Tại sao xu hướng “làm trái ngành, trái nghề” ngày càng gia tăng?

Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên hoàn toàn sinh ra trong thời đại mới. Khi quan sát và nghiên cứu về thế hệ này, người ta nhận ra nhiều điều không có hoặc hiếm có ở các thế hệ trước. Là một thế hệ linh hoạt, gen Z cho thấy vai trò tiên phong của mình trong việc tái định hình thế giới. Tương tự, khi nhìn vào lộ trình phát triển sự nghiệp của người thuộc thế hệ Z điển hình, người ta thấy được những khác biệt đáng kể khi thế hệ này cởi mở hơn với những cơ hội cũng như sẵn sàng thực hiện những bước ngoặt táo bạo hơn các thế hệ trước. Và xu hướng này không chỉ diễn ra ở một vài nơi mà là toàn thế giới.

Theo báo cáo năm 2022 của Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS) của Anh, có khoảng 46% sinh viên mới tốt nghiệp trong 3 năm trên toàn vương quốc đang không làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến bằng cấp của họ. Tương tự, ở châu Á, có tới  các sinh viên mới tốt nghiệp đều làm những công việc ngoài chuyên ngành. Thống kê của Singapore cho biết có khoảng 53% sinh viên tốt nghiệp ở nước này làm các công việc không liên quan đến chuyên ngành của họ. Còn tại các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, hằng năm, một lượng lớn sinh viên mới tốt nghiệp cũng chọn làm việc “trái ngành” sau khi tốt nghiệp.

Vậy, liệu lí do có chỉ nằm ở thế hệ trẻ? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về hiện tượng này và những lí do đằng sau nhé.

Thế hệ trẻ thích “nhảy việc” để trải nghiệm

Đặc điểm của thị trường việc làm là luôn luôn thay đổi, chính sự sôi động này lại thường mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn hơn, khiến cho các lao động mong muốn được chuyển ngành, chuyển lĩnh vực nhằm hưởng lợi nhiều nhất dù có thể công việc đó chẳng hề liên quan đến bằng cấp của họ. Những biến động của nền kinh tế cùng sự phát triển và bùng nổ của các ngành công nghiệp mới tạo ra những làn sóng khiến thị trường lao động thay đổi, thậm chí đảo chiều một cách khó kiểm soát. Một báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Vương quốc Anh trong năm 2023 chỉ ra rằng các ngành công nghệ và dịch vụ của nước này đã chứng kiến ​​mức tăng 15% về số lượng việc làm trống đem lại những lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp từ nhiều nền tảng học vấn khác nhau.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nhiều người trẻ tỏ ra “yêu thích” việc “nhảy việc” với mục tiêu trải nghiệm và khám phá bản thân. Trên thực tế, trải qua quá trình học tập, tích luỹ trải nghiệm, sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của một người thường thay đổi ít nhiều. Tiến sĩ Emma Taylor – một chuyên gia về phát triển nghề nghiệp – khẳng định rằng việc một người phát hiện ra niềm đam mê và thế mạnh đích thực của mình hoàn toàn có thể diễn khi anh ta hoặc cô ta đang theo học đại học. Những tiếp xúc với kiến thức và trải nghiệm thực tế thường đem lại cho sinh viên cái nhìn rõ ràng và chính xác về bản thân và năng lực của mình hơn. Vì thế, tình trạng chuyển ngành đào tạo không hề hiếm xảy ra ở bậc học này. Nhiều người thậm chí còn chậm hơn vì phải tới khi hoàn thành xong chương trình đào tạo mới nhận ra đây không phải lĩnh vực dành cho mình. Điều này khiến cho họ quyết định theo đuổi những nghề nghiệp phù hợp hơn.

