Nghịch lý thị trường lao động Việt Nam: Tỷ lệ thất nghiệp cao dù thiếu hụt nhân lực

Nguyễn Văn Hòa (tên nhân vật đã được thay đổi) là một kỹ sư, tốt nghiệp một trường đại học chuyên về kỹ thuật có tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoà năm nay 27 tuổi, những tưởng anh đang làm việc tại một đơn vị sản xuất hay một công ty chuyên về kỹ thuật nào đó nhưng anh lại đang bán trái cây kiếm sống tại một khu chợ sầm uất giữa Sài Gòn. Dù có bằng kỹ sư, Hoà vẫn không thể tìm kiếm cho mình công việc phù hợp. Hơn một năm qua, anh vẫn không ngừng mong muốn tìm kiếm một công việc cho phép mình sử dụng chuyên môn đã được đào tạo.

Vậy mà trong khi đó, cách nơi Hoà bán trái cây chỉ mười mấy cây số, rất nhiều công ty điện tử lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên viên được đào tạo và có kinh nghiệm. Câu chuyện tréo ngoe này thể hiện một sự thật đang diễn ra tại thị trường lao động Việt Nam khi mà tỷ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao trong khi sự thiếu hụt lao động lại khó kiểm soát. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tham khảo một góc nhìn về vấn đề nan giải này.

Những nguyên nhân sâu xa

Những bước nhảy vọt của Việt Nam trong suốt ba thập kỷ qua đã và đang cho thấy những đổi thay ngoạn mục của mọi mặt nền kinh tế. Chuyển mình từ một nền kinh tế thiên nông nghiệp, Việt Nam ngày nay đã là một cường quốc công nghiệp của khu vực và châu lục. Các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng hiện là những trung tâm dịch vụ, công nghiệp và công nghệ sầm uất, hiện đại với cơ sở hạ tầng được đánh giá ở mức khá. Kinh tế ngày càng phát triển đã tạo ra lượng nhu cầu lớn về lao động ở nhiều trình độ.

Tuy vậy, hệ thống giáo dục dường như chưa đáp ứng được yêu cầu khi hằng năm người ta vẫn nói về sự tồn tại những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng và tư duy của người lao động với yêu cầu và nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Những thành công của ngành giáo dục trong việc mở rộng khả năng tiếp cận cho người dân không thể bù đắp được những thiếu sót trong việc bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động.

Trọng lý thuyết và phương pháp học thuộc lòng, hệ thống giáo dục của Việt Nam tỏ ra lỗi thời khi đa phần sinh viên khi tốt nghiệp đều cần được đào tạo lại tại doanh nghiệp. Thậm chí những người sở hữu bằng cấp cao như thạc sĩ, kỹ sư giống như nhân vật Hòa có nhắc tới ở đầu bài viết dù thất vọng khi nhận ra bằng cấp của họ không được đánh giá cao bởi ít có giá trị thực tế (đây là sự thật mà họ phải chấp nhận). Sự than phiền của các nhà tuyển dụng về sự thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng quan trọng (bao gồm kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và kỹ năng kỹ thuật thực tế) ở những sinh viên mới ra trường dường như là một bản nhạc nhàm chán và lê thê.

Chỉ Vì Thiếu Kỹ Năng Mềm Sinh Viên Thất Nghiệp Khi Ra Trường ! - YBOX

Để lấp đầy những khoảng trống này, rất nhiều chương trình đào tạo bổ sung đã được thiết kế và lồng ghép vào các chương trình đào tạo đại học, tuy nhiên chúng không tạo ra quá nhiều chuyển biến tích cực. Thậm chí một số chương trình bị chỉ trích vì vẫn lạc hậu, mang tính hình thức và không trực tiếp hỗ trợ cho sinh viên trong việc bắt kịp với nhu cầu của ngành. Những người có bằng cấp cao như Hoà hoàn toàn vẫn có thể bị đánh giá thấp khi không có nhiều kinh nghiệm thực tế. Do đó, hầu hết các sinh viên đều thường phải cố gắng tìm các công việc thực tập ngay từ năm thứ hai để khi tốt nghiệp không bị đánh giá thấp bởi các nhà tuyển dụng. Nhiều người trong số họ còn từ bỏ việc sinh hoạt các câu lạc bộ tại trường vì cho rằng chúng không giúp ích được gì cho sự nghiệp tương lai.

