Vì sao châu Á “ám ảnh” bởi chỉ số thông minh (IQ)?

Trong giáo dục hiện đại, đặc biệt là ở các nước châu Á, đánh giá IQ của trẻ được coi là một hoạt động bình thường tại trường học, nhằm đo lường khả năng nhận thức của học sinh, phục vụ cho việc xếp lớp, giúp tối ưu hiệu quả giảng dạy. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc khảo sát, học sinh châu Á tỏ ra sợ hãi và áp lực khi phải tham gia các kì đánh giá chỉ số thông minh định kì bởi kì vọng nặng nề từ bản thân và chính phụ huynh của các em. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu gốc rễ của “sự ám ảnh” của các nước châu Á với chỉ số thông minh.

Chỉ số IQ là một nỗi ám ảnh

Thông thường, phương pháp đánh giá IQ trên toàn thế giới sử dụng các bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa làm cơ sở để qui đổi ra điểm số. Thang đo IQ thường chia làm 5 mức, bao gồm: dưới 85 (chỉ số kém), 85-115 (chỉ số bình thường), 115-130 (chỉ số cao), 130-145 (chỉ số rất cao), trên 145 (chỉ số cận thiên tài và thiên tài). Theo thống kê gần nhất của World Population, sáu quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số thông minh trung bình cao nhất thế giới đều đến từ châu Á gồm: Nhật Bản (106,48 điểm), Đài Loan (106,47 điểm), Singapore (105,89 điểm), Hong Kong (105,89 điểm), Trung Quốc (104,10 điểm), Hàn Quốc (102,35 điểm). Bốn quốc gia còn lại trong top 10 đến từ châu Âu, bao gồm: Belarus, Phần Lan, Liechtenstein và Đức. Nhiều chuyên gia cho rằng có một “cuộc chiến” huấn luyện IQ tồn tại trong giáo dục châu Á khi các nước cố gắng kéo chỉ số thông minh trung bình lên cao hơn bằng cách thêm vào chương trình giáo dục phổ thông những học phần kích thích phát triển kĩ năng làm các bài kiểm tra IQ.

Đặc điểm của trẻ có IQ cao - VnExpress Đời sống

Đơn cử như ở quốc gia phát triển cao như Singapore, vốn là nơi có chất lượng giáo dục xuất sắc nhất châu lục, việc đo lường và phát triển chỉ số IQ của học sinh đất nước này được đặc biệt chú trọng. Theo World Intelligence Network, học sinh Singapore thường tỏ ra vượt trội so với các học sinh cùng lứa trên toàn cầu, với điểm IQ trung bình là 108 điểm tức là cao hơn cả học sinh Nhật Bản.

Tại Nhật Bản – quốc gia thông minh nhất thế giới, các kì thi tuyển sinh của hệ thống trường phổ thông và đại học ở Nhật Bản vốn được coi là dịp để học sinh thể hiện giá trị và tiềm năng của mình. Trong xã hội Nhật Bản, người ta đặc biệt coi trọng thành tích học tập của một người. Những bài kiểm tra IQ trong hệ thống trường học Nhật nổi tiếng về độ khó và được coi như một “nghi thức vượt qua” đối với toàn bộ học sinh, điều này được coi như một nét văn hoá trường học, phản ánh mục tiêu của người Nhật về sự xuất sắc trong giáo dục. Với tỉ lệ học đại học lên tới hơn 70% dân số, áp lực học tập ở quốc gia này rất cao.

Tương tự với Nhật Bản, ở Trung Quốc, kì thi Cao khảo (kì thi tuyển sinh đại học quốc gia) ở đại lục có ảnh hưởng sâu sắc đến lộ trình học tập và triển vọng nghề nghiệp của một học sinh. Vì vậy, để chuẩn bị cho kì “vượt vũ môn” này, khoảng 28 triệu học sinh liên tục rèn luyện, học tập không ngừng hàng năm trời. Đối với phụ huynh Trung Quốc, điểm kiểm tra và chỉ số IQ là các yếu tố quan trọng nhất, điều này phản ánh tính cạnh tranh khốc liệt của giáo dục đất nước tỉ dân này. Ở hai đặc khu Hong Kong và Đài Loan, áp lực của học sinh và phụ huynh về điểm số IQ không kém với đại lục khi các dịch vụ dạy kèm tư nhân rất phát triển với cam kết giúp học sinh có thể gia tăng điểm số IQ, khai mở tiềm năng học tập.

