Vụ án Trương Mỹ Lan: Bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Việt Nam

Vụ án Trương Mỹ Lan đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và quốc tế bởi qui mô chưa từng có của nó. Mức độ nghiêm trọng của vụ án còn được nhấn mạnh hơn nữa bởi án tử hình cho bà Lan vào giữa tháng 4/2024. Vụ bê bối này mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhìn lại toàn cảnh vụ án Trương Mỹ Lan và tìm hiểu xem vì sao báo giới quốc tế lại gọi đây là “bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Việt Nam.”

Trương Mỹ Lan là ai?

Trương Mỹ Lan là một nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1956. Trước khi bị bắt vào tháng 10/2022, bà từng là một trong những người có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Không chỉ sáng lập và điều hành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ nhà hàng, quầy uống, khách sạn, thể thao, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh), bà còn được biết đến với vai trò chủ tịch ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thị trường Việt suốt 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) mang tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Ít ai biết rằng trước khi thành danh trong lĩnh vực bất động sản và tài chính, bà Lan đã bắt đầu sự nghiệp với công việc bán mĩ phẩm cùng mẹ mình và sau đó là kinh doanh phụ kiện tóc. Vốn là người nhanh nhạy và có bản lĩnh kinh doanh, bà đã tiếp cận, phát triển và tận dụng các mối quan hệ cả trong và ngoài nước của mình để từng bước trở thành “bà trùm địa ốc Sài Gòn”. Trong suốt ba thập kỉ xưng bá cùng với Vạn Thịnh Phát, bà Lan không chỉ nổi tiếng về thành công và độ giàu có mà còn được công chúng yêu thích vì những hoạt động thiện nguyện của mình cũng như những đóng góp đáng chú ý cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đẹp đẽ mà bà Lan đã xây dựng nên là hàng loạt những vi phạm tài chính nghiêm trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Hệ sinh thái gia đình của bà Trương Mỹ Lan gồm những ai?

Cùng với chồng mình là một doanh nhân giàu có người Hong Kong tên Chu Lập Cơ (tiếng Anh: Eric Chu Nap-kee), bà Lan có tên trong Hồ sơ Panama – một tài liệu bị rò rỉ năm 2016 ghi chép về các bí mật tài chính của hàng loạt quan chức, doanh nhân có dấu hiệu rửa tiền, trốn thuế, che giấu tài sản và các vấn đề ám muội có liên quan tới tài chính khác tại nhiều nước trên thế giới. Vụ án Trương Mỹ Lan được báo giới quốc tế gọi là “bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Việt Nam” với giá trị lên tới 304 nghìn tỉ đồng (tương đương 12,5 tỉ đô la Mĩ). Để dễ hình dung về mức độ nghiêm trọng của vụ án, con số này tương đương 22,17% tổng mức đóng góp của toàn Tp. Hồ Chí Minh vào tổng giá trị quốc nội (GPD) của Việt Nam trong năm 2022.

Thủ đoạn của Trương Mỹ Lan

Chiến lược tham ô của bà Lan chính là tận dụng mối liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và mạng lưới phức tạp của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (với hơn một ngàn thực thể tài chính do nó chi phối và điều khiển) nhằm bòn rút một cách kín đáo. Các thực thể tài chính trong mạng lưới của Vạn Thịnh Phát bao gồm các doanh nghiệp, tập đoàn được thành lập và hoạt động cả ở trong và ngoài nước. Trong mạng lưới này có rất nhiều những “công ti ma” chỉ tồn tại trên giấy tờ. Bằng việc tạo ra một “mê cung” các công ti vỏ bọc, bà Lan đã thành công trong việc chiếm đoạt được rất nhiều tài sản từ SCB.

Mưu kế của bà Lan được cho là bắt đầu từ năm 2012, khi bà mua lại ba ngân hàng đang đứng trên bờ vực phá sản khi đó là Ngân hàng Sài Gòn cũ (SCB), Ngân hàng Tín Nghĩa (TNB) và Ngân hàng Đệ Nhất (FCB) để thành lập nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như hiện nay. Sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bà Lan nắm trọn quyền kiểm soát ngân hàng và giao cho thân tín nắm các vị trí chủ chốt. Những người này của bà Lan được lựa chọn, huấn luyện kĩ lưỡng và cài cắm cẩn thận trong bộ máy của SCB. Có những người trong nhóm của bà giữ các vị trí cao với thu nhập lên tới 500 triệu đồng/tháng. Kể từ đó, những người này bắt đầu các hành vi xét duyệt cho vay giả nhằm rút tiền từ SCB một cách tinh vi và kín kẽ. Theo thống kê, đã có tới 1.284 khoản vay của 875 khách hàng của SCB thực chất là các khoản vay của nhóm bà Lan. Dư nợ gốc của số khoản vay giả này lên hơn 483 nghìn tỉ đồng (tương đương 19 tỉ đô la Mĩ). Các khoản vay này đều được xếp vào loại nợ nhóm 5 không có khả năng thu hồi. Đáng chú ý, trong gần 1.300 khoản vay đó, có tới 684 khoản vay thuộc dạng không thế chấp được cấp phép sai qui định mà vẫn được tiến hành trót lọt, tổng giá trị lên tới hơn 382 nghìn tỉ đồng (tương đương 15 tỉ đô la Mĩ).

