Chuẩn bị cho tình huống chính phủ Mĩ vỡ nợ

Chính phủ Mĩ có trần nợ là 31,4 nghìn tỉ đô la. Điều này có nghĩa là chính phủ Mĩ chỉ có thể vay tối đa số tiền đó. Khi đạt đến trần nợ và không thể vay thêm tiền, chính phủ Mĩ sẽ không thể thanh toán các hóa đơn của mình, từ đó dẫn đến vỡ nợ.

Một vụ vỡ nợ của chính phủ sẽ có tác động đáng kể đến tình hình thị trường tài chính của nước đó, các nước trong khu vực và những nước có hoạt động giao thương. Như vậy, nếu chính phủ Mĩ vỡ nợ thì không chỉ Hoa Kì mà các quốc gia khác cũng sẽ bị tác động.

Nếu chính phủ Mĩ vỡ nợ, tác động đầu tiên sẽ là lãi suất tăng vọt do các nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức bù rủi ro cao hơn khi cho chính phủ tiếp tục vay. Hậu quả từ việc này sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp trở ngại khi vay tiền, các chi phí tăng cao hơn, thị trường trở nên “lạnh” hơn, kéo tụt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, sự sụt giảm giá trị của USD sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và càng làm giảm thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ở các quốc gia khác, sự kiện này sẽ dẫn đến nhu cầu sở hữu tải sản giảm, giới đầu tư trở nên thận trọng hơn do mối lo ngại về việc thất thoát giá trị. Tâm lí này cũng gây sụt giảm giá cổ phiếu và làm tăng lợi suất trái phiếu. Thêm vào đó, các hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng.

Đọc thêm về tác động của việc chính phủ Mĩ vỡ nợ tại đây [gắn link].

Phố Wall tỏ ra lo lắng

Theo giới truyền thông Mĩ, trước sự bế tắc trong đàm phán nâng trần nợ của chính phủ, Phố Wall bắt đầu chuẩn bị cho những tác động khi chính phủ nước này vỡ nợ dù Tổng thống Biden vẫn tỏ ra “lạc quan” trong lần cuối xuất hiện và trả lời phỏng vấn.

Lần cuối cùng giới tài chính tỏ vẻ lo ngại một cách rõ ràng như thế này là từ tháng 9/2021. Vì trái phiếu chính phủ Mĩ là cơ sở của hệ thống tài chính toàn cầu, việc đánh giá đầy đủ tác động nếu nước này vỡ nợ sẽ là một công việc khó khăn – một đại diện Phố Wall nhận định. Theo điều tra của các hãng tin, các giám đốc điều hành tại Phố Wall tin rằng sẽ có những biến động lớn trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu và các thị trường khác một khi chính phủ Mĩ vỡ nợ.

Phố Wall đã chuẩn bị như thế nào?

Các ngân hàng, doanh nghiệp môi giới cùng các nền tảng giao dịch đang gấp rút chuẩn bị trước cho khả năng thị trường trái phiếu chính phủ bị gián đoạn cũng như những biến động rộng hơn có thể lường trước, ví dụ như thị trường vốn ngắn hạn hoàn toàn có thể đóng băng.

Sự chuẩn bị của Phố Wall bao gồm việc cân nhắc các cách thức thanh toán trái phiếu chính phủ, xử lí phản ứng của các thị trường vốn, cũng như đảm bảo công nghệ, nhân sự, hay tích trữ tiền mặt nhằm xử lí khối lượng giao dịch lớn. Giới đầu tư trái phiếu cho rằng việc duy trì thanh khoản ở mức cao là điều cần thiết để thị trường có thể đối mặt với biến động giá tài sản, đồng thời tránh việc phải bán ra ở thời điểm có thể là tồi tệ nhất.

Những nỗ lực của Phố Wall nhằm giảm thiểu rủi ro và chuẩn bị chống “bão vỡ nợ” của chính phủ Mĩ cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của việc này nếu như nó xảy ra, bởi thực chất ngay cả những ngân hàng có sự chuẩn bị tốt nhất cũng hoàn toàn có thể chao đảo.

Phản ứng của thị trường tài chính trước động thái của Phố Wall ra sao?

Các ngân hàng Mĩ được cho là đang tăng cường tích trữ tiền mặt, kim loại quí và giảm cho vay. Những phản ứng này sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh tế và thậm chí có thể dẫn đến suy thoái. Các nhà đầu tư bắt đầu tìm đầu mối mua để chờ bán trái phiếu chính phủ Mĩ, cho thấy uy tín của trái phiếu đang sụt giảm. Điều này thể hiện sự suy giảm năng lực tài trợ của chính phủ, thậm chí có thể dẫn đến việc hạ xếp hạng tín dụng của nước này.

Đồng đô la Mĩ được cho là sẽ giảm giá trị, kéo theo việc giá cả hàng hoá nhập khẩu đắt đỏ hơn và có thể dẫn đến lạm phát. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và doanh nghiệp ở thị trường Mĩ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Nếu tình hình không khả quan hơn, nền kinh tế toàn cầu sẽ đứng trước tình cảnh sụt giảm tăng trưởng, suy giảm thương mại toàn cầu và thậm chí có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp và người dân có thể làm gì?

Theo các chuyên gia tài chính, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tự bảo vệ trước “cơn bão vỡ nợ” bằng các bước sau đây. Dĩ nhiên, những bước chuẩn bị này không thể giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng bình an vô sự khi “cơn bão” nổ ra, nhưng vẫn giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ “thảm hoạ” này:

  • Các doanh nghiệp nên tăng dự trữ tiền mặt và giảm nợ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên kiên cường hơn trước sự suy giảm trong hoạt động kinh tế.
  • Người tiêu dùng nên trả sạch nợ và tích lũy tiền tiết kiệm. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng có thể vượt qua thời kì lạm phát cao hoặc suy thoái kinh tế.
  • Bên cạnh đó, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có thể đa dạng hóa hoạt động đầu tư của mình, tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tự bảo vệ mình khỏi những tổn thất khi “bão tài chính” diễn ra.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.