Một vấn đề khác là sự chênh lệch rõ rệt về triển vọng việc làm giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Khi đa số việc làm tập trung ở các thành phố lớn, hiển nhiên những người đến từ các vùng quê sẽ cố gắng trụ lại thành phố để phát triển sự nghiệp. Điều này khiến cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn sẽ không ngừng gia tăng, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề hơn cho các thành phố. Thêm vào đó, những người di cư chắc chắn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi họ buộc phải tìm cách sinh tồn với chi phí sống đắt đỏ tại các thành phố lớn. Hai đô thị có chi phí sống cao nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại sở hữu nhiều cơ hội việc làm nhất khiến cho nhiều người buộc phải chấp nhận làm những công việc không phù hợp với chuyên môn của mình, từ đó “làm xấu” hồ sơ của họ trong ngành mà họ mong muốn, khiến cho cơ hội của họ ngày càng thu hẹp và cứ như vậy, họ mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn của sự bất mãn.

Ngoài ra, tốc độ đào thải của các ngành như xây dựng, sản xuất cũng là một vấn đề cần nói tới. Nhìn chung, môi trường làm việc của các ngành này tại Việt Nam đều bị đánh giá là không thuận lợi. Không chỉ có lương thấp, cơ hội thăng tiến hạn chế, số lượng vị trí không chính thức quá nhiều dẫn đến người lao động bị mất quyền lợi, không được bảo vệ pháp lý đầy đủ, khiến cho nhiều người lựa chọn rời bỏ ngành để tìm kiếm các cơ hội ở những ngành khác, đồng thời khuyến khích những người thân quen của mình lựa chọn những ngành nghề khác. Ngược lại, các nhà tuyển dụng tại Việt Nam cũng thường đặt ra quá nhiều yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng kỹ thuật chuyên biệt, dẫn tới việc cản trở những người có tiềm năng không được tiếp cận vị trí làm việc, từ đó tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho cả hai phía, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong khi không có đủ nhân lực phục vụ cho ngành.

Những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp - Tham vấn - Trị liệu tâm lý SHARE

Các phương án đáng cân nhắc

Dĩ nhiên, đối với một vấn đề có quy mô lớn như vậy, đòi hỏi phải có sự chung tay và đầu tư từ nhiều phía. Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục nếu hợp tác với nhau sẽ có thể tìm ra những phương án điều chỉnh lại hệ thống giáo dục để các chương trình đào tạo có thể bám sát hơn nhu cầu của thị trường lao động. Công tác cải cách giáo dục cần là một trong những mũi trọng tâm. Giáo dục cần chú trọng hơn đến việc tạo điều kiện cho sinh viên phát triển và tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế và thực hành. Thúc đẩy ký kết hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp nhằm tổ chức những chương trình thực tập, học nghề có thể giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận những cơ hội học tập “thực chiến”, tích luỹ kinh nghiệm thực tế cần thiết để có thể phát triển.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua việc thúc đẩy tăng trưởng ngành đào tạo nghề. Cần nâng cao nhận thức của xã hội về việc cần thiết của cân bằng cán cân thầy và thợ trong nền kinh tế để không uổng phí thời gian, sức lực và tạo ra những khó khăn không cần thiết, cản trở người lao động được làm việc đúng với chuyên môn đã được đào tạo của mình. Thêm nữa, ngành đào tạo nghề cần được đầu tư để phát triển các chương trình hiện đại, có áp dụng các công nghệ tân tiến, giúp người học có thể làm quen, luyện tập và sử dụng thành thạo khi tốt nghiệp, từ đó áp sát nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp trong ngành mục tiêu.

Vì sao đào tạo nghề của Việt Nam chỉ đứng thứ 80/100 quốc gia?

Việc giảm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cũng cần được chú ý và lưu tâm hơn. Chính phủ cần đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào những địa phương kém phát triển song song với việc thúc đẩy phát triển đô thị để kéo gần thành thị và nông thôn, từ đó cho phép các địa phương có lượng người di cư lớn có nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất và nâng tầm kinh tế, thu hút những người dân trở lại quê hương. Ngoài ra, các thành phố lớn cần đầu tư các hạng mục hỗ trợ người nhập cư được ổn định sinh sống, giúp họ có thể yên tâm đóng góp cho thành phố.

Thêm nữa, việc đảm bảo thực thi luật lao động, giúp người lao động được đáp ứng đầy đủ quyền lợi từ lương tới các chế độ hỗ trợ, cơ hội thăng tiến để họ có thể yên tâm phát triển sự nghiệp, đồng thời khiến công việc trở nên hấp dẫn hơn, giúp giảm tỷ lệ nhảy ngành, làm trái ngành, trái nghề.

Cuối cùng, sự vào cuộc của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Các công ty cần chủ động trong việc đầu tư phát triển lực lượng lao động của mình, thay vì chỉ tìm cách chiêu mộ những người giỏi. Điều này bao gồm việc phát triển và triển khai các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động ngay tại nơi làm việc, đồng thời nới lỏng các yêu cầu tuyển dụng, đơn giản hoá quy trình nhằm thu hút và thu nhận được những người lao động có tiềm năng và tâm huyết với ngành nghề.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.