Năm 2023 được dự báo là một năm đầy biến động của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam nói riêng. Để cung cấp cho quí vị một cái nhìn toàn cảnh về tiềm năng đầu tư của ngành giáo dục Anh ngữ trong năm 2023, Language Link đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia đến từ trong và ngoài nước và tham khảo thêm góc nhìn từ những đại diện đến từ hai tập đoàn công nghệ lớn là Microsoft và Google.
Chúng ta đều biết giáo dục hay giáo dục Anh ngữ vẫn luôn được đánh giá cao khi nói về tiềm năng đầu tư. Giáo dục là một mảng thiết yếu của bất cứ nền kinh tế nào, đầu tư cho giáo dục được xem là lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tại các quốc gia không nói tiếng Anh như Việt Nam hay các nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, có một số yếu tố khiến cho việc đầu tư vào thị trường giáo dục tiếng Anh trở thành một lựa chọn thông minh.
Châu Á là một thị trường tiềm năng
Có rất nhiều lí do để thị trường giáo dục Anh ngữ châu Á trở thành chiếc bánh thơm ngon cho các nhà đầu tư. Sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư về châu Á ngày càng tăng giúp cho châu lục này leo những bước nhanh hơn trên bảng xếp hạng về sức mạnh kinh tế. Để giữ vững nhịp tăng, rất nhiều quốc gia châu Á đã và đang chi hàng tỉ đô la cho việc đào tạo Anh ngữ cho người dân phục vụ các mục đích khác nhau như học tập, giao tiếp, kinh doanh, chính trị, v.v. Thêm vào đó, tương lai của hệ thống giáo dục và huấn luyện kĩ năng ở châu lục đông dân nhất thế giới đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, tiên tiến, cần nhiều nguồn lực đầu tư hơn nữa. Tại châu Á, có thể điểm tên một vài thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây đều là các thị trường ở khu vực Đông Á, với tổng giá trị ước tính lên tới 20 tỉ đô.
“Cơn sốt” IELTS trở nên nóng hơn bao giờ hết tại châu Á nhờ vào những thành công trong đàm phán nâng cao từ phía các chính phủ về hỗ trợ du học tại Mĩ và châu Âu, cũng như việc tích cực triển khai các chương trình liên kết đào tạo trong nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tại Trung Quốc, các chính sách của chính phủ nước này hiện đang tập trung cho dòng vốn kinh doanh xuyên biên giới và chuyển dịch công nghệ giáo dục trong nước hướng tới 6 xu hướng chuyển đổi chính mà họ cho rằng sẽ định hình ngành giáo dục quốc nội trong tương lai gần. Theo báo cáo của EF năm 2022, chỉ số thông thạo tiếng Anh của Trung Quốc đã tăng lên vị trí 62 với số điểm là 498 điểm. Tuy nhiên, chỉ chưa đến 10 triệu người dân nước này hay nói cách khác là chưa đến 1% dân số Trung Quốc có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.
Trong khi đó, người Hàn Quốc được đánh giá là có năng lực Anh ngữ ở mức độ “vừa phải” mặc dù chi tiêu rất nhiều cho việc học sinh ngữ. EF cho biết Hàn Quốc xếp thứ 36/111 quốc gia với số điểm 537, cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Nhật Bản là nước có năng lực Anh ngữ trung bình thấp nhất trong các nước trên. Theo EF, chỉ có khoảng 20-30% người Nhật có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức cơ bản với lượng từ vựng hạn chế và ngữ pháp đơn giản. Tổ chức này xếp hạng trình độ tiếng Anh của người Nhật ở vị trí rất khiêm tốn (80/111 quốc gia với 475 điểm).
Việt Nam là thị trường tiềm năng
Tại Việt Nam, chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho người dân. Hằng năm, Việt Nam luôn dành một phần ngân sách “khủng” cho giáo dục. Năm 2017, Bộ GD&ĐT cho biết tổng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục là 1.300 nghìn tỉ đồng (tương đương 57 tỉ đô la), tăng 18,8% so với năm 2016. Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một đất nước trọng giáo dục khi dành tới 20% ngân sách cho giáo dục, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 14,1%. Điều này tạo ra điều kiện vô cùng quan trọng cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục Anh ngữ nói riêng phát triển. Từ đó, tạo ra nhu cầu lớn đối với giáo viên, giáo trình, học cụ và học liệu môn tiếng Anh có chất lượng cao.
Thêm vào đó, có thể thấy Việt Nam đang nỗ lực đuổi kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục khi áp dụng ngày càng nhiều những công nghệ học tập tiên tiến, từ đó hình thành môi trường tuyệt vời để triển khai các phương pháp học tập thông minh, tiến bộ. Với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kĩ thuật cùng Internet, người học ngày nay có thể dễ dàng học tập ở bất cứ đâu hay kết nối với giáo viên, bạn học bất cứ lúc nào một cách nhanh chóng và thuận tiện. Lớp học có thể hình thành ngay lập tức và duy trì tương tác gần như tương đương với môi trường học truyền thống. Chưa bao giờ, việc học tiếng Anh lại trở nên dễ dàng đến thế. Thống kê cho biết thị trường học trực tuyến của Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu 3 tỉ đô la vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.
Theo báo cáo của Education First (EF), có khoảng một nửa dân số Việt Nam có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh, tuy nhiên, trái với kì vọng của chính phủ, trình độ sử dụng tiếng Anh thành thạo của Việt Nam liên tục giảm trong những năm gần đây và nằm cuối danh sách các quốc gia có trình độ thông thạo trung bình (hạng 60/111 với 502 điểm). Điều đáng buồn này lại cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường giáo dục Anh ngữ ở Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt khi dự báo của chính phủ cho biết Việt Nam sớm chạm mốc 100 triệu dân vào tháng 4 tới.
Kết luận
Tóm lại, đầu tư vào giáo dục tiếng Anh có tiềm năng to lớn ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính phủ nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của lực lượng lao động, đặc biệt khi xu thế toàn cầu hóa đã lan rộng hơn bao giờ hết. Với những tiến bộ, phát kiến trong công nghệ giáo dục, việc học trở nên dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn, khiến cho việc đầu tư vào giáo dục tiếng Anh là một lựa chọn thông minh.
Với các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường xu hướng này, có một số lựa chọn như là đầu tư trực tiếp vào các công ti cung cấp dịch vụ học ngôn ngữ như trường ngôn ngữ hay các bên cung cấp khóa học trực tuyến. Ngoài ra, đầu tư gián tiếp thông qua các quĩ tập trung vào lĩnh vực giáo dục hoặc thông qua các công ti cung cấp các sản phẩm liên quan chẳng hạn như công nghệ giáo dục hoặc xuất bản cũng có thể được xem là lựa chọn sáng giá.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.