The Rise of Principled Job Seekers: How Gen Z is Shaping the Future of Work

Ngoài ta, không thể phủ nhận việc “nhảy ngành” đem lại cho người lao động nhiều kiến thức và cơ hội rèn luyện những kĩ năng cao cấp và thực tế hơn. Ví dụ, để mài giũa tư duy phản biện, luyện tập giải quyết vấn đề và nâng cao năng lực giao tiếp một cách hiệu quả, một người cần có nhiều nhất những cơ hội cho riêng mình và việc “nhảy ngành” vô tình đem lại cho họ điều đó. Trong khi đó, chính những kĩ năng này lại được đánh giá vô cùng cao trong tất cả các ngành nghề, điều này càng tạo cho họ có nhiều cơ hội để “nhảy ngành” hơn nữa. Một nghiên cứu của LinkedIn vào năm 2023 cho thấy có tới hơn 78% nhà tuyển dụng khi được hỏi cho biết họ đánh giá các kĩ năng mềm của một ứng viên tương đương với kĩ năng chuyên môn của họ. Việc sở hữu những kĩ năng mềm tốt giúp cho một người dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc, linh hoạt và làm việc hiệu quả hơn.

Làm việc “trái ngành” có lợi và hại gì?

Trên thực tế, việc làm “trái ngành” đem lại những lợi ích và tác hại cho chính người lao động lẫn nền kinh tế.

Về lợi ích, việc làm “trái ngành” cho phép người lao động tiếp xúc và trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó cho họ cơ hội tự trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng đa lĩnh vực, cho phép họ nâng cao khả năng thích ứng và mở rộng nhiều cơ hội cho họ khi thị trường việc làm vấp phải những biến cố khó lường. Nghiên cứu của Cơ quan Thống kê Giáo dục Đại học (HESA) của Anh chỉ ra rằng sinh viên tốt nghiệp có nhiều kinh nghiệm làm việc khác nhau thường có thêm 30% khả năng được cất nhắc lên các vị trí quản lý trong vòng 5 năm. Ngoài ra, những người có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng chứng tỏ khả năng học hỏi và linh hoạt của bản thân. Đây đều là những tố chất được đánh giá cao hiện nay. Một cuộc khảo sát của PwC năm 2022 với các nhà tuyển dụng cho thấy 65% người được hỏi coi khả năng thích ứng của một ứng viên là một tiêu chí quan trọng, quyết định việc họ có được tuyển dụng hay không. Thêm vào đó, việc sở hữu nhiều kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực còn có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt có giá trị trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh hơn. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) báo cáo rằng nhu cầu tuyển dụng những người sở hữu các kĩ năng đa ngành ngày càng cao, với hơn 70% các vị trí “hot” đòi hỏi khả năng làm việc tốt trên nhiều lĩnh vực của người lao động.

Về tác hại, hiện tượng làm “trái ngành” có thể kéo nguy cơ thiếu việc làm tăng lên bởi nó gia tăng mức độ cạnh tranh ở các ngành được cho là “hot.” Khi sinh viên ngành A tốt nghiệp và thấy rằng họ phải cạnh tranh với cả sinh viên ngành B, ngành C và ngành D ngay trong lĩnh vực A thì rủi ro sinh viên ngành A bị thất nghiệp đương nhiên cao hơn. Tại Vương quốc Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) báo cáo rằng hằng năm có khoảng 22% sinh viên mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm trong chính ngành của mình. Ngoài ra, sự bất hợp lí trong kỳ vọng của những sinh viên mới tốt nghiệp cũng thường dẫn họ tới việc “nhảy việc” liên tục hay thậm chí bỏ ngành nghề. Rất nhiều trường hợp vì quá lí tưởng hoá công việc và môi trường làm việc khiến cho những người này không thể làm quen với thực tế, từ đó mất dần nhiệt huyết với công việc. Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2022 cho thấy hơn 55% sinh viên tốt nghiệp chọn làm việc “trái ngành” sau khi cảm thấy không hài lòng hơn với công việc trong ngành đầu tiên của mình. Thêm vào đó, có một sự thật mà hiếm khi các nhà tuyển dụng chia sẻ thực lòng với các ứng viên “trái ngành”, đó là chuyện giảm lương bởi rủi ro khi tuyển dụng một người không qua đào tạo hay tỏ ra không quá phù hợp với vị trí. Dù rằng mức giảm có thể không đáng kể và sẽ được bù đắp lại trong các lượt đánh giá hiệu suất trong tương lai nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới thu nhập ở hiện tại và làm chậm tiến trình gia tăng thu nhập của người lao động. Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) năm 2023 cho thấy những sinh viên làm “trái ngành” thường kiếm được ít hơn khoảng 15% so với những bạn đồng niên làm đúng ngành nghề được đào tạo.

