Trào lưu giáo dục sức khoẻ tâm thần trên thế giới đang diễn ra ra sao?

Dạo một vòng trên hệ thống mạng xã hội, ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều những nội dung của giới trẻ từ chuyện thể hiện tâm trạng buồn rầu, chán nản, thất vọng đến việc “tự chữa lành”. Báo chí và truyền thông cũng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này trong giai đoạn gần đây. Nhiều người cho rằng chính “sự thức tỉnh” của thế hệ Z về giá trị bản thân và sự độc hại của cuộc sống hiện đại khiến cho xã hội buộc phải dành nhiều nỗ lực “đi vào bên trong hơn” bởi “hành trình tìm kiếm sự chữa lành” đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tâm lí và nỗ lực đối mặt, xử lí những tổn thương.

Chấn thương tâm lí là gì?

Nói ngắn gọn, chấn thương tâm lí có thể được coi như “phụ phẩm” được tạo ra âm thầm từ các sự kiện cực kì căng thẳng làm tổn hại nặng về tâm lí cho một người. Trong nhiều trường hợp, những chấn thương tâm lí còn phủ “bóng đen” lên người bị ảnh hưởng, khiến họ bị ám ảnh trong một thời gian dài, đôi khi là cả cuộc đời. Từ những sự kiện như tai nạn, thiên tai, mất mát tới việc bị bắt nạt, tấn công, xâm phạm, v.v., các nạn nhân đều phải trải qua các chứng suy nhược tâm thần như rối loạn cảm xúc, căng thẳng, lo âu hay thậm chí trầm cảm.

Nhiều nhà xã hội học cho rằng, chính kỉ nguyên xoay quanh các kết nối kĩ thuật số này khiến cho các “bóng ma” chấn thương xuất hiện lớn hơn bao giờ hết. Giới trẻ dễ dàng rơi vào các vòng xoáy tiêu cực của mạng xã hội khi mỗi ngày họ đều tiếp cận với những thông tin, nội dung tiêu cực cực hay bị kéo theo các xu hướng không lành mạnh bởi sự hậu thuẫn của các nhà quản lí nền tảng kĩ thuật số. Hậu quả là nó đã khiến cho các tổn thương tâm lí nặng nề và dai dẳng hơn.

Arts, Psychology, Law Students at More Risk of Mental Health Problems: UK Study

Các liệu pháp “chữa lành” chấn thương tâm lí

Các chuyên gia tâm lí học cho biết hiện nay có nhiều liệu pháp giúp con người có thể phục hồi sau tổn thương tâm lí và tránh được chấn thương tâm lí. Tuy nhiên, để bắt đầu “con đường” này, điều đầu tiên mà con người cần có được là kiến thức và khả năng nhận biết tổn thương. Kế tiếp, họ cần phải thừa nhận sự tổn thương và mạnh mẽ đối mặt với chúng. Một liệu pháp phổ biến hiện nay được nhiều bác sĩ tâm thần, chuyên gia trị liệu tâm lí sử dụng là liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) tập trung vào công tác điều chỉnh thói quen suy nghĩ, nhận thức ý nghĩ tiêu cực, nuôi dưỡng khả năng phục hồi và thúc đẩy các cơ chế đối phó thích ứng ở con người. Ngoài ra, một liệu pháp khác gọi là liệu pháp tiếp xúc lại giúp bình ổn tâm lí của con người, kiểm soát sự nhạy cảm một cách có hệ thống, củng cố sự tự tin và giúp họ dễ dàng đối mặt với những kí ức đau thương hơn, dần dần lấy lại năng lực tự chủ với câu chuyện của chính mình.

Song song với sự phổ biến ngày một gia tăng của các liệu pháp chuyên nghiệp, trong những năm gần đây, các liệu pháp “tự chữa lành” cũng giành được nhiều sự quan tâm từ xã hội. Trong đó, việc thực hành chánh niệm đã nổi lên như một phương pháp hữu hiệu chống lại các nỗi đau tâm lí. Hàng loạt những chủ đề, nội dung được các mạng xã hội, giới truyền thông khai thác về chánh niệm trong 2-3 năm gần đây đã thể hiện tầm ảnh hưởng của liệu pháp này. Được mô tả là “sự nhận thức rõ ràng những gì đang hiện diện”, “chánh niệm” từ một khái niệm Phật giáo trở thành khái niệm cốt lõi giúp các cá nhân “tự chữa lành,” nuôi dưỡng sự dũng cảm của bản thân để vượt qua “những cơn dông bão của cuộc đời” một cách bình tĩnh và hạn chế khả năng bị chấn thương tâm lí. Ngoài ra, các cách thức quen thuộc khác như viết nhật kí, tự trò chuyện, chơi thể thao, nghe nhạc, v.v. hiện cũng đang được nhiều người thực hành hằng ngày.

Trào lưu giáo dục sức khoẻ tâm thần trên thế giới

Sự bùng nổ của nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng mở ra một thời đại mới cho ngành công nghiệp này. Hàng loạt thương hiệu chăm sóc sức khoẻ tâm thần xuất hiện trên thị trường, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật, công nghệ, triết lí kinh doanh khác nhau tạo ra sự đa dạng và dễ dàng tiếp cận. Trong đó, các thương hiệu sử dụng công nghệ cao được dự báo sẽ bùng nổ trong giai đoạn tới. Một vài thương hiệu hàng đầu hiện nay như Intellect hay Wysa thể hiện vị trí tiên phong trong việc liên tục đổi mới, trở nên gần gũi với khách hàng hơn, thu hẹp và xóa bỏ sự ngăn cách trong quá trình thực hiện dịch vụ, đồng thời cũng đáp ứng đa dạng hơn những nhu cầu của khách hàng.

How to Improve Your Mental Health in 2022 - The New York Times

Ở một góc nhìn khác, ngày càng nhiều chỉnh phủ tỏ ra quan tâm hơn tới sức khoẻ tâm thần của người dân. Một vài trong số họ còn mạnh tay đầu tư các khoản hỗ trợ ngành chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển. Những mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần công cộng tại các cơ sở giáo dục, nhà nước cũng được ưu tiên và tạo điều kiện. Tại Anh, một cam kết mới được chính phủ nước này đưa ra trị giá 2,3 tỉ bảng Anh/năm (tương đương 2,9 tỉ đô la Mĩ/năm) nhằm nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược của chính phủ với việc chăm lo cho hạnh phúc của các thế hệ tương lai.

Đối với giáo dục, việc dạy cho trẻ em biết và nhận thức rõ về chấn thương tâm lí đang được nhìn nhận là điều hết sức quan trọng. Các bậc phụ huynh được khuyến khích phối hợp cùng với các cơ sở giáo dục trong việc giáo dục và bảo vệ con em mình. Bằng cách thúc đẩy nuôi dưỡng khả năng phục hồi, sự hiểu biết về môi trường, văn hoá, bản thân và sức khoẻ tâm thần, các em sẽ được trao nhiều cơ hội để phát triển năng lực đồng cảm và nâng cao trí tuệ cảm xúc, giúp các em có thể phát triển trong thời đại kĩ thuật số mà vẫn biết các tự bảo vệ sức khỏe tinh thần và phục hồi sau tổn thương một cách lành mạnh.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.