Vì sao Cao khảo là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới? | VTV.VN

Hàn Quốc cũng là một ví dụ khác. Phụ huynh Hàn Quốc không ngần ngại đầu tư mạnh vào giáo dục tư nhân và các dịch vụ dạy kèm nhằm nâng cao thành tích học tập của con cái họ. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Đại học Amsterdam, phần đông học sinh và phụ huynh Hàn Quốc cho rằng sự xuất sắc trong giáo dục chính là chìa khoá để đảm bảo cho tương lai ổn định và thành công. Hàn Quốc cũng là một trong số những quốc gia có thành tích cao nhất trong các kì đánh giá năng lực học sinh quốc tế như PISA.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự quan tâm quá mức của các nước châu Á về chỉ số IQ có nguồn gốc sâu xa từ các yếu tố văn hóa và hệ thống tư tưởng. Nhiều xã hội châu Á nhìn nhận giáo dục là “con đường vàng” và xem đây là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nâng cao địa vị xã hội. Sự tôn sùng giáo dục này phản ánh qua thái độ của phụ huynh châu Á đối với thành tích học tập. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Bắc Kinh, có tới hơn 90% phụ huynh được hỏi cho biết họ coi thành công trong học tập là yếu tố sống còn đối với tương lai của con cái họ. Thêm vào đó, mối quan hệ mật thiết giữa chỉ số IQ và năng lực nhận thức, học tập của học sinh càng khiến phụ huynh tin tưởng rằng việc sở hữu chỉ số IQ cao sẽ đảm bảo cho tương lai học tập của con cái.

Trên thực tế, việc quá chú trọng chỉ số IQ và kết quả học tập trong hệ thống giáo dục châu Á là một vấn đề phức tạp. Một mặt, không thể phủ nhận điều này giúp cho thành tích của các hệ thống giáo dục ở châu lục này càng dày thêm và giúp cho ngành này giành được nhiều sự đầu tư và chú ý của xã hội và hệ thống chính trị. Mặt khác, điều này gây ra áp lực học tập khủng khiếp lên học sinh. Là những quốc gia có chỉ số căng thẳng học đường cao hàng đầu thế giới, các quốc gia đã nhắc đến bên trên đang vật lộn với những vấn đề xã hội liên đới như trầm cảm học đường, nạn bắt nạt học đường, sự thiếu hụt nhân lực ngành giáo dục, tỉ lệ sinh giảm do áp lực chi phí giáo dục cao, v.v.. Điều này đặt ra bài toán hóc búa cho giáo dục châu Á trong việc cải cách mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Xếp hạng IQ cao nhất thế giới: Nhật Bản chỉ đứng thứ hai, Việt Nam đứng

Nhiều sáng kiến được giới thiệu trong những năm qua về việc cải cách giáo dục tại châu Á, bao gồm chuyển đổi phương pháp học truyền thống sang nuôi dưỡng tư duy phản biện, tính sáng tạo và năng lực hợp tác của học sinh, mở rộng quyền điều chỉnh phương pháp giảng dạy nhằm phát huy các tố chất học sinh tốt hơn, chuyển đổi sang hệ thống đánh giá toàn diện thay vì tập trung vào kết quả học tập, v.v.. Những phương pháp này được kì vọng sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục cân bằng hơn ở châu lục đông dân nhất thế giới – nơi mà không chỉ tôn vinh sự xuất sắc trong học tập mà còn chú trọng sự phát triển và phúc lợi của học sinh.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.