Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương thế nào?

Việt Nam cùng câu chuyện kinh tế của mình là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm của dư luận thế giới, đặc biệt sau những thành tích đáng chú ý khi đương đầu với đại dịch COVID-19. Tăng trưởng vượt bậc là cụm từ gắn liền với Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong khoảng nửa thế kỷ qua, từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam trở mình và lột xác thành một cường quốc Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ấn tượng và mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao.

Tuy vậy, bất chấp những chiến tích mà nền kinh tế Việt Nam gặt hái được. Việt Nam vẫn bị coi là một nền kinh tế dễ bị tổn thương và cần đặc biệt chú ý trước những cú sốc đến từ bên ngoài. Một trong những mối đe doạ chủ yếu đối với dải đất hình chữ S cùng hơn 3.200 km bờ biển là vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai khó lường trước. Khi phần lớn người Việt Nam tập trung sinh sống ở các vùng đồng bằng sông thấp (độ cao dưới 500m) như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam buộc phải đối mặt với cuộc chiến liên tục chống lại hiện tượng mực nước biển dâng, lũ lụt, dông bão, v.v..

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về độ nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và những gì chúng ta cần để tâm và lưu ý để giúp gia tăng sức mạnh của nền kinh tế.

Tại sao nền kinh tế Việt Nam lại dễ bị tổn thương?

Một nền kinh tế dễ bị tổn thương là một nền kinh tế dễ dàng bị ảnh hưởng và suy yếu trước những cú sốc từ bên ngoài. Những cú sốc này hoàn toàn có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí gây suy giảm. Khi xem xét độ nhạy cảm của một nền kinh tế, có một khía cạnh quan trọng mà người ta thường nhắc tới, đó là độ mở kinh tế. Độ mở kinh tế phản ánh mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào các hoạt động ngoại thương. Một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam một mặt có thể được hưởng lợi từ việc tiếp cận sâu thị trường quốc tế và đầu tư nước ngoài, một mặt cũng khiến đất nước phải đối mặt với những biến động về nhu cầu toàn cầu và các rủi ro gián đoạn thương mại.

Một khía cạnh khác cũng thường được xem xét là sự tập trung xuất khẩu. Khi một quốc gia phụ thuộc vào một phạm vi hẹp các sản phẩm xuất khẩu, chẳng hạn như dệt may hoặc nông sản, quốc gia đó sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá cả hoặc thị hiếu thị trường. Ví dụ, vốn là một nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu thế giới, mặc dù những sản phẩm này rất quan trọng đối với nền kinh tế nhưng một khi nhu cầu tại các nước đối tác giảm đột ngột, nền kinh tế Việt Nam có thể phải hứng chịu những tác động đáng kể.

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc nhập khẩu các mặt hàng chiến lược cũng sẽ làm tăng thêm độ nhạy cảm của một nền kinh tế. Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, dược phẩm, v.v.. Một khi xuất hiện sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cả nền kinh tế sẽ phải đối mặt với có thể tạo ra những thách thức đáng kể. Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn đang phát triển và dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường thế giới, nguy cơ tháo vốn và bất ổn kinh tế vẫn ở mức cao.

Cuối cùng, cần phải nhắc tới mức độ đầu tư công và cơ cấu nhiều lỗ hổng của Việt Nam. Dễ dàng nhận thấy cơ sở hạ tầng ở Việt Nam không đầy đủ: những bộ phận cơ bản để phát triển kinh tế như mạng lưới giao thông và lưới điện quốc gia vẫn còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Việc này cản trở không nhỏ các hoạt động kinh tế và hạn chế khả năng ứng phó của Việt Nam. Thêm vào đó, quy trình, thủ tục cồng kềnh, tạo khoảng trống cho nạn quan liêu và tham nhũng phát triển cũng là những thách thức không hề nhỏ, gây cản trở sự đổi mới và thu hút đầu tư.

