Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng không thể tránh khỏi những rủi ro tài chính. Hiệu suất kinh doanh sụt giảm ở một mức độ nào đó hoàn toàn có thể khiến một ngân hàng phải lâm vào cảnh hết tín dụng. Hết tín dụng là tình trạng một ngân hàng không có đủ tiền để trang trải tất cả các nghĩa vụ chưa thanh toán của nó. Không chỉ những ngân hàng tư nhân mà cả những ngân hàng quốc doanh cũng có thể phải đối mặt với tình trạng này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link Academic tìm hiểu về tình trạng ngân hàng hết tín dụng và tác động của nó.
Vì sao ngân hàng hết tín dụng?
Có nhiều lí do dẫn đến tình trạng hết tín dụng của một ngân hàng. Thông thường, có một vài nguyên nhân thường gặp sau để tình trạng này xảy ra:
Lượng tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm mạnh
Khi lượng tiền gửi sụt giảm mạnh (bởi số lượng người gửi giảm xuống hoặc số lượng người rút tiền sớm tăng cao), ngân hàng sẽ bị thiếu hụt tiền mặt, dẫn đến cạn kiệt và gây ra tình trạng hết tín dụng.
Ngân hàng cho vay quá nhiều
Các ngân hàng kiếm tiền bằng cách cho người dân và doanh nghiệp, tổ chức vay tiền và thu lãi. Tuy nhiên, họ chỉ có thể cho vay một lượng tiền nhất định trong một thời điểm. Nếu cho vay quá nhiều tiền thì sẽ dẫn đến tình trạng không còn đủ tiền để trang trải chi phí của mình.
Ngân hàng có quá nhiều nợ xấu
Khi các ngân hàng cho vay, họ phải chấp nhận một số rủi ro. Rủi ro lớn nhất là số tiền cho vay không thể lấy lại được. Nợ xấu là những khoản nợ khó lấy lại hoặc không thể lấy lại khi người vay không có khả năng trả được nợ, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ mất tiền. Điều này sẽ khiến ngân hàng có thể không còn đủ tiền để cho những người mới vay.
Nguồn vốn của ngân hàng sụt giảm mạnh
Đối với ngân hàng, vốn là khoản ngân sách dùng để phòng khi ngân hàng thua lỗ, giúp tiếp tục duy trì hoạt động để có thể khôi phục lại. Nếu vốn của một ngân hàng sụt giảm mạnh, rất có thể ngân hàng đó không còn khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ đối với người gửi tiền và chủ nợ.
Giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh
Giá cổ phiếu của một ngân hàng phản ánh “sức khỏe tài chính” của nó. Nếu giá cổ phiếu của giảm thì có thể xem đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng về tình hình tài chính của ngân hàng. Khi giá cổ phiếu của giảm mạnh tới một mức nào đó, có thể ngân hàng buộc phải tạm dừng cho vay.
Ngân hàng đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới cả nền kinh tế, các ngân hàng với tư cách là doanh nghiệp, hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, các ngân hàng chịu nhiều tác động để bị thua lỗ và buộc phải giảm hoạt động cho vay do hết tín dụng.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên, có một vài nguyên nhân phổ biến với ngân hàng quốc doanh có thể dẫn tới tình trạng ngân hàng hết tín dụng, bao gồm:
- Can thiệp chính trị: Các ngân hàng quốc doanh thường chịu sự can thiệp chính trị, điều này có thể dẫn đến các quyết định cho vay sai lầm. Ví dụ, chính phủ có thể gây áp lực buộc ngân hàng phải cho một người đi vay có quan hệ chính trị vay, ngay cả khi người đi vay không phải là người có rủi ro tín dụng tốt.
- Làm việc thiếu minh bạch: Các ngân hàng quốc doanh thường kém minh bạch hơn các ngân hàng tư nhân; điều này gây khó khăn cho việc đánh giá sức khỏe tài chính của họ và khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định.
- Quản trị yếu kém: Các ngân hàng quốc doanh thường có cấu trúc quản trị thiếu chặt chẽ, hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân. Điều này có thể dẫn đến sai sót khi ra quyết định. Ví dụ, một ngân hàng có thể có một hội đồng quản trị không độc lập với chính phủ và nó có thể gây khó khăn hơn trong việc qui trách nhiệm cho ngân hàng về các hành động của mình.
Tác động của ngân hàng hết tín dụng
Tình trạng hết tín dụng của một ngân hàng có thể có tác động đáng kể đến khách hàng của nó và cả hệ thống ngân hàng. Đối với khách hàng, họ có thể tạm thời không thể sử dụng tiền gửi của mình hay thực hiện mở các khoản vay mới, từ đó có thể khiến họ gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, việc một ngân hàng hết tín dụng cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng, khiến các ngân hàng khác cũng gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi và cho vay.
Khi một ngân hàng hết tín dụng, nó có thể buộc phải đóng cửa. Điều này có thể có tác động tới toàn bộ khách hàng của ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống; từ đó lan tỏa ra cả nền kinh tế. Sự đóng cửa của ngân hàng khiến cho các doanh nghiệp vốn dựa vào ngân hàng để hoạt động cũng có thể buộc phải đóng cửa. Trong một số trường hợp, một vụ tháo chạy ngân hàng thậm chí có thể xảy ra, từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính.
