Văn hóa định hình cách chúng ta học ngôn ngữ ra sao?

Ngôn ngữ luôn mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hoá của dân tộc chủ thể. Việc học một ngôn ngữ cần được gắn kết với việc tìm hiểu về lịch sử và văn hoá của nơi mà ngôn ngữ đó ra đời và phát triển để có thể lĩnh hội tinh thần của ngôn ngữ cũng như xây dựng hiểu biết sâu sắc giúp sử dụng ngôn ngữ thành thạo và hiệu quả.

Đây là lời khuyên quí báu mà không chỉ những nhà khoa học ngôn ngữ, văn hoá đưa ra mà nhiều nhà giáo dục đã liên tục nhắc nhở những thế hệ học sinh của mình nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập ngôn ngữ, đồng thời làm phong phú những kiến thức văn hoá, lịch sử, xã hội giúp xây dựng được nền tảng vững chắc, mở rộng những cánh cửa phát triển của bản thân mình.

Học ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh

Về cơ bản, ngôn ngữ không chỉ là một tập hợp các từ theo những trật tự ngữ pháp cố định mà là một công cụ linh hoạt và sức mạnh của nó được phát huy tuỳ theo hoàn cảnh mà người nói, người viết sử dụng nó. Được định hình bởi không khí mà cuộc đối thoại được diễn ra, ngôn ngữ được não bộ xử lí khác nhau ở những người khác nhau bởi mỗi người lại có vốn sống, vốn tích luỹ, tính cách, lịch sử trải nghiệm thể chất và văn hoá khác nhau.

Những khám phá về não bộ con người cho thấy sự tương tác phức tạp giữa các vùng não và mạng lưới khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ theo các cách thức khác nhau. Về cơ bản, xử lí ngôn ngữ đa phương thức là khả năng sử dụng ngôn ngữ thông qua các giác quan như đọc tài liệu, nghe bài phát biểu hay viết thư. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các phương pháp nghiên cứu não khác nhau, các nhà khoa học chỉ ra rằng các tế bào thần kinh có xu hướng phản chiếu lại “hình ảnh” mà chúng ta thu nhận được từ người khác trong giao tiếp; điều này ảnh hưởng đến cách chúng ta tạo ra, xây dựng, sử dụng và phát triển ngôn ngữ.

Khi đã hình thành được một “kho dữ liệu” với dung lượng nhất định, não bộ sẽ tự động kích hoạt khi các “điểm chạm” giao tiếp quen thuộc hình thành, khiến cho mối liên hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và tri thức văn hoá là không thể tách rời. Chính sự tham gia đa giác quan trong giao tiếp này giúp cải thiện cả năng lực hiểu biết lẫn sử dụng ngôn ngữ trôi chảy khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ.

Nói cách khác, ngữ cảnh là cơ sở tham chiếu cơ bản, cho phép con người ta lần theo những “manh mối” hoặc gợi ý trong “không khí” để nắm bắt được ý nghĩa của những ngôn từ. Bầu không khí không chỉ thể hiện qua cách người ta lựa chọn từ ngữ mà còn qua cách nhấn nhá, ngữ điệu, cử chỉ, thậm chí là cảm giác cá nhân. Việc phân tích câu chữ mà không kèm ngữ cảnh sẽ khiến cho những nhận định thiếu đi độ chính xác và làm giảm hiệu quả trong việc việc truyền đạt các mục tiêu giao tiếp. Đơn cử như trong báo chí hiện đại, rất nhiều trường hợp người đưa tin cố tình bẻ câu, ngắt chữ, tách biệt thông điệp khỏi ngữ cảnh của nó nhằm gây sự tò mò, tranh cãi trong tin bài để thu hút thêm sự quan tâm, chú ý từ người đọc. Đây được xem như một hành vi thiếu đạo đức, độc ác từ phía báo giới nhưng vẫn rất phổ biến.

Đối với việc học hay giảng dạy ngoại ngữ, một trong những kĩ năng khó khăn nhất chính là dạy, rèn cho người học có thể “đọc” được ngữ cảnh, được không gian, được môi trường nhất là đối với các ngôn ngữ có nhiều tầng lớp ngữ nghĩa và đa dạng trong việc thể hiện quan điểm, ý kiến. Vì vậy, việc tạo dựng cho người học có được những hiểu biết cơ bản về văn hóa của một ngôn ngữ là điều cần thiết.

Hòa nhập văn hóa giúp tăng cường năng lực ngôn ngữ

Một trong những phương pháp học ngôn ngữ hiệu quả nhất chính là sống trong môi trường của ngôn ngữ đó. “Sống như người bản địa, nói như người bản xứ.” Tuy nhiên, điều này đặt ra không ít những thách thức cho người học ngôn ngữ khi hòa mình vào một nền văn hóa khác. Khi sống, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài, con người ta không chỉ học hỏi về ngôn ngữ mà còn cần thay đổi nếp sống, cách ứng xử, tư duy để phù hợp với những phong tục và truyền thống của nơi ở mới. Điều này đòi hỏi chính chúng ta cần nâng cao tính linh hoạt trong nhận thức cho phép bản thân thích ứng nhanh và hiệu quả nhất với môi trường mới.

Khi đã vượt qua giai đoạn này, sự hòa nhập về mặt văn hóa sẽ đem lại hiệu quả không ngờ, giúp cho não bộ của chúng ta cởi mở hơn với những kích thích đa dạng, cho phép chúng ta thực sự sống “như người bản địa” và sử dụng ngôn ngữ “như người bản xứ”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở nền văn hóa nước ngoài có khả năng xử lí ngữ pháp tốt hơn và học từ mới nhanh hơn những người chỉ học ngoại ngữ ở quê nhà.

Trên thực tế, học một ngôn ngữ có nghĩa là học cách nhìn thế giới qua một cặp mắt khác, hiểu được tinh thần của ngôn ngữ đó, tạo cho bản thân khả năng mở rộng tầm nhìn và điều chỉnh nhận thức, hành vi linh hoạt chính là mục đích của việc học ngôn ngữ. Những giá trị văn hoá, niềm tin, chuẩn mực xã hội khi được nắm bắt sẽ đem lại khả năng sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời, cho phép chúng ta vượt ra ngoài những bản dịch theo nghĩa đen tù túng và nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc hơn, thấm đượm “hồn cốt” của một dân tộc, từ đó thúc đẩy giao tiếp chân thành, ý nghĩa.

Tóm lại, nhận thức về văn hóa là một sự bổ sung, nâng tầm cho việc học ngôn ngữ và là một phương pháp học đã được khoa học chứng minh. Bằng cách áp dụng “triết lí” này vào việc giảng dạy, các nhà giáo dục hoàn toàn có thể hướng dẫn, huấn luyện cho người học các kĩ năng xử lí đa phương thức tự nhiên của não bộ để hình thành và phát triển khả năng linh hoạt trong nhận thức người học; từ đó đạt được sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa,giúp họ từ những người chỉ có thể “đoán nghĩa từ” một cách đơn thuần trở thành những người sử dụng ngôn ngữ thành thạo.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

3 phút giỏi ngay chuyển đổi câu gián tiếp, trực tiếp

Trọn bộ cẩm nang đại từ sở hữu cần nắm lòng khi học tiếng Anh