Thị trường giáo dục sẽ ảnh hưởng thế nào từ quyết định kiểm soát các chương trình học liên kết tại trường công?

Hiện nay, các chương trình giáo dục hợp tác giữa trường công lập và các công ti giáo dục ở các thành phố lớn của Việt Nam đang bị hạn chế và thu hẹp về qui mô trước sự phản đối mạnh mẽ của phụ huynh, học sinh do việc sắp xếp xen kẽ chương trình bổ sung với chương trình chính thống trong thời khoá biểu. Điều này dẫn đến việc mở ra nhiều cơ hội hơn cho các trung tâm dạy thêm. Và nhiều người xem đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ cho giáo viên, phụ huynh, học sinh mà còn cho các trung tâm dạy thêm khi nhu cầu học thêm vẫn sẽ tồn tại và có sẽ có thêm nhiều chọn lựa chỗ học phù hợp với nhu cầu. Nhiều người khác còn cho rằng động thái này của chính phủ sẽ tiếp thêm năng lượng cho thị trường bán lẻ giáo dục khi có khả năng nhu cầu thị trường thậm chí sẽ còn tăng cao nếu thật sự các lớp học tăng cường tại các trường công “thất sủng” hoặc biến mất.

Trong cơ hội có thách thức

Thực chất, việc học bổ sung, phụ đạo đã không còn quá xa lạ với phụ huynh và học sinh trong suốt nhiều năm qua. Từng được coi là phương án để hạn chế tình trạng “bắt ép” học sinh học thêm tại nhà giáo viên, giúp cho học sinh có được trải nghiệm học tập đầy đủ hơn và được đối xử công bằng hơn, đến nay, những chương trình học bổ sung lại trở thành gánh nặng và nỗi nhức nhối của phụ huynh và học sinh khi có bàn tay của các công ti giáo dục tham gia vào.

Có thể nói hoàn toàn dễ hiểu khi nhiều người cho rằng đây là một cơ hội để các giáo viên và đặc biệt là các trung tâm dạy kèm vì họ có thể thu hút nhiều học sinh hơn. Các học sinh này và cha mẹ của mình chắc chắn vẫn có nhu cầu muốn nâng cao kĩ năng tiếng Anh, chuẩn bị cho kì thi hoặc học thêm những điều mới không có trong chương trình giảng dạy ở trường. Ngoài ra, so với học tại trường hay tại các lớp học của giáo viên, các trung tâm dạy kèm chính là việc có thể cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt và cá nhân hóa hơn cho những học sinh có nhu cầu và sở thích riêng, họ cũng sở hữu đội ngũ giáo viên chất lượng cao cùng cơ sở vật chất hiện đại với phương pháp giảng dạy sáng tạo, học sinh có thể đạt được mục tiêu của mình mà bớt cảm thấy nhàm chán hơn.

Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là một điều tốt hoàn toàn. Các trung tâm dạy kèm chắc chắn phải dự báo được sức ép mà họ sẽ phải chịu đựng khi thị trường bán lẻ giáo dục trở nên “nóng” hơn. Một vài thách thức chung mà các thương hiệu trong thị trường này sẽ buộc phải đối mặt bao gồm:

Sức ép cải tiến chất lượng dạy và học

Chất lượng không đồng đều và chưa có tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho các trung tâm dạy thêm dẫn đến tình trạng khó phân biệt diễn ra khi phụ huynh và học sinh tìm kiếm chỗ để tin tưởng. Tuy nhiên, do điều kiện của người học khác nhau, rất khó để yêu cầu tất cả các trung tâm buộc phải duy trì một bộ tiêu chuẩn cố định. Để có thể cung cấp các khoá học với giá rẻ, nhiều trung tâm lựa chọn việc sử dụng giáo viên không đủ trình độ hoặc thiếu kinh nghiệm, nhập khẩu các chương trình giảng dạy lỗi thời hoặc không phù hợp, cắt giảm đầu tư cơ sở vật chất dẫn đến môi trường học tập kém, thiếu hiệu quả. Ngoài ra, không có nhiều hệ thống trung tâm thực sự đầu tư vào việc nâng cấp và cải tiến hiệu quả học tập cho học viên tại trung tâm để có thể tối đa hoá lợi nhuận thu được, nhất là khi tất cả các doanh nghiệp đều đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Để có thể thu hút được nhiều học viên hơn, các trung tâm dạy thêm cần phải thay đổi cách nhìn của mình về phương thức quản trị chất lượng. Nếu chất lượng dạy và học không thể đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh, học sinh, họ hoàn toàn có thể chẳng thu được lợi ích nào từ việc các chương trình giáo dục liên kết tại trường công bị kiềm chế và quản lí chặt chẽ.

Sức ép điều chỉnh học phí

Học phí là một trong những yếu tố quan trọng có thể ngăn cản phụ huynh và học sinh lựa chọn mua khoá học tại trung tâm dạy thêm, đặc biệt trong giai đoạn “hậu COVID-19” và bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo khảo sát của Language Link kết hợp với dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR), ngân sách trung bình hằng tháng cho việc đi học thêm của con cái mà một hộ gia đình ở Việt Nam có thể chi là khoảng 1,79 triệu đồng/trẻ (khoảng 74.58 đô la Mĩ). Số tiền này có thể là gánh nặng đáng kể cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc các gia đình có thu nhập trung bình, đặc biệt khi họ phải đối mặt với sự tăng gia của các loại hàng hoá như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe hoặc nhà ở. Chưa kể, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập, khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc chu cấp chuyện học hành cho con cái.

Sức ép từ chính phủ

Không chỉ các chương trình liên kết với trường công đang bị theo dõi, thanh tra, các trung tâm dạy thêm được cho là sẽ trở thành đối tượng bị quản lí chặt chẽ trong tương lai bởi định hướng đảm bảo chất lượng và công bằng giáo dục cho tất cả trẻ em của chính phủ. Đơn cử là mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư bắt buộc tất cả các trung tâm dạy thêm trên toàn quốc phải đăng kí với chính quyền địa phương, tuân theo khung chương trình giảng dạy quốc gia và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời phải thường xuyên gửi báo cáo hoạt động. Đây là một trong những nỗ lực của Bộ trong việc thắt chặt cơ chế quản lí hoạt động dạy và học thêm. Ngoài ra, Bộ còn đang có kế hoạch xây dựng bộ tiêu chí gồm các chỉ số đánh giá chất lượng các trung tâm dạy thêm ở Việt Nam bất chấp những thách thức và khó khăn trong công tác nghiên cứu.

Kết

Có thể nói thị trường giáo dục Việt Nam đang đứng trước một bước chuyển mình mới khi các chương trình liên kết, hợp tác của hệ thống trường công với các công ti giáo dục đang bị rà soát và điều chỉnh. Điều này vừa mang lại những cơ hội nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các hệ thống bán lẻ giáo dục. Để có thể ứng phó thành công và phát triển hơn nữa, các trung tâm dạy thêm cần chuẩn bị các phương án và điều chỉnh lại chiến lược hoạt động, tìm cách cung cấp chất lượng giáo dục cao mà vẫn đảm bảo không đẩy giá lên quá cao, phát triển mô hình giáo dục phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh và thị hiếu thời đại.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.