Xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Không giống như chăm sóc một cái cây, việc xây dựng thương hiệu cần đầu tư cả về thời gian, nỗ lực, tài lực và phải có chiến lược cũng như năng lực xử lí các vấn đề phát sinh. Trong việc xây dựng thương hiệu, kể cả các thương hiệu lớn cũng mắc nhiều sai lầm dẫn đến những “bước lùi” đáng tiếc, để lại bài học cho những thương hiệu khác.
Cùng Language Link tìm hiểu về các sai lầm phổ biến nhất mà một doanh nghiệp dễ mắc phải trong quá trình xây dựng thương hiệu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mở rộng và phát triển hình ảnh quá nhanh: dục tốc bất đạt!
Mở rộng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. “Chỉ có cá lớn mới bơi được ra biển”, mọi doanh nghiệp đều mong muốn thúc đẩy quá trình mở rộng của mình. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nhân lại không nhìn nhận chính xác về quá trình mở rộng. Việc mở rộng về danh mục sản phẩm, qui mô công ty, số lượng chuỗi cửa hàng, v.v. với tốc độ quá nhanh sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm.
Trong xây dựng thương hiệu, nếu không có một chiến lược phát triển thương hiệu nhất quán và rõ ràng, thương hiệu rất dễ rơi vào tình trạng mất chất riêng, không có dấu ấn đối với khách hàng. Một thương hiệu có hình ảnh mộc mạc nếu trở nên quá kiểu cách sẽ đánh mất bản sắc, trở nên xa lạ với công chúng của mình và ngược lại.
Ví dụ, Colgate ban đầu có định vị mạnh mẽ là “thương hiệu số 1 được các nha sĩ khuyên dùng”, gắn liền với hình ảnh của các chuyên gia trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, sau đó, Colgate đã tung ra thị trường dòng Colgate Max Fresh với hình ảnh trẻ trung, rời xa hình ảnh bác sĩ nha khoa quen thuộc. Điều này gây ra sự nhầm lẫn về hình ảnh thương hiệu, người dùng không biết thương hiệu bán gì và khi có nhu cầu, họ không thể nhớ ngay thương hiệu đó.
2. Không “địa phương hóa” hình ảnh thương hiệu
“Địa phương hóa” là một công việc khó. Chúng ta đều biết thương hiệu cũng như con người, khi ra đời tại một nơi nào đó, nó sẽ mang ít nhiều màu sắc văn hóa và “linh hồn” của vùng đất nơi nó sinh ra.
Việc mở rộng thương hiệu sẽ đặt ra cho doanh nhân bài toán về địa phương hóa thương hiệu nhằm tạo dựng nhanh nhất và bền chặt nhất sự gắn kết của thương hiệu với công chúng của mình. Độ khó của việc này còn trở nên cao hơn đối với các thương hiệu nước ngoài khi thâm nhập thị trường mới. Những thương hiệu này luôn gặp trở ngại về văn hóa dù có cùng đến từ một châu lục đi chăng nữa. Bởi lẽ mỗi quốc gia, mỗi vùng đất lại có những phong tục tập quán, quan điểm sống, v.v. khác nhau; điều này đòi hỏi các thương hiệu phải nghiên cứu và lên kế hoạch thực hiện kỹ lưỡng, đôi chút. Để có thể chinh phục thành công thị trường, doanh nhân phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng và lựa chọn đúng chiến lược địa phương hóa cho thương hiệu của mình..
Ví dụ, tại Việt Nam, đã có rất nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh gặp phải thất bại, điển hình là McDonald’s trong giai đoạn đầu tiên. Thất bại chóng vánh của McDonald’s khiến cho thương hiệu này phải nghiêm túc nhìn nhận lại chiến lược của mình và có những thay đổi tích cực hơn vào thời gian sau. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân chính tới thất bại của McDonald’s như: thực đơn không hợp khẩu vị người Việt, giá thành quá cao, phong cách phục vụ chưa phù hợp. Vào thời điểm đó, món bánh mì kẹp kiểu Mĩ không phải là một món ăn quá xa lạ với người Việt nhưng lại có rất nhiều sự lựa chọn có thể thay thế nó. Những đối thủ lớn nhất của McDonald’s không ai khác chính là các quán ăn ven đường với giá rẻ hơn gấp nhiều lần cùng hương vị quen thuộc. Chưa kể thực khách chỉ cần dừng lại 5 phút là có ngay thức ăn cho chính mình. Các chuỗi như McDonald’s nghĩ rằng họ bán đồ ăn nhanh nhưng họ không “nhanh” đến thế.
3. Chậm chạp trong đổi mới
Có rất nhiều thương hiệu từng tạo được dấu ấn sâu đậm trên thị trường nhưng sau một thời gian lại “bặt vô âm tín”. Đó là dấu hiệu của sự ngủ quên trên chiến thắng. Việc xây dựng thương hiệu cần những nỗ lực liên tục để duy trì độ nóng và sự yêu thích Không có một thương hiệu nào có thể tồn tại lâu dài mà không bỏ ra công sức để nhắc nhớ công chúng của mình. Trong bối cảnh cuộc cách mạng số đang diễn ra trên toàn cầu, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn với những ý tưởng độc đáo. Khi các đối thủ không ngừng đổi mới, nếu cứ đứng yên thì thương hiệu sẽ rất nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Ví dụ, năm 2007, Dutch Lady (Cô gái Hà Lan) từng là nhãn hiệu số 1 với 37% thị phần thị trường sữa tại Việt Nam, trong khi Vinamilk đứng vị trí thứ 2 với 35% thị phần. Những năm sau đó, Vinamilk liên tục đổi mới với những quảng cáo sáng tạo, mở thêm điểm phân phối, trang trại chăn nuôi bò tiên tiến nhưng Dutch Lady dường như chưa có động thái mạnh mẽ nào. Kết quả là đến năm 2021, Vinamilk hiện nắm giữ 63% thị phần, trong khi Dutch Lady chỉ còn có 9%.
Trong việc xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề như mất phương hướng, định vị sai, nhận thức kém, không thể duy trì phát triển thương hiệu song song bên cạnh việc đảm bảo doanh thu, v.v.. Điều quan trọng đối với người làm thương hiệu là phải có tư duy đúng đắn, biết quy trình bài bản để đưa ra chiến lược và triển khai phần thực hiện tuân theo chiến lược đã đặt ra.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.