Sức hút của khu vực Đông Nam Á và Việt Nam trong mắt giới đầu tư nhượng quyền

Trong giới nhượng quyền, việc mở rộng mạng lưới tới các vùng đất mới là nhiệm vụ, sứ mệnh và cũng là điều hấp dẫn nhất của ngành này. Như những nhà thám hiểm, các nhà nhượng quyền luôn tìm kiếm lãnh thổ, đất nước tiếp theo để mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu của họ, vì thực chất, mô hình kinh doanh nhượng quyền là liên tục mở rộng, ngay khi ổn định ở một khu vực, thương hiệu đã phải tính đến chuyện đặt nền móng cho khu vực tiếp theo.

Đông Nam Á những năm gần đây nổi lên như một điểm đến vô cùng hấp dẫn của các thương hiệu nhượng quyền quốc tế. Các quốc gia tiêu biểu trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam thường xuyên được xướng tên như những “mảnh đất vàng” cho các thương hiệu nước ngoài tìm đến và phát triển. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu sức hút của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong mắt giới đầu tư nhượng quyền.

Đông Nam Á là khu vực phát triển nhanh nhất hành tinh

Thật vậy, những báo cáo gần đây ngày càng khẳng định chắc chắn về tiềm năng và thực lực phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Các nước này luôn có tên trong các chiến lược kinh doanh toàn cầu như một khu vực ưu tiên, vượt xa phần lớn thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP và nhiều chỉ số khác; điều này cho thấy kinh tế ở đây vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các nước trong vùng đều có dân số rất trẻ – nguồn lực lao động có sức khỏe, có tư duy tiến bộ, có sự sáng tạo tuyệt vời cho nền kinh tế và có khả năng học hỏi nhanh chóng. Thêm vào đó, thu nhập của người dân khu vực này cũng tăng nhanh đáng kể dẫn đến sức mua xa xỉ phẩm của người dân được cho là sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

Không dừng lại ở đó, Đông Nam Á dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã rất thành công trong việc thúc đẩy tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên, tạo ra tăng trưởng thực sự, giúp từng nước trong khối trở nên giàu có và vững mạnh hơn. Sự đoàn kết giữa các quốc gia trong khối đảm bảo cho tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc các thương hiệu sẽ gặp ít thách thức hơn khi phát triển đồng thời ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Ông Patrick Mauser, người sáng lập và giám đốc điều hành của Học viện Nhượng quyền châu Á cho biết: “Nhiều năm trước, khi chúng tôi mới bắt đầu tham gia thị trường nhượng quyền, các thương hiệu phương Tây đều rất muốn có sự hiện diện tại Dubai và tự coi điều đó là một dấu ấn thành công của mình. Tuy nhiên, thị trường nay đã thay đổi rất nhiều. Vị thế của các thị trường ở những nước đang phát triển tại châu Á (đặc biệt là Đông Nam Á) đã được nâng lên. Thêm vào đó, những thương hiệu lớn đến từ các quốc gia châu Á cũng đang trở thành những đối thủ đáng gờm của phương Tây”.

Đông Nam Á quá sức hấp dẫn

Nền tảng kinh tế cơ bản của một khu vực chính là bệ phóng tiềm năng của nó. Đông Nam Á đang rất mạnh. Thật khó đặt cả 655 triệu người lên cùng một con tàu chiến lược, tuy nhiên, nhìn chung, có những đặc điểm chung ở khu vực này mà một nhà nhượng quyền có thể khai thác để bổ sung vào chiến lược kinh doanh của mình.

Về mặt nhân khẩu học, Đông Nam Á đang dần tiến đến giai đoạn chững lại của gia tăng dân số và sẽ bắt đầu giai đoạn già hoá sau đó, tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm. Đây là một điểm tích cực đối với sự phát triển kinh tế khu vực. Thực tế cho thấy, nhiều năm nay, mỗi năm đều có rất nhiều lao động di cư từ các vùng quê đến những đô thị lớn trên khắp khu vực để làm việc. Hầu hết bọn họ đều có tuổi đời rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp hay qua bất cứ trường lớp đào tạo chuyên sâu nào. Tuy điều này đồng nghĩa với việc năng suất và chất lượng lao động ban đầu chưa cao nhưng nhờ vậy mà giá nhân lực rất rẻ, giúp giảm giá thành hàng hoá, dịch vụ, đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, lao động nhập cư thường có xu hướng sẵn sàng đảm nhận những công việc khó khăn, ngay cả khi họ được trả lương thấp hoặc không nhận được nhiều hỗ trợ trong công việc hơn lao động bản địa.

Nhờ sự di chuyển không ngừng, các đô thị ngày càng trở nên đông đúc hơn, khiến cho thị trường tại đây trở nên ngày càng rộng lớn với sức mua mạnh mẽ, từ đó giữ đà và thúc đẩy kinh tế của đô thị phát triển. Bộ phận lao động nhập cư lớn có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thường trực trong các ngành then chốt tại đô thị, đặc biệt là các ngành xây dựng, sản xuất và khách sạn. Thêm vào đó, chi tiêu của lao động nhập cư cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế nhờ vào chi tiêu của họ, lượng thuế họ đóng góp cũng như phí sử dụng các dịch vụ công cộng.