Các biện pháp kiểm soát

Nhận thức được những thách thức do xu hướng này đặt ra, một số biện pháp khác nhau đã và đang được thực hiện nhằm gắn kết chặt chẽ hơn ngành giáo dục với thị trường lao động.

Đa số các trường cao đẳng, đại học hiện nay đã thay đổi cách nhìn nhận về định hướng đào tạo. Rất nhiều trường đã nỗ lực hơn trong việc sửa đổi chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm trang bị và hỗ trợ sinh viên mạnh mẽ hơn trong công cuộc tìm kiếm việc làm hậu tốt nghiệp. Đơn cử như chương trình hỗ trợ sinh viên của Đại học Oxford được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi một cộng đồng giáo sư trong trường, mở rộng chương trình đào tạo truyền thống với các khóa huấn luyện nghề nghiệp được cá nhân hóa và những hội chợ việc làm định kì dành riêng cho từng ngành. Chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng sinh viên tại Oxford và doanh nghiệp tại Anh. Trường Kinh tế Luân Đôn (LSE) gần đây cũng giới thiệu một mô-đun giáo dục trong chương trình của mình, giúp bổ sung kiến ​​thức kĩ thuật số cho sinh viên, đồng thời giúp họ rèn luyện kĩ năng phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyên viên am hiểu công nghệ.

Traditional 9-to-5 office jobs are 'at risk of dying out' | Metro News

Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa giới học thuật và các ngành công nghiệp cũng được khuyến khích đẩy mạnh. Những chương trình hợp tác này không chỉ giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp mà còn tạo cho họ những cơ hội tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, từ đó có thể bắt đầu sự nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn. Đơn cử như chương trình của Đại học Cambridge hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin nhằm thiết lập một hệ thống thực tập, đưa sinh viên của Cambridge vào làm việc trong những dự án phù hợp để họ có những kinh nghiệm thực tế quí báu, giúp họ hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết, đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Kết

Trên thực tế, hiện tượng làm “trái ngành, trái nghề” thực chất chỉ phản ánh việc đề cao tính linh hoạt trong giáo dục đại học trong thời đại mới, khi mà thế giới ngày càng thay đổi nhanh hơn, đòi hỏi người lao động có những kĩ năng giúp họ tồn tại, trụ vững và phát triển bất chấp biến cố có thể diễn ra bất cứ lúc nào.

Điều mà ngành giáo dục cần quan tâm hiện nay chính là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa hệ thống đào tạo và nhu cầu thị trường lao động; từ đó thúc đẩy những kết nối mạnh mẽ và bền chặt hơn giữa các bên, bao gồm các trường đại học, sinh viên của họ và các ngành công nghiệp. Việc đảm bảo chương trình đào tạo được liên tục cập nhật, làm mới sẽ giúp cho công tác đáp ứng nhu cầu thị trường lao động được diễn ra trôi chảy và thuận lợi hơn, đem lại lợi ích cho sinh viên cũng như toàn thị trường lao động. Một khi các trường đại học có khả năng giúp được sinh viên của mình nắm bắt tính chất năng động của thị trường lao động, họ đã giúp cho sinh viên có điểm tựa để tự tin gia nhập thị trường, từ đó tiếp tục phấn đấu để cải thiện bản thân và nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho chính mình.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.