm) và vẫn mắc kẹt trong nhóm nước có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư vào ngành giáo dục Anh ngữ tại nước ta là rất cao.

Thêm nhiều cơ hội cho du học

Ở bậc học trên phổ thông, số lượng sinh viên tăng mạnh vào năm 2014, giảm nhẹ vào năm 2018 và tăng trở lại vào năm 2019. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cũng tăng mạnh trong năm 2015 và 2016 và giảm nhẹ vào năm 2019. Năm 2018, có 66% sinh viên thuộc 181 trường đại học và 40 trường cao đẳng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, tỉ trọng du học sinh chỉ chiếm khoảnrg 3,6% tổng số sinh viên toàn quốc.

Thống kê năm 2020 ghi nhận sự chững lại của ngành du học khi chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực này vẫn có dự báo khả quan về thị trường du học tại Việt Nam. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ vào nỗ lực của chính phủ và người dân đang giúp cho ngành này dần dần được khôi phục. Số lượng các sự kiện, chương trình du học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đang được giới thiệu rộng rãi và thúc đẩy. Ngoài những thị trường du học truyền thống (như Anh, Mĩ, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…), một số cái tên mới hiện đang được một bộ phận du học sinh nhắm tới như là Thuỵ Điển, Hà Lan, Bỉ, New Zealand, Malaysia,…

Xem thêm dự báo cơ hội đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam tại đây.
Xem thêm đánh giá tiềm năng đầu tư tại Việt Nam tại đây.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
– Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
– Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
– Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.