Để đảm bảo cho sự phát triển của khu vực, hiện nay ASEAN đang yêu cầu rất nhiều tín dụng, nỗ lực duy trì phương pháp tiếp cận tăng trưởng kinh tế tập thể, không ủng hộ bất cứ quốc gia nào chống lại quốc gia nào. Với các chính sách thương mại liên quốc gia, ASEAN trở thành khối liên minh kinh tế mà bất cứ một thương hiệu nhượng quyền nào cũng muốn đến để kinh doanh.

Giám đốc điều hành và đồng sáng lập VF Franchíe Consulting, ông Sean T. Ngo nhận định: “Đông Nam Á đại diện cho khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Hiện tại, Singapore là quốc gia phát triển duy nhất trong khối, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi khi Malaysia và Thái Lan lần lượt đạt được vị thế thu nhập cao hơn trong vòng một và hai thập kỷ tới… Người tiêu dùng trẻ tuổi tại Đông Nam Á ngày càng có năng lực tiêu dùng cao hơn, hấp dẫn nhiều nhà nhượng quyền toàn cầu muốn thâm nhập vào Đông Nam Á trước khi họ tiếp cận các “thị trường già”, khó tính hơn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.”

Ngoài ra, trong lúc đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi quốc gia, một số quốc gia Đông Nam Á đã có thể giải quyết thảm hoạ này một cách hiệu quả, từ đó cứu nền kinh tế khỏi sụt giảm, đơn cử như Việt Nam. Năm 2020-2021 là những năm đáng nhớ của kinh tế Việt khi đất nước nhỏ bé này được công nhận là nền kinh tế hoạt động tốt nhất thế giới. Điều này chứng tỏ óc phán đoán và tư duy nhanh nhạy của chính quyền trong việc ra những quyết sách thông minh, kiềm chế tác động tiêu cực của COVID-19.

Hiện trạng nhượng quyền thương mại trong khu vực

Đông Nam Á đang được hưởng lợi từ những hiệu ứng kinh tế toàn cầu. Với việc ngày một cải thiện tốt hơn về GDP bình quân đầu người, tầng lớp trung lưu trong xã hội các đất nước trong khu vực này đang gia tăng đáng kể, đem lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế.

Sự phát triển nhanh chóng của các nước Đông Nam Á và hiệu quả từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thông minh hoá các ngành sản xuất cho phép người dân có được nhiều thời gian rảnh rỗi và thu nhập khả dụng cao hơn. Đây chính là thời cơ tuyệt vời để các thương hiệu nhượng quyền có thể bước vào và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao.“Nhượng quyền thương mại ẩm thực, bao gồm cả thức ăn nhanh, nhà hàng cao cấp, chuỗi cà phê, tiệm bánh, v.v., tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng,” ông Ngo cho biết. “Các thương hiệu nhượng quyền thương mại khác thuộc ngành bán lẻ, thời trang, giáo dục, dịch vụ, ô tô, thể dục thể thao, v.v. cũng đang được chờ đợi sẽ bùng nổ.”

Tương lai của nhượng quyền thương mại ở Đông Nam Á

Khi thu nhập khả dụng của người dân tăng lên và họ hình thành được cho mình thị hiếu ổn định với những yêu cầu tinh tế hơn về sản phẩm, dịch vụ thì các thương hiệu cung cấp những giá trị vô hình sẽ được quan tâm nhiều hơn, điển hình như lĩnh vực giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, làm đẹp, tư vấn, v.v..

Tham vọng của tầng lớp trung lưu đang lên được cho là thường phản ánh qua thói quen chi tiêu của họ, nhất là các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao và bền vững. Nhượng quyền thương mại giáo dục hiện đang được đặt ở vị trí thuận lợi nhất để thu lợi ở Đông Nam Á khi các bậc cha mẹ vì để chuẩn bị tốt nhất cho con cái của họ sẽ không ngần ngại tìm kiếm các giải pháp giáo dục bổ sung tốt nhất có thể. Và xu hướng này đang diễn ra ở qui mô toàn cầu.

Hạn chế duy nhất đối với sự phát triển của nhượng quyền thương mại trong khu vực Đông Nam Á là khả năng tiếp cận vốn. Mặc dù đã có những bước tiến lớn về nguồn tín dụng, khu vực này vẫn cần nhiều hơn thế. Có một điều chắc chắn là việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhượng quyền sẽ đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng cho kinh tế khu vực khi nhượng quyền được coi là ngôi sao tương lai của nền kinh tế. Tại các thị trường như Singapore, Malaysia và Thái Lan, các bên nhận quyền thường được tạo điều kiện để có thể dễ dàng vay vốn để kinh doanh hơn ở các quốc gia khác, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.