Tại sao châu Âu lại tụt hậu về kinh tế so với Mĩ?

Châu Âu – một châu lục trù phú, tiên tiến bậc nhất thế giới, nơi tập trung những nền kinh tế hàng đầu – đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với Mĩ trong những năm gần đây. Sự chênh lệch ngày càng gia tăng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra những hệ luỵ khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu lí do khiến cho châu Âu bị tụt lại phía sau Mĩ về kinh tế và liệu có những giải pháp nào để vực dậy kinh tế của châu lục này hay không.

Dựa trên số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Mĩ và châu Âu năm 2008 lần lượt là 14.770 tỉ USD và 14.160 tỉ USD; điều này cho thấy sự khác biệt giữa hai nền kinh tế lớn này tương đối nhỏ. Tuy nhiên, sau 12 năm, GDP của Mĩ đã tăng vọt lên 25.460 tỉ USD, trong khi GDP của châu Âu không những không tăng lên mà chỉ còn ở mức 14.040 tỉ USD. Như vậy, kết quả cho thấy nền kinh tế châu Âu hiện chỉ còn bằng khoảng 55% nền kinh tế Mĩ.

Xếp hạng GDP bình quân đầu người của các bang của Mĩ và các nước châu Âu do Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế châu Âu (ECIPE) công bố vào tháng 7/2023, Ý chỉ đứng cao hơn mỗi Mississippi – bang nghèo nhất nước Mĩ. Vị trí của Pháp nằm giữa Idaho và Arkansas, cả hai đều xếp thứ 48 và 49 trên bảng xếp hạng này. Đức dù được biết đến là “đầu tàu kinh tế châu Âu” cũng chỉ nằm giữa Oklahoma và Maine – là các bang xếp thứ 38 và 39 ở Mĩ.

Các chuyên gia cho biết nền kinh tế châu Âu tụt hậu so với Mĩ là bởi ba lí do chính:

  1. Châu Âu thiếu những lợi thế đáng kể về năng lượng và nguồn vốn

Trong khi Mĩ giữ vị trí là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới, châu Âu hiện đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu khí từ Nga và Trung Đông. Thêm vào đó, Mĩ tự hào có thị trường vốn lớn, năng động và có khả năng thích ứng cao, trong khi châu Âu lại đang phải đối mặt với những thách thức trong việc huy động vốn cho doanh nghiệp trong khối.

  1. Châu Âu thiếu sự đổi mới và sáng tạo công nghệ cao

Trong khi Mĩ vẫn luôn là đất nước dẫn đầu toàn cầu về khoa học, công nghệ cũng như các sáng kiến đổi mới, sở hữu nhiều tên tuổi công nghệ nổi bật, các “gã khổng lồ công nghệ” như Apple, Google, Microsoft, Amazon, Meta, v.v. thì châu Âu lại đang giậm chân tại chỗ. Thiếu hụt các công ti công nghệ toàn cầu buộc các nước Âu châu phải tăng lượng đầu tư để thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, châu Âu từng chiếm tới 44% sản lượng bán dẫn của thế giới thế nhưng hiện nay chỉ còn đóng góp vỏn vẹn 9%, chỉ bằng 2/3 so với Mĩ. Cả châu Âu và Mĩ đều đang nỗ lực nâng cao năng lực của mình, nhưng các nhà kinh tế lại cho rằng phải tới năm 2025 thì châu Âu mới có khả năng vượt qua Mĩ ở số lượng nhà máy bán dẫn mới.

  1. Châu Âu thiếu một thị trường thống nhất

Dù việc thành lập một liên minh kinh tế, chính trị của châu Âu được cho là bước tiến vĩ đại giúp cho kinh tế châu lục thăng hoa, nhưng châu lục này vẫn chưa tạo ra được một thị trường thống nhất và hoạt động hiệu quả bởi chính các rào cản thương mại, pháp lí và văn hóa hiện hữu giữa các nước thành viên. Những khó khăn này, ngược lại, không phải là vấn đề với Mĩ, khi mà nước này sở hữu một thị trường nội địa lớn, có tính thống nhất và được hưởng lợi từ hệ thống tiền tệ, ngôn ngữ và pháp lí chung, tạo điều kiện thuận lợi cho qui mô và hiệu quả kinh tế.

Hệ luỵ của sự tụt hậu về kinh tế của châu Âu so với Mĩ

Việc tụt hậu về kinh tế khiến cho ảnh hưởng và vai trò của châu Âu trên thế giới đang ngày càng giảm sút. Siêu cường duy nhất có sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao vô song hiện nay chính là Mĩ. Bị Trung Quốc vượt mặt, châu Âu đã không còn là đối thủ ngang hàng với Mĩ. Chiến tranh kinh tế giữa Mĩ và Trung Quốc đã khẳng định vị trí thứ hai thế giới của đại diện châu Á. Có thể nói châu Âu không còn khả năng đối đầu trực tiếp với hai cường quốc trên mà thay vào đó đành phải theo đuổi các cuộc đàm phán hợp tác và ngoại giao.

Chính bản thân châu Âu thấu hiểu các khó khăn mà mình phải đối mặt, trong đó có cả những thách thức chính trị và xã hội, bao gồm tình trạng trì trệ dẫn đến bất bình đẳng, tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói gia tăng, dẫn đến sự bất mãn và phản kháng của người dân – đặc biệt là giới trẻ – đối với các chính sách của chính phủ và EU. Ngoài ra, cũng như các châu lục khác, tình hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh đã khiến châu Âu lao đao và thiếu ổn định hơn bao giờ hết. Những lo ngại về các vấn đề liên quan tới người di cư, tội phạm, khủng bố, v.v. cũng là những mối lo thường trực của các lãnh đạo châu Âu.

Châu Âu còn dẫn đầu thế giới về những gì?

Một ví dụ đáng chú ý là “Hiệu ứng Brussels” khi các công ti trên toàn thế giới bắt buộc phải tuân thủ các qui định của thị trường chung châu Âu do qui mô lớn của thị trường này.

Châu Âu cũng thành thạo trong các ngành công nghiệp “lối sống”. Du lịch châu Âu chiếm gần 2/3 lượng khách du lịch toàn cầu. Các công ti châu Âu cũng nắm giữ thị phần đáng kể trong thị trường hàng hoá xa xỉ. Các đội tuyển, tuyển thủ của châu Âu cũng thống trị nhiều môn thể thao phổ biến, ví dụ như bóng đá. Mặc dù rất nhiều câu lạc bộ bóng đá lớn hiện nay thuộc sở hữu của các nhà đầu tư đến từ Trung Đông, Mĩ hoặc châu Á, ngành công nghiệp thể thao tại châu Âu vẫn “hái ra tiền” với giá trị chuyển nhượng và doanh thu ngày càng tăng.

Sự thống trị của châu Âu trong các ngành công nghiệp “lối sống” cho thấy nhiều cá nhân vẫn thấy cuộc sống ở “lục địa già” đủ hấp dẫn với họ. Tuy nhiên, đây có thể được coi là một yếu tố góp phần gây ra vấn đề hiện tại. Tờ Financial Times gợi ý rằng chỉ trừ phi châu Âu nhận thấy mối nguy hiểm lớn hơn, bằng không châu lục này sẽ chẳng bao giờ có đủ động lực để đảo ngược sự suy giảm không thể tránh khỏi về quyền lực, ảnh hưởng và sự giàu có của mình.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.