Phương pháp thúc đẩy du lịch nông thôn của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam

Nhật Bản luôn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới. “Cơn sốt” văn hoá Nhật Bản tại phương Tây như thổi bùng ngọn lửa quyến rũ đầy mê hoặc của quốc đảo xinh đẹp này. Nổi tiếng với “chuỗi ngọc du lịch” quí giá trải dài từ Bắc chí Nam với cảnh quan và dịch vụ tuyệt hảo, Nhật Bản đã nâng du lịch châu Á nói riêng và du lịch toàn thế giới nói chung lên một tầm cao mới nhiều năm nay. Giá trị ngành du lịch Nhật Bản trong năm 2023 đạt giá trị khoảng 32 nghìn tỉ yên (tương đương 209 tỉ đô la Mĩ). Cũng trong năm này, mức chi tiêu của du khách quốc tế tại Nhật Bản đã lập một kỉ lục mới: đạt 5,29 nghìn tỉ yen (tương đương 35 tỉ đô la Mĩ). Những con số này phần nào phản ánh sự hồi sinh của du lịch Nhật Bản hậu đại dịch COVID-19.

Nếu “cặp bài trùng” Kanto – Kansai với hai địa điểm nổi tiếng là Tokyo và Kyoto từ lâu đã nổi tiếng là hai thỏi nam châm của du lịch Nhật Bản khi hằng năm thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới thì Nhật Bản hiện đang cố gắng thực hiện những thay đổi chiến lược cho ngành này khi tìm cách thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế nông thôn của mình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách Nhật Bản thúc đẩy du lịch nông thôn và tìm ra bài học để giúp du lịch Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.

1. Nhật Bản tiên phong trong việc thúc đẩy du lịch nông thôn

Trên thực tế, chương trình kích cầu “du lịch xanh” được Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản khởi xướng năm 1992 và được hậu thuẫn bởi “đạo luật khuyến khích các kì nghỉ ở khu vực nông thôn” ban hành sau đó vào năm 1994 đã góp phần vào sự phát triển của du lịch nông thôn Nhật Bản. Một báo cáo năm 2021 của Springer cho biết người tiêu dùng Nhật Bản có quan tâm lớn tới du lịch bền vững. Cuối năm 2023, ngành du lịch và lữ hành Nhật Bản đã đóng góp khoảng 40 nghìn tỉ yen (tương đương 264 tỉ đô la Mĩ) vào GDP quốc gia, cho thấy vai trò kinh tế quan trọng của du lịch, bao gồm cả du lịch nông thôn.

Cảnh quan hùng vĩ, mộc mạc, yên bình chốn thôn quê kết hợp với màu sắc đa dạng, phong phú từ các di sản văn hóa được bảo tồn cẩn trọng là những nét hấp dẫn chính mà Nhật Bản muốn quảng bá mạnh mẽ. Đây là một phần trong kế hoạch đa dạng hoá danh mục du lịch của Nhật Bản. Mô hình trải nghiệm văn hóa mà Nhật Bản đang hướng tới này lợi dụng sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng du lịch trải nghiệm trên toàn cầu để giúp các vùng nông thôn của nước Nhật lột xác về kinh tế, giữ chân người trẻ ở lại quê hương và giảm bớt sự căng thẳng ở các đại đô thị. Những địa điểm nổi tiếng về du lịch trải nghiệm tại Nhật có thể kể đến như núi Fuji (Phú Sĩ) trên đảo Honshu, suối nước nóng Beppu tỉnh Oita, đền thờ Thần đạo Itsukushima ở đảo Miyajima, làng cổ Shirakawa ở tỉnh Gifu, hẻm núi Takachiho và thác Minainotaki ở tỉnh Miyazaki, v.v..

Núi Phú Sĩ Nhật Bản - Ngắm trọn cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ | Vietjet Air

Bên cạnh du lịch trải nghiệm đời sống và văn hoá nông thôn bình dị, một hướng đi khác trong việc thúc đẩy du lịch ở các vùng này là nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng dịch vụ. Doanh thu từ những tổ hợp du lịch hạng sang tại Nhật trong năm qua đã có mức tăng trưởng đáng kể. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 6,84% trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2032, lĩnh vực này được nhìn nhận là có nhiều tiềm năng phát triển.

Ngoài ra, du lịch hạng sang ở Nhật Bản đã vượt xa những tiêu chuẩn về tiện nghi, tiện ích khi cung cấp nhiều dịch vụ cá nhân hoá trong không gian xa hoa cùng nhiều hoạt động giải trí, thư giãn phong phú. Chứng kiến sự ra đời của hàng chục dự án dịch vụ lưu trú và du lịch sang trọng dạng biệt thự, biệt phủ, tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp tại những địa điểm đẹp như tranh vẽ mỗi năm, du lịch Nhật thực tế đã có nhiều bước tiến rõ ràng, trở nên gần gũi hơn với các vùng nông thôn, hẻo lánh, giải quyết được nhiều vấn đề việc làm cho người dân nông thôn.

