Những điều cần biết khi gửi tiết kiệm
Khi kinh tế thế giới hiện nay “tròng trành” như chiếc thuyền trong dông bão, tâm lí của giới đầu tư trở nên thận trọng hơn. Họ nhạy cảm trước mọi diễn biến chính trị, xã hội dù là nhỏ nhất. Tâm lí e dè, đắn đo trước sự bất ổn về chính trị, xã hội khiến cho các hạng mục đầu tư trở nên kém yêu thích. Tiền nhàn rỗi khi đó thường được các nhà đầu tư chuyển đổi thành các loại tài sản, kim loại quí hoặc gửi tiết kiệm để bảo toàn giá trị.
Khi chọn lựa gửi tiết kiệm, nhiều chuyên gia tài chính nhấn mạnh người dân không nên chạy theo lãi suất hay đặt lãi suất ở tiêu chí ưu tiên cao nhất nếu muốn tối đa hoá tiền lãi mà vẫn tránh né được những rủi ro. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về những điều mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn gửi tiết kiệm.
Lãi suất không nên là tất cả
Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng những lãi suất hấp dẫn chết người thường được coi là yếu tố kích thích những nhà đầu tư lựa chọn. Đôi khi chúng còn đóng vai trò then chốt để một người quyết định có nên gửi tiết kiệm hay không. Tuy nhiên, lãi suất không nên là tất cả. Nếu nhìn rộng hơn, có một vài tiêu chí “ngoài lãi suất” mà chúng ta nên xem xét, bao gồm:
- Các loại phí: Có nhiều ngân hàng áp dụng các khoản phí duy trì, trừ tự động mỗi tháng. Khi tìm hiểu về các gói tiết kiệm, chúng ta nên để ý tới các loại phí này để tránh bị trừ tiền mà không hay biết.
- Tính linh hoạt khi rút tiền: Bạn nên chú ý tới nó vì có những ngân hàng hay gây khó dễ cho người gửi tiết kiệm, đồng thời áp dụng các khoản phạt khi rút tiền trước hạn. Hãy đảm bảo rằng mình có được sự linh hoạt nhất định khi gửi tiết kiệm.
- Tính tiện lợi trong theo dõi và quản lí: Trong thời đại ngày nay, việc có thể dễ dàng theo dõi và quản lí khoản tiết kiệm của mình trong môi trường số là cực kì cần thiết và gần như bắt buộc.
- Khả năng dễ tiếp cận và làm việc của ngân hàng cũng là một điểm mà bạn nên để ý. Một số ngân hàng hiện nay đã vận hành các phòng giao dịch thông minh, khi mà bạn chỉ cần thao tác với các máy móc là có thể xử lí những nhu cầu của mình mà không cần phải “bỏ công, bỏ việc” để ghé thăm các phòng giáo dịch truyền thống trong giờ hành chính.
- Tính bảo mật: Không chỉ cần bảo vệ tiền của bạn, các ngân hàng còn phải bảo vệ dữ liệu của bạn. Hãy chú ý tới các đơn vị có nền tảng kĩ thuật số mạnh mẽ vì trong thời đại số, bạn sẽ không lường trước được khi nào dữ liệu của mình bị rò rỉ, rao bán và truy cập trái phép.
- Giá trị thương hiệu: Không chỉ phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn, bạn nên cân nhắc lựa chọn các ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn để đảm bảo an toàn cho khoản tiết kiệm của bạn. Những ngân hàng lớn thường có các qui trình xử lí khi xảy ra rủi ro lớn, điều này cực kì hữu ích cho bạn trong những trường hợp không thể lường trước.
Khi đã xem xét các yếu tố trên, bạn có thể tiếp tục xem xét tới chiến lược tiết kiệm của bản thân mình và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể tiết kiệm một cách hiệu quả.
Những lời khuyên khi gửi tiết kiệm
Đầu tiên, bạn nên kết hợp nhiều hình thức gửi tiết kiệm. Các hình thức gửi tiết kiệm khác nhau sẽ cho bạn những sự linh động và lợi ích khác nhau. Ví dụ, song song với gửi tiết kiệm dài hạn, bạn có thể gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm tích luỹ.
Tiếp theo, nên gửi tiết kiệm theo các hạng mục cụ thể. Việc phân loại các khoản tiết kiệm theo mục đích sẽ giúp bạn theo dõi việc tiết kiệm của bản thân tốt hơn, từ đó có thể điều chỉnh tốc độ chi tiêu và chiến lược tiết kiệm của mình khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hành việc ghi chép lại tất cả các chi phí để xác định các lĩnh vực có thể cắt giảm.
Kế tiếp, hãy thực hành tự động hóa việc tiết kiệm. Với sự hỗ trợ của các ứng dụng ngân hàng hiện đại, bạn có thể thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản tiền lương sang tài khoản tiết kiệm hằng tháng vào một ngày cố định để đảm bảo rằng mình sẽ không quên. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo tăng trưởng tiết kiệm ổn định.
Cuối cùng, hãy cố gắng tối giản chi phí của bản thân bằng cách loại bỏ các khoản không cần thiết. Việc chuyển từ tài khoản ngân hàng trả phí, có ràng buộc số dư tối thiểu sang tài khoản miễn phí, ít bị ràng buộc số dư tối thiểu, ngưng dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn, email có tính phí, v.v. có thể giúp bạn tiết kiệm được một lượng tiền đáng kể mỗi tháng.
Các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam có 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 4 ngân hàng liên doanh và khoảng 50 công ti con của ngân hàng nước ngoài hoạt động trên thị trường. Ngoài ra, còn có khoảng 1,2 nghìn tổ chức tài chính được xếp vào loại quĩ tín dụng nhân dân có hoạt động. Tất cả các ngân hàng đều chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước.
Tại Việt Nam, khi nói về những ngân hàng hàng đầu, người ta thường nghĩ tới 4 ngân hàng lớn, được mệnh danh “Big 4” với thị phần và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Cả bốn ngân hàng này đều đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tiếp tục là xương sống của ngành ngân hàng Việt Nam.
- Agribank (Tổng tài sản: 1,57 nghìn tỉ đồng) có mạng lưới rộng khắp, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
- BIDV (Tổng tài sản: 2,1 nghìn tỉ đồng) luôn dẫn đầu các ngân hàng quốc doanh về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
- VietinBank (Tổng tài sản: 1,6 nghìn tỉ đồng) nổi tiếng với việc cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính đa dạng và luôn được đánh giá cao về qui mô cũng như sức mạnh tài chính.
- Vietcombank (Tổng tài sản: 1,7 nghìn tỉ đồng) lại được biết đến với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vững chắc và mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong nước và quốc tế.
Bên cạnh “Big 4”, cũng có một số cái tên khác có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị thương hiệu lớn, bao gồm:
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)
- Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank)
Cả 10 ngân hàng trên đều đang có thị phần đáng kể và được nhiều chuyên gia tin tưởng và đánh giá cao.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.