Làm mới thương hiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị thương hiệu. Mỗi năm, thị trường chứng kiến hàng loạt những sự lột xác của các thương hiệu ở nhiều qui mô và cấp độ khác nhau. Nhưng tại sao lại cần làm mới thương hiệu? Cùng Language Link tìm hiểu những lí do đằng sau các quyết định làm mới thương hiệu và xác định những thời điểm tuyệt vời để làm mới một thương hiệu trong bài viết này.
Làm mới thương hiệu (hay còn gọi là brand refresh) là việc một thương hiệu thực hiện các thay đổi, nâng cấp về thông điệp cũng như hình ảnh của mình để bắt kịp thời đại, tránh lỗi thời và phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Làm mới thương hiệu không phải tái cấu trúc thương hiệu (hay còn gọi là rebrand). So với tái cấu trúc thương hiệu, làm mới thương hiệu được thực hiện ở qui mô nhỏ hơn và cấp độ thấp hơn.
Ngày nay, người tiêu dùng luôn ở trong tình trạng “ngập ngụa”, quá tải dữ liệu và thông tin. Mọi thứ đến và đi nhanh chóng đến không ngờ, tất cả có thể chỉ diễn ra trong một chớp mắt. Người ta có thể dễ dàng “phát cuồng” vì một xu hướng nào đó ngay lúc này nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì đã chán. Nói một cách khác là xu hướng đó đã trở nên lỗi thời. Vì vậy để một thương hiệu sống sót và không bị lãng quên trong cuộc chiến giành sự chú ý và yêu thích của công chúng, không chỉ cần một sức mạnh lớn, có thể gây bùng nổ mà còn cần sức bền thật dẻo dai.
Làm mới thương hiệu được đánh giá là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp cho thương hiệu vừa thu hút được sự chú ý, quan tâm của khách hàng hiện tại mà cũng có thể lôi kéo, gây ấn tượng với khách hàng mới. Phương pháp này có thể áp dụng cho không chỉ những thương hiệu đang gặp khó khăn mà cả những thương hiệu đang phát triển và đã nổi tiếng. Tuy nhiên, trước khi lên kế hoạch làm mới thương hiệu, cần đánh giá mức độ phù hợp trên thị trường của thương hiệu. Để làm được điều này, các nhà quản trị cần dựa trên những yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu và vị trí thương hiệu trên thị trường.
Sau đây là một số lí do mà các nhà quản trị thương hiệu nên cân nhắc làm mới thương hiệu từ quan điểm của Language Link:
1. Thiết kế thương hiệu đã lỗi thời
Thị hiếu của khách hàng và thị trường luôn thay đổi và ngày càng thay đổi nhanh hơn. Thiết kế của thương hiệu là thứ tác động đầu tiên tới công chúng của thương hiệu. Việc sử dụng một hình ảnh cũ kĩ và lỗi thời sẽ không có lợi cho thương hiệu trong việc giao tiếp với công chúng. Nhà quản trị cần nắm bắt được sở thích, gu thẩm mĩ của đối tượng khách hàng chính và xem xét các yếu tố liên quan để chọn ra được phong cách thiết kế phù hợp. Bên cạnh đó, yếu tố kênh giao tiếp cũng sẽ ảnh hưởng tới thiết kế của thương hiệu.
Năm 2016, Instagram sau khi trở thành một mảng dưới trướng của Facebook đã thực hiện làm mới thương hiệu, trở thành chủ đề nóng nhất và gây tranh cãi nhất giai đoạn đó. Từ bỏ nhận diện quen thuộc với hình máy ảnh Polaroid cùng phong cách retro, Instagram với phong cách ombre (còn gọi là gradient) mới trở nên hiện đại và mang màu sắc công nghệ hơn, phù hợp với định hướng mới là tập trung vào trải nghiệm ảnh, video kĩ thuật số. Instagram sau đó tiếp tục giữ vững vị trí của mình như một trong những mạng xã hội hàng đầu.