Mức độ nhạy cảm của nền kinh tế không chỉ phản ánh sức khoẻ của nó mà còn có thể sử dụng để dự đoán về thời gian phục hồi sau các biến cố. Dĩ nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cả mức độ và bản chất của biến cố. Tuy nhiên, ở cùng một mức độ và bản chất biến cố, nền kinh tế có độ nhạy cảm cao hơn cũng sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn bởi thiếu lực và bị thương tổn nặng nề hơn. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, các quốc gia có độ nhạy cảm kinh tế cao có thể áp dụng một số cách sau đây:

Đầu tiên, cần thiết lập được một điểm tựa thể chế vững chắc để có thể cụ thể hóa và hiện thực hóa được các kế hoạch phát triển (có sự giải trình rõ ràng). Điều này tạo điều kiện hợp lý hóa các quy trình hành chính có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của chính phủ, cho phép phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn trước các cuộc khủng hoảng. Tiếp theo, sử dụng các công cụ thị trường để thúc đẩy đầu tư đa ngành nghề như giảm thuế, ưu đãi đầu tư nhằm phục hồi kinh tế nhanh hơn. Bên cạnh đó, cũng cần thực thi các quy tắc và quy định một cách công bằng để xây dựng lòng tin và khuyến khích đầu tư dài hạn. Tham vấn cộng đồng cũng được xem như một phương pháp mang lại sự minh bạch cao hơn và đảm bảo rằng các chính sách phản ánh nhu cầu và mối quan tâm của tất cả các bên liên quan.

Thách thức và cơ hội của Việt Nam

Phải thừa nhận rằng, Việt Nam chưa đủ khả năng và không nên đi theo hướng phát triển độc lập. Trong thời đại của nền kinh tế toàn cầu, mọi quốc gia liên kết với nhau như những mắt xích trong một hệ thống. Bất cứ hành động của một quốc gia nào cũng có thể tạo ra những hiệu ứng lan tỏa trên toàn cầu. Việt Nam, giống như các nền kinh tế đang phát triển khác, cần đặc biệt thận trọng trước tác động của các nền kinh tế lớn hơn. Trong đó, những cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hoặc sự gián đoạn thương mại hoàn toàn có thể tác động đáng kể đến chúng ta.

Ngoài ra, cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng mang đến nhiều thách thức cũng như cơ hội đặc biệt cho Việt Nam. Trong khi cuộc chiến này chủ yếu tạo ra sự bất ổn trên thị trường quốc tế, là một nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam đang nỗ lực giành lấy lợi thế bằng cách định vị mình là một trung tâm sản xuất trung lập. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một cách tiếp cận chiến lược nhằm tránh né sự phụ thuộc quá mức vào bất kể ai trong hai siêu cường này, gây bất lợi cho chính mình trong tương lai.

Để bảo vệ nền kinh tế tốt hơn, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện một số chiến lược dài hạn. Trong đó, đa dạng hóa nền kinh tế là điều tối quan trọng. Không chỉ giúp nền kinh tế giảm sự phụ thuộc vào một số lĩnh vực then chốt hoặc thị trường xuất khẩu, điều này còn thúc đẩy đổi mới trong các lĩnh vực mới như công nghệ và sản xuất có giá trị cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đầu tư vào khả năng chống chọi với khí hậu, bao gồm hoàn thiện hệ thống đê biển, phát triển hệ thống cảnh báo sớm và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chống lũ lụt. Ngoài ra, việc tăng cường các hệ thống bảo trợ xã hội, chẳng hạn như gia tăng các hình thức trợ cấp thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội cũng nên được đề cập để chính phủ chú ý hơn. Cuối cùng, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước (còn gọi là SoE) và nỗ lực phát triển khu vực tư nhân trong nước sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Khi khu vực tư nhân trong nước trở nên sôi nổi hơn, nền kinh tế sẽ có được “lớp đệm chống sốc” tốt hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng hành trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vừa chỉ mới bắt đầu. Đất nước ta sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức hơn nữa trong việc cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, bởi một nền kinh tế mạnh mẽ từ bên trong sẽ giúp cho văn hoá khởi nghiệp và đổi mới được củng cố và phát triển, tạo ra môi trường năng động hơn cho các quan hệ đối tác cả trong và ngoài nước. Khi những điểm yếu của nền kinh tế được nhìn nhận đúng đắn và các chiến lược khắc phục được nghiêm túc thực hiện, kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể có được một tương lai xán lạn hơn, phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn. Nếu cương quyết vì mục tiêu cuối này, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được vị thế là một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực và châu lục.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.