Nhận định về triển vọng, rủi ro của kinh tế Việt Nam trong năm

Vài tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam. Trong nội dung báo cáo, WB thể hiện những đánh giá, quan điểm của tổ chức về tình trạng, triển vọng, rủi ro những như những dự đoán của họ về nền kinh tế Việt trong năm nay và những năm tới. Cùng Language Link Academic tìm hiểu góc nhìn của Ngân hàng Thế giới trong bài viết hôm nay.

Nhận định chung

Nhìn chung, WB chia sẻ cái nhìn tích cực về triển vọng của nền kinh tế Việt trong năm 2023. Tuy nhiên, họ cũng đồng ý rằng những khó khăn trong cũng ngoài nước sẽ là thách thức đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tăng cường phối hợp và ứng phó chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập thường xuyên.

WB nhấn mạnh rằng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam “vẫn thuận lợi theo dự báo cơ sở”. Trong bối cảnh những khó khăn xuất hiện từ bên trong và bên ngoài nước, GDP nước ta dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2023.

Du lịch dù đang trên đà phục hồi từ hiệu ứng dỡ bỏ các lệnh cấm từ các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, tuy nhiên tăng trưởng chung của ngành dịch vụ trong nước, theo WB, vẫn sẽ chững lại bởi tác động sâu rộng của giai đoạn hậu đại dịch. Không chỉ nhu cầu du lịch của khách quốc tế suy giảm, nhu cầu du lịch trong nước dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng mạnh do lạm phát dự kiến sẽ ở mức cao hơn (bình quân 4,5%) trong năm 2023.

Trong nửa đầu năm 2023, tốc độ tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, chế biến sẽ chậm lại do nhu cầu tại Mĩ và khu vực đồng euro yếu đi, trong khi lộ trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc còn nhiều bất định. Mặc dù vậy, các thị trường xuất khẩu chính của nước ta dự kiến sẽ phục hồi từ nửa cuối năm nay, giúp thúc đẩy xuất khẩu. Tăng trưởng dự kiến đạt 6,5% từ năm 2024 trở đi nhờ xuất khẩu khởi sắc hơn khi cả ba thị trường chính là Mĩ, khu vực đồng euro và Trung Quốc đều được phục hồi.

Theo kịch bản cơ sở, cán cân tài khóa dự kiến sẽ ghi nhận thâm hụt nhỏ trong khi chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thận trọng. Cân đối tài khóa sẽ tiếp tục được xác định trên cơ sở số thực hiện thu ngân sách cao hơn kế hoạch và các thách thức phát sinh trong triển khai thực hiện ngân sách, gây ảnh hưởng đến số thực chi đầu tư công. Các nhà chức trách có kế hoạch triển khai hợp phần đầu tư của Chương trình Hỗ trợ Kinh tế — chiếm khoảng 1.6% GDP — với các dự án đã được chuẩn bị trong năm 2022. Trong bối cảnh việc thực hiện chi tiêu vốn đầu tư công liên tục thấp hơn dự toán trong quá khứ, chương trình này dự kiến sẽ chỉ được triển khai một phần từ năm 2023 trở đi. NHNN sẽ hiệu chỉnh các phản ứng chính sách ngắn hạn với sự phối hợp của các cơ quan tài khóa. Nhiệm vụ của NHNN trong trung hạn là không thay đổi với trọng tâm là quản lý tỷ giá hối đoái và ngăn chặn rủi ro lạm phát.

Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ thặng dư ở mức nhỏ trong trung hạn nhờ kết quả xuất khẩu hàng hóa, lượt du khách nước ngoài được phục hồi và nguồn kiều hối vẫn đứng vững. Hiện nay, viễn cảnh toàn cầu cho các năm 2023-2024 cho thấy có nhiều trở ngại, trong đó tăng trưởng dự kiến tương ứng đạt 1,7% và 2,7%25. Lạm phát tiếp tục ở mức cao và các quốc gia phát triển vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát cho đến giữa năm 2023. Nhưng do cú sốc về hàng hóa thương phẩm sẽ yếu dần, rủi ro lạm phát toàn cầu sẽ lùi xa, và khi Trung Quốc dần lấy đà phục hồi, nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi và xuất khẩu của Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng. Trước mắt, nguồn kiều hối dự kiến tiếp tục đóng góp đáng kể cho tài khoản vãng lai.

Lạm phát CPI bình quân dự kiến rơi vào khoảng 4,5% trong năm 2023. Con số dự kiến này dựa trên giả định là lạm phát trong nửa đầu năm sẽ bị ảnh hưởng do cú sốc giá nhiên liệu hồi tháng 03/2022 vẫn chưa hết hẳn dư chấn và việc dừng chính sách giảm 2% thuế suất GTGT trong gói hỗ trợ kinh tế năm 2021. Đến nửa cuối năm 2023, giá điện dự kiến được nâng lên và đợt tăng lương công chức sẽ gây ảnh hưởng đến lạm phát. CPI dự kiến giảm còn 3,5% trong năm 2024 và 3,0% trong năm 2025, quay về các mức trước đại dịch.

Rủi ro về cơ bản là cân bằng. Trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro tăng cao liên quan đến những trở ngại bên ngoài và nguy cơ dễ tổn thương trong nước. Áp lực lạm phát kéo dài và viễn cảnh chính sách tiền tệ sẽ bị thắt chặt hơn nữa (nhất là ở Mĩ và các nền kinh tế phát triển khác) có thể gây ra biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu và cản trở tăng trưởng kinh tế. Quá trình phục hồi không đồng đều hoặc không đầy đủ ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng hơn đến tăng trưởng và diễn biến thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra, rủi ro phi toàn cầu hóa vẫn đang lơ lửng trước mắt, khi xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng làm dấy lên bất định về hướng đi của tăng trưởng và thương mại toàn cầu trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến các nền kinh tế mở quy mô nhỏ như Việt Nam. Nhìn từ trong nước, lạm phát cao và rủi ro tài chính gia tăng, dẫn đến áp lực mất ổn định về chi phí sản xuất và lương danh nghĩa. Lạm phát cao hơn và kéo dài hơn có xu hướng làm giảm động lực tiêu dùng trong nước do giá cả các mặt hàng cao hơn, đồng thời giảm động lực đầu tư trong nước do bất định về tình hình kinh tế gia tăng. Những yếu kém trong cơ chế chính sách và giám sát khu vực tài chính cùng những yếu kém trên bảng cân đối tài sản của khu vực ngân hàng, doanh nghiệp và hộ gia đình có thể làm tăng thêm rủi ro, qua đó ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong nước. Nhìn theo hướng tích cực, viễn cảnh tăng trưởng được cải thiện ở Trung Quốc, Mĩ hoặc EU và nhu cầu toàn cầu cao hơn dự kiến có thể giúp xuất khẩu và qua đó là tăng trưởng tăng cao hơn so với dự báo cơ sở.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.