Nhiều chuyên gia dự đoán ngành du lịch nông thôn của Nhật Bản sẽ còn có nhiều thành tựu hơn nữa trong giai đoạn tới. Trước đại dịch COVID-19, mức đóng góp của lĩnh vực này đã là hơn 10 nghìn tỉ yên (khoảng 66 tỉ đô la Mĩ), tăng hơn 15% so với năm 2018, lượng du khách cũng tăng trưởng 20%. Đến năm 2025, Nhật Bản được cho là sẽ thu hút thêm hơn 700 ngàn lượt lưu trú tại các trang trại, khu nghỉ dưỡng ở khu vực nông thôn.

Du lịch Nhật Bản công bố con số ấn tượng nhất 3 năm qua

Tuy nhiên, Nhật Bản còn một nhiệm vụ khó khăn nữa để giảm bớt rào cản cho du lịch nước mình phát triển; đó là trình độ Anh ngữ thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Theo báo cáo của mới nhất của Education First (EF), trình độ Anh ngữ của người Nhật thuộc nhóm trung bình (hạng 87 thế giới). Nhật cũng là nước phát triển duy nhất có thứ hạng tệ đến vậy. Trong khi chính giáo dục Nhật Bản vẫn còn đang loay hoay trong việc tìm ra đường hướng mới thì sự tụt hạng liên tục của chỉ số năng lực Anh ngữ toàn dân cho thấy tính cấp bách của vấn đề. Vốn có lịch sử “đánh vật” với giáo dục ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, Nhật Bản kì vọng những cải cách sắp tới có thể tận dụng ảnh hưởng từ xu thế toàn cầu hóa đang lan rộng trong dân chúng để cải thiện hiện trạng học tập tiếng Anh tại nước này. Hơn ai hết, Nhật Bản biết rõ rằng những vấn đề của việc thiếu hụt nhân sự sành sỏi tiếng Anh ở khu vực nông thôn tạo ra thách thức lớn đến thế nào tới du lịch ở các vùng này.

2. Việt Nam có thể làm được điều tương tự?

Trên thực tế, du lịch Việt Nam chưa phải là điểm sáng của du lịch khu vực hay châu lục bất chấp sự tăng trưởng đáng tuyên dương của ngành này trong những năm gần đây. Còn thua kém du lịch Thái Lan, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải cải thiện và đổi mới.

Dẫu vậy, từ những điều học hỏi từ du lịch Nhật Bản, du lịch Việt Nam đang ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng để trở thành điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á. Nước ta đang cố gắng tìm ra các con đường để có thể phát triển du lịch bền vững hơn qua việc tìm kiếm, sử dụng các sáng kiến ​cộng đồng chất lượng và thúc đẩy hợp tác nhiều hơn với các cường quốc du lịch, trong đó có Nhật Bản. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục, văn hoá đa dạng từ Bắc chí Nam, người dân thân thiện, cởi mở và yêu thích những điều mới lạ, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển theo hướng mà Nhật Bản đã làm và còn có thể làm nhiều hơn thế.

Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế hơn so với Nhật Bản ở việc sở hữu nhiều nhân lực có tiếng Anh tốt trong ngành. Theo báo cáo của EF, thứ hạng về độ thành thạo Anh ngữ của Việt Nam cao hơn Nhật Bản 29 bậc vào năm 2023. Thêm vào đó, ngày càng thu hút được nhiều du khách nước ngoài hơn bởi chính sách hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ, du lịch Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng ổn định, tạo ra doanh thu khoảng 770 nghìn tỉ đồng (tương đương 32 tỉ đô la Mĩ) mỗi năm.

3. Vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy du lịch phát triển

Có thể thấy được rằng giáo dục ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch ở các nước như Nhật Bản và Việt Nam. Không chỉ tăng cường giao tiếp, trao đổi văn hoá và kéo theo nhiều du khách du lịch quốc tế hơn, sự thuận tiện trong giao tiếp cũng nâng tầm chất lượng trải nghiệm du lịch, từ đó tạo động lực thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ, giúp nâng cao tiềm năng phát triển kinh tế.

Trong thời đại toàn cầu hoá bùng nổ mạnh mẽ, ngoại ngữ hay cụ thể hơn là tiếng Anh giúp đảm bảo năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thị trường du lịch. Một khi người dân thông thạo tiếng Anh, đặc biệt ở các khu vực phát triển trọng điểm, du lịch hoàn toàn có thể được “chắp cánh” để bay xa hơn, giúp cho các địa phương được khai mở tiềm năng phát triển, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá và vẻ đẹp cảnh quan.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.