Nếu Instagram làm mới thương hiệu sau khi đổi chủ thì cũng trong năm 2016, Alaska Airlines thực hiện làm mới thương hiệu của họ với phần mô tả diễn giải tầm quan trọng của dự án là “cú lột xác sau ¼ thế kỉ” trong khi trước đó hai năm hãng này mới được vinh danh là hãng hàng không có trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất trên bảng xếp hạng của Wall Street Journal. Việc làm mới thương hiệu vào thời điểm đó dường như không quá cần thiết, nhưng hãng vẫn kiên quyết thực hiện và thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng khách hàng, giúp hãng tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu và vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
2. Khả năng tiếp cận khách hàng bị hạn chế
Thương hiệu ra đời vì khách hàng. Nếu thương hiệu trở nên không còn thân thiện và khó tiếp cận với đối tượng khách hàng mong muốn, thương hiệu phải thay đổi.
Dunkin’ với tên cũ là Dunkin’ Donuts là thương hiệu F&B nổi tiếng chuyên phục vụ những món ăn nhẹ cùng các đồ uống như cà phê. Năm 2018, Dunkin’ thực hiện làm mới thương hiệu mạnh mẽ bằng cách bỏ chữ Donuts trong nhãn hiệu của mình và giới thiệu logo mới theo phong cách tối giản. Vẫn giữ nguyên tông màu dễ nhận biết và phông chữ tròn, Dukin’ vẫn gợi nhớ tới nhãn hiệu cũ của mình và tự cho phép khách hàng nghĩ đến họ với các món ăn khác ngoài những chiếc bánh vòng (donut). Những khách hàng không quá mê mẩn những chiếc bánh vòng vẫn có thể ghé tới Dunkin’ để thưởng thức các bữa ăn nhẹ.
3. Khả năng hiển thị hạn chế
Bên cạnh tính nhất quán trong các chiến lược tiếp thị trên mọi kênh triển khai, các nhà quản lí cũng cần theo dõi và tìm cách tối ưu khả năng hiển thị của thương hiệu (còn gọi là brand visibility). Trong nhiều trường hợp, khả năng hiển thị của thương hiệu không đồng đều vì đặc điểm của các môi trường, nền tảng và kênh không giống nhau. Có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng các thương hiệu thường xuyên loay hoay trong việc điều chỉnh nhận diện kĩ thuật số vì tính không ổn định và thường xuyên cập nhật của môi trường này. Việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị và quản trị thương hiệu là điều cần thiết để khả năng hiển thị thương hiệu được nâng cao, nhờ đó cải thiện hơn trải nghiệm của khách hàng.
4. Tăng trưởng chững lại hay giảm sút
Tăng trưởng chậm là điều mà chẳng doanh nghiệp nào mong muốn. Khi doanh số bán hàng rơi xuống mức yếu và tốc độ tạo khách hàng tiềm năng chậm lại, sẽ cần phải nhìn sâu vào mọi khía cạnh để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Việc thu hút khách hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu doanh nhân nghĩ rằng một luồng năng lượng mới (như việc cải tiến hình ảnh) từ thương hiệu sẽ giúp khách hàng chú ý và quan tâm hơn thì đã đến lúc làm điều đó. Một thiết kế mới có thể dẫn đường cho một chiến lược hoàn toàn mới. Thương hiệu có cơ hội “nói” một điều gì đó mới mà không bị cho là “phô trương” hay “sượng sùng”.
Làm mới thương hiệu là một công cụ mạnh mẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đánh giá nhu cầu làm mới thương hiệu phải được nhìn nhận và tiến hành một cách có chiến lược. Nên nhớ rằng dù thương hiệu có những cải tiến mạnh mẽ tới đâu, việc làm mới thương hiệu cũng chỉ cho phép một doanh nghiệp tự làm nổi bật vị trí của mình trên thị trường bằng cách củng cố các giá trị nhằm đạt được một viễn cảnh mới tốt đẹp hơn.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.