Ví dụ như chúng ta có thể thấy việc đóng cửa của ba ngân hàng Mĩ là First Republic Bank, Signature Bank và Silicon Valley Bank trong tháng 3 và tháng 5 năm nay đã tác động đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mĩ như thế nào. Các chuyên gia cho biết tác động của nó là rất lớn và ảnh hưởng của chúng còn kéo dài đến những tháng, thậm chí cả những năm tới. Người tiêu dùng, doanh nghiệp Mĩ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, phải chi trả nhiều hơn cho các khoản vay do chi phí bảo hiểm tiền gửi bị đội lên và nguy cơ bất ổn tài chính trong nền kinh tế cũng gia tăng. Giới quản lí cho biết các doanh nghiệp qui mô nhỏ và người dân ở vùng nông thôn và người dân có thu nhập thấp ở thành thị là những đối tượng chịu ảnh hưởng sớm nhất. Vốn khó tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ngay từ đầu, nay người dân ở những khu vực này càng gặp khó khăn lớn hơn để nhận được cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính mà họ cần. Việc đóng cửa cũng có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp thường dựa vào ngân hàng để vay vốn và các dịch vụ tài chính khác. Fed và các cơ quan quản lí khác được cho là đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề và cố gắng giảm thiểu tác động của chúng lên nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều khả năng tình trạng đóng cửa ngân hàng sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Doanh nghiệp có thể làm gì?
Thật khó cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có thể chắc chắn rằng mình làm được gì để có thể tránh khỏi hoặc giảm thiểu tác động của những “cơn bão tài chính” do ảnh hưởng từ việc ngân hàng nào đó đóng cửa. Dù không có gì đảm bảo, tuy nhiên, bằng cách thực hiện các biện pháp tối đa hóa hiệu suất của công tác tìm kiếm nguồn tài trợ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh kết hợp với tích luỹ và tích cực thương thảo, đàm phán, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có thể tăng cơ hội vượt “bão” một cách an toàn cho mình. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi về những điều mà doanh nghiệp có thể làm:
- Luôn giữ thế chủ động: Chủ động sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tính toán, dự trù phương án để đối phó với những biến động của môi trường. Một khi nguy cơ vỡ nợ trở nên nguy cấp hơn, doanh nghiệp cần nhanh chóng liên hệ với các bên cho vay và tiến hành xử lí. Trong trường hợp cần tới sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia, cố vấn tài chính, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành làm việc để tìm phương án đưa doanh nghiệp trở lại đúng quĩ đạo.
- Duy trì liên lạc hiệu quả với những bên cho vay: Để có thể làm việc hiệu quả với các bên cho vay trong tình hình nhiều biến động, doanh nghiệp cần phải giữ mạch giao tiếp hiệu quả từ trước đó. Sự thân thiết và minh bạch về tình hình tài chính sẽ giữ mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và bên cho vay, giúp cả hai bên có thể hỗ trợ nhau tốt hơn trong tình thế khó khăn.
- Đàm phán với bên cho vay về cơ cấu: Nếu việc tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế là bất khả thi, doanh nghiệp có thể thương lượng với những bên cho vay để kéo dài thời gian trả nợ, giảm lãi suất hoặc tạm ngừng thanh toán để đảm bảo hoạt động.
- Đa dạng hóa nguồn tài trợ: Việc chỉ dựa vào một nguồn vốn vay duy nhất sẽ không phải phương án an toàn, đặc biệt nếu nguồn vốn đó là ngân hàng quốc doanh. Doanh nghiệp nên cố gắng đa dạng hóa các nguồn tài trợ của mình bằng cách vay từ các ngân hàng tư nhân, huy động tiền từ các nhà đầu tư hoặc sử dụng dự trữ tiền mặt của chính họ.
- Tìm kiếm sự trợ giúp của chính phủ: Chính phủ cũng có thể là một bên hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt khi hệ thống ngân hàng gặp rắc rối hay thậm chí chính ngân hàng nhà nước hết tín dụng. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể ở dưới dạng cho vay, trợ cấp hoặc giảm thuế.
Một ví dụ về một ngân hàng hết tín dụng trong lịch sử
- Ngân hàng Anh: Ngân hàng Anh (Bank of England, BoE) là ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh. Được thành lập vào năm 1694, Ngân hàng Anh là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới. Có lịch sử hoạt động lâu đời, ngân hàng này từng lâm vào tình trạng hết tín dụng năm 1793 trong giai đoạn Chiến tranh Cách mạng Pháp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khi đó được cho là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm sụt giảm lượng thuế thu được trong khi chi tiêu của chính phủ thì tăng mạnh, dân chúng mất niềm tin vào ngân hàng. Để giải quyết, chính phủ Anh đã ra chính sách giúp ngân hàng để nó có thể cho vay tiếp tục. Tuy nhiên, điều này đã gây ra cơn khủng hoảng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Anh và dẫn đến suy thoái.
- Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản: Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản (Long-Term Credit Bank of Japan, LTCB) là một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1952 và từng là ngân hàng lớn nhất ở Nhật Bản vào thời điểm nó sụp đổ vào năm 1998. Ngân hàng này lâm vào cảnh hết tín dụng do khủng hoảng bất động sản, nợ xấu tăng mạnh, người dân mất niềm tin vào ngân hàng. Sự sụp đổ của ngân hàng này là nhân tố chính gây ra “bong bóng giá tài sản” ở Nhật Bản và cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sau đó.
- Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mĩ: Những năm 80 và 90 của thế kỉ trước diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh hoàng ở Mĩ. Việc bãi bỏ các qui định về tiết kiệm và cho vay của hệ thống ngân hàng cộng hưởng cùng sự sụt giá thê thảm của bất động sản gây nợ xấu tăng mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng khiến hàng trăm tổ chức tiết kiệm và cho vay sụp đổ như domino, đồng thời gây thiệt hại cho chính phủ hàng tỉ đô la.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.