Cùng cách lấy tiền từ SCB, vì sao bà Trương Mỹ Lan bị xét xử 2 tội danh khác nhau? - Tuổi Trẻ Online

Vì mức độ nghiêm trọng của mình, vụ việc đã trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế. The Guardian (Anh) và Time (Mĩ) coi đây là một ví dụ điển hình cho công tác tăng cường trấn áp tham nhũng của Việt Nam và nhấn mạnh tính răn đe cao của bản án nghiêm khắc dành cho Trương Mỹ Lan. Trong khi đó, Financial Times (Anh) và South China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của vụ việc tới thị trường tài chính và môi trường kinh doanh của Việt Nam trong ngắn hạn. The Economist (Anh) và Newsen (Hàn Quốc) cũng cho rằng cần thiết phải có những cải cách mang tính hệ thống đối với thị trường tài chính Việt Nam nhằm ổn định tình hình đang biến động mạnh và kiểm soát tham vọng đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ suy nghĩ về vụ việc và cách Việt Nam xử lí vụ bê bối không tiền khoáng hậu này. Giáo sư xã hội học và kinh tế chính trị Jonathan London từ Đại học Leiden (Hà Lan) đánh giá cao tác động chính trị của vụ việc và khẳng định tầm quan trọng của những nỗ lực phòng chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam. Ông cũng cho rằng cần có nhiều hành động và chiến dịch mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát hệ thống chính trị, thị trường tài chính, môi trường kinh doanh để hạn chế các hành vi sai phạm và tiếp tay cho sai phạm. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại bày tỏ lo ngại về sự ổn định của ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời ủng hộ sự vào cuộc mạnh mẽ của chính phủ trong việc kiểm soát hệ sinh thái tài chính chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Số phận của SCB sẽ ra sao?

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) giám sát đặc biệt. Để quản lí hoạt động của SCB trong khi giải quyết vụ án Trương Mỹ Lan, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kêu gọi sự hỗ trợ từ lãnh đạo từ bốn ngân hàng “Big 4” (gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank). Ngoài ra, đích thân NHNN giám sát hoạt động cho vay của SCB nhằm ổn định hoạt động của ngân hàng này trong ngắn hạn, đồng thời đảm bảo an toàn cho chính các khách hàng của ngân hàng SCB.

Một số biện pháp đã được đưa ra và áp dụng nhằm trấn an khách hàng của SCB cũng như hỗ trợ họ khi cần thiết để hạn chế tới mức thấp nhất những tổn hại liên quan tới lợi ích. Khách hàng của SCB được kêu gọi bình tĩnh, tin tưởng và tuân thủ các hướng dẫn, chỉ thị từ cơ quan quản lí và phía SCB. Phía SCB cũng sẽ liên tục cập nhật các thông tin, hoạt động và chương trình nhằm hỗ trợ khách hàng. Một vài tin tức nội bộ cho biết rằng phía SCB sẽ có những động thái thay đổi nhằm giúp khách hàng giám sát tài khoản của mình hiệu quả hơn, cho phép họ rà soát tài khoản của mình thường xuyên một cách dễ dàng hơn nhằm phát hiện bất kì dấu hiệu hoạt động bất thường hoặc gian lận nếu có nào.

Tóm lại, có thể thấy vụ bê bối của Trương Mỹ Lan đánh dấu một thời điểm then chốt trong chiến dịch điều hành kinh tế và chống tham nhũng của Việt Nam. Nó nhấn mạnh cam kết vững chắc của chính phủ về việc đảm bảo tính liêm chính và minh bạch trong hệ sinh thái tài chính. Ngoài ra, những mối lo ngại về “sức khoẻ” của hệ thống ngân hàng cũng như sự cần thiết phải cải cách hệ thống trong thời gian tới cũng là những chủ đề đang thu hút được sự quan tâm. Suy cho cùng, một nền kinh tế chỉ có thể khoẻ mạnh khi nó duy trì được sự ổn định để tập trung phát triển và dễ dàng ngăn chặn, xử lí các cuộc khủng hoảng ở qui mô lớn.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.