Quảng cáo ngoài trời, còn được gọi là OOH (tiếng Anh: out-of-home), là một loại hình tiếp thị lâu đời và cực kỳ hiệu quả. Về cơ bản, OOH sử dụng kết hợp một loạt các loại vật phẩm quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi họ hoạt động bên ngoài. Là loại hình quảng cáo vô cùng phổ biến ở các thành phố lớn, rất dễ dàng để bắt gặp trên đường phố những bảng quảng cáo hấp dẫn được lắp trên tường các toà nhà, cửa kính, quảng trường, công viên hay ở ga tàu, bến xe, nhà chờ xe buýt, v.v..
Lịch sử
Theo các ghi chép lịch sử về ngành quảng cáo, sự khởi đầu của OOH được cho là bắt nguồn từ giai đoạn những năm 1830, khi các thương gia “sành điệu” ưa chuộng việc trang trí xung quanh các cơ sở kinh doanh của họ để khiến mình nổi bật hơn đối thủ. Lúc đầu, họ chỉ sử dụng các loại áp phích vẽ tay có hình ảnh hàng hóa và dịch vụ nổi bật.
Vào năm 1835, một doanh nhân tại thành phố New York đã có ý tưởng táo bạo khi “trình làng” một tấm áp phích khổng lồ ngay giữa khu vực trung tâm thành phố và tổ chức hoạt động biểu diễn xiếc khiến tất cả người đi bộ bị thu hút và mê hoặc. Đây được coi là một cột mốc đáng kinh ngạc trong lịch sử OOH. Biển quảng cáo ngoài trời đầu tiên được ghi nhận sau đó 32 năm và kể từ đó đến nay, OOH đã phát triển không ngừng và liên tục “thay da đổi thịt” khi được áp dụng các loại kĩ thuật, công nghệ hiển thị mới. Giờ đây, OOH là một trong những loại hình tiếp thị có định dạng đa dạng nhất, giúp các nhà tiếp thị có không gian để thể hiện sức sáng tạo cũng như chiến lược tiếp thị của mình.
Lợi thế và hạn chế
Lợi thế
OOH đem lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả trong khía cạnh tạo ấn tượng, điều này tạo nên tính hiệu quả và sức hấp dẫn của nó trong ngành quảng cáo.
Đầu tiên, phạm vi tiếp cận rộng rãi và tần suất hiển thị lớn được xem là ưu điểm vượt trội của OOH. Ở các vị trí nhiều người qua lại, OOH giúp thương hiệu tiếp cận một lượng lớn người đi đường và dân cư tại khu vực, dễ dàng “găm” vào đầu họ hình ảnh và thông điệp dễ nhớ về thương hiệu và sản phẩm.
Hơn nữa, phương tiện quảng cáo này được cho là sở hữu tiềm năng đáng kinh ngạc trong việc nhắm chính xác mục tiêu tiếp nhận nhờ các thông điệp điều chỉnh theo vị trí, nhân khẩu học, hành vi và cả các yếu tố khác.
Ngoài ra, OOH với hiệu quả cao trong việc tạo tương tác trực quan giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu hiệu quả. Bằng cách khai thác sức mạnh của các mẫu thiết kế, khán giả của OOH rất dễ dàng bị hấp dẫn bởi các hình ảnh cuốn hút, màu sắc rực rỡ, sống động, nhất là khi được thể hiện trên các dạng màn hình 3D sáng tạo.
Một ưu điểm cũng quan trọng không kém của OOH là giữ nhịp liền mạch giữa các mạng lưới quảng cáo của doanh nghiệp. Khi OOH kết hợp với các kênh truyền thông quan trọng khác, chẳng hạn như truyền hình, truyền thanh và kĩ thuật số, hiệu quả của các kênh này sẽ được cộng hưởng, có thể nâng hiệu suất chung của bất cứ loại chiến dịch tiếp thị nào.
Hạn chế
Tuy có nhiều ưu điểm, OOH vẫn có những hạn chế có thể gây trở ngại cho các nhà tiếp thị và cũng cần được xem xét cẩn thận trước khi tiến hành.
Đầu tiên, chi phí ban đầu cho OOH có thể tốn kém và yêu cầu thêm chi phí bảo trì bên cạnh phí thuê vị trí đặt. Thêm vào đó, vì ảnh hưởng của OOH tới quang cảnh xung quanh, các doanh nghiệp sẽ cần phải cam kết tuân thủ các qui định và ràng buộc của cơ quan quản lí và chú ý các tác động của nó tới môi trường, cộng đồng nơi đặt quảng cáo.
Hơn nữa, những biến số đến từ bên ngoài như thời tiết khắc nghiệt, rủi ro bị phá hoại hay thất bại trong cạnh tranh cũng cần được các nhà tiếp thị tính toán và chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng, thay thế.
Một yếu tố quan trọng cần chú ý trong quá trình cân nhắc sử dụng OOH, đó là thời lượng chú ý ngắn ngủi mà nó có thể tác động lên người xem. Theo thống kê, một mẫu OOH chỉ có 4-6 giây để thu hút sự chú ý của khán giả. Trong vài giây này, các thông điệp và hình ảnh cần ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn bắt mắt và ấn tượng.
Như vậy, điều quan trọng trong việc sử dụng OOH là cần nhìn nhận và đánh giá kĩ càng các trường hợp không nên áp dụng và cần dành nhiều nỗ lực để chuẩn bị kĩ lưỡng, kết hợp các yếu tố sáng tạo với độ khả thi cao nhằm tối ưu hoá hiệu quả quảng cáo thu được.
OOH có đang bị “thất sủng”?
Trong thời đại kĩ thuật số, xuất hiện một xu hướng được cho là tương đối tiêu cực trong ngành quảng cáo. Đó là các doanh nghiệp cố gắng tránh né sử dụng OOH bởi họ tin rằng nó đã lỗi thời, không còn phù hợp, thậm chí vô dụng.
Dễ thấy OOH ngày nay đã không còn vị thế như trước khi hiệu quả của nó phần nào đó bị hạn chế bởi sự nở rộ của các loại hình thay thế, dễ dàng đo lường và phân tích dữ liệu hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tiếp thị vẫn cho rằng OOH có vị trí riêng của nó và nhiều lợi ích mà OOH đem lại không thể bị thay thế bằng bất cứ loại hình nào. Ví dụ, đối với loại khán giả thường xuyên trong trạng thái di chuyển, không có nhiều thời gian hoạt động trên không gian mạng hay chán ghét quảng cáo trực tuyến và sử dụng các phương pháp chặn quảng cáo, OOH hoàn toàn chiếm ưu thế so với quảng cáo kĩ thuật số. Ngoài ra, OOH còn có khả năng để lại ấn tượng lâu dài hơn và được tin là có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến hành vi của người tiêu dùng trong suốt quá trình mua hàng.
Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, sẽ hiệu quả hơn khi các doanh nghiệp biết cân đối và kết hợp các loại hình quảng cáo phù hợp trong chiến lược của mình dựa trên hiểu biết thấu đáo về thị trường mục tiêu. Vì trái với suy nghĩ của nhiều người, OOH có tiềm năng thúc đẩy sự sáng tạo, kích thích đổi mới và hoàn toàn có khả năng thay đổi để thích ứng với công nghệ và thời đại.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.