Hướng đi nào cho tiếp thị nhượng quyền?

Trong một báo cáo mới đây của Analytic Partners, có rất nhiều CMO (giám đốc tiếp thị) hiện đang phải chịu áp lực từ làn sóng cắt giảm ngân sách tiếp thị vào năm 2023, trong đó có cả những tên tuổi thuộc danh sách Fortune 500 đình đám. Áp lực dạng này thông thường sẽ buộc các nhà tiếp thị phải đứng trước quyết định chuyển dịch định hướng kế hoạch năm từ Branding (tiếp thị thương hiệu) sang Performance (tiếp thị hiệu suất) nhằm đạt được mục tiêu doanh số ngắn hạn. Điều này càng đúng đối với những chuỗi nhượng quyền dù qui mô lớn hay vừa.

Đối với các nhà tiếp thị, việc “đấu tranh” bảo vệ những khoản đầu tư thương hiệu thường rất khó khăn vì không đem lại “trái ngọt” nhanh chóng và hiệu năng không dễ đo lường hay nắm bắt như kì vọng từ “phe” Tài chính. Nhiều nhà tài chính cho rằng thương hiệu và tác động của nó tới hiệu suất kinh doanh thường được “thổi phồng” bởi các nhà tiếp thị nhằm tạo ra nhiều khoảng không cho họ được phép “bay nhảy” và lãng phí tiền bạc. Trong mắt các nhà tài chính, tiếp thị hiệu suất có “giá” hơn rất nhiều.

Dù đây chưa phải bức tranh toàn cảnh và có thể không đúng với mọi thị trường nhưng làn sóng cắt giảm này được dự đoán sẽ lan rộng ra toàn cầu khi nhiều nền kinh tế đang đứng trước mối lo suy thoái và khủng hoảng. Vậy hướng đi nào nên được chọn cho kế hoạch tiếp thị của những nhà nhượng quyền trong năm mới?

Thương hiệu là đòn bẩy để tăng cường hiệu suất kinh doanh

Các báo cáo của Analytic Partners mới đây cho đối tượng doanh nghiệp tại Mĩ cho thấy khi mức chi tiêu cho các hoạt động thương hiệu tăng khoảng 72% thì lợi nhuận cũng tăng tương ứng vào khoảng 76%. Việc gia tăng khoản đầu tư ở mảng này thực chất đối với tỉ suất hoàn vốn (ROI) chính là một chiến thuật hiệu suất. Theo đó, khi chi tiêu dành cho tiếp thị hiệu suất chỉ tăng khoảng 35%, lợi nhuận đã tăng khoảng 48%. Áp dụng ngược lại, khi một doanh nghiệp chuyển khoảng 61% ngân sách tiếp thị của thương hiệu của mình sang định hướng tiếp thị hiệu suất, ta thấy ROI hiệu suất giảm 22% và tổng ROI tiếp thị giảm 16%.

Như vậy, chi tiêu cho thương hiệu không những thúc đẩy tăng trưởng cho các chỉ số tiếp thị, mà còn đẩy mạnh hiệu quả của các chỉ số liên quan đến thương hiệu ở đầu kênh. Thương hiệu không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, truyền đạt giá trị, xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo hiệu ứng hào quang mà nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kết quả kinh doanh thông qua tác động vào hiệu năng của tiếp thị hiệu suất.

Cân bằng giữa tiếp thị hiệu suất và tiếp thị thương hiệu

Lời khuyên được đưa ra là cần cân bằng giữa tiếp thị hiệu suất và tiếp thị thương hiệu thay vì chọn một trong hai. Tuy nhiên, làm thế nào để một doanh nghiệp tạo ra được một kế hoạch kết hợp giữa chúng? Ngoài ra, làm thế nào để nhà tiếp thị đánh giá chính xác độ phù hợp của kế hoạch của họ với điều kiện và mong muốn của doanh nghiệp?

Để có thể nhìn nhận chính xác một kế hoạch tiếp thị, các công ti không còn cách nào khác là nhìn nhận nó một cách tổng thể. Nếu ban lãnh đạo không có cái nhìn rộng hơn, sẽ rất khó để một kế hoạch cân bằng giữa tiếp thị hiệu suất và tiếp thị thương hiệu được phê duyệt. Ngoài ra, các công ti cũng cần dành nhiều nỗ lực để đánh giá tác động của tiếp thị thương hiệu đối với doanh số bán hàng trong ngắn hạn, đồng thời đo lường hiệu ứng lan tỏa của thương hiệu ở đa kênh. Việc xây dựng một quan điểm rõ ràng, nhất quán về tác động tổng hợp của các nỗ lực trong tiếp thị đối với các kết quả ngắn hạn như sự biến chuyển của ROI hay tỉ suất chuyển đổi.

Nhà tiếp thị có thể bắt đầu từ việc thiết lập tỉ lệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất khi xây dựng kế hoạch ngân sách. Tùy theo yêu cầu và đánh giá từ thị trường, doanh nghiệp mà nhà tiếp thị có thể tìm thấy tỉ lệ phù hợp cho kế hoạch. Từ tỉ lệ ban đầu này, nhà tiếp thị có thể “co kéo” sao cho phù hợp hơn nhằm tăng tính khả thi của kế hoạch. Bên cạnh đó, nhà tiếp thị cũng cần chuẩn bị phương án thuyết phục lãnh đạo và thể hiện chính kiến của bản thân về kế hoạch của mình, cũng như những hướng đi dự phòng để đối phó với sự thay đổi khó lường trước của thị trường cũng như các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội – những yếu tố mà nhà tiếp thị và doanh nghiệp không thể điều khiển.

Tránh sa đà vào “chủ nghĩa ngắn hạn”

“Chủ nghĩa ngắn hạn” là một khái niệm chỉ việc ưu tiên hoặc tập trung hoàn toàn vào lợi nhuận trước mắt. Các dự án theo “chủ nghĩa ngắn hạn” được thực hiện nhanh chóng để thu được kết quả trong thời gian ngắn. “Chủ nghĩa ngắn hạn” cùng với “chủ nghĩa dài hạn cực đoan” là những từ khóa nóng, gây tranh cãi trong các diễn đàn tiếp thị những năm gần đây.

Rất dễ dàng nhìn thấy “chủ nghĩa ngắn hạn” lên ngôi trong các bối cảnh kinh tế khó khăn. Doanh nhân hay doanh nghiệp rất dễ tập trung quá nhiều hay sa đà vào các mục tiêu ngắn hạn nhằm đạt được thành quả nhanh chóng. Để doanh nghiệp có thể trụ vững và đạt được hiệu quả kinh doanh, tâm lí của doanh nhân khiến tầm nhìn của họ bị thu hẹp lại, khó quan tâm tới “bức tranh lớn.” Chính những lúc này, “chủ nghĩa ngắn hạn” sẽ lên ngôi. Điều mà một CMO và đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp cần làm là giữ cái đầu “lạnh” và tỉnh táo lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp với tình hình.

Các nhà tiếp thị cần biết rằng những hoạt động tiếp thị thương hiệu cùng với những thông điệp tiếp thị sẽ tác động mạnh mẽ hơn tới công chúng của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại số khi mọi thứ có tốc lan tỏa nhanh không ngờ. Việc đầu tư đúng mức cho tiếp thị thương hiệu sẽ đem lại hiệu suất vượt trội hơn trong khoảng 80% thời gian.

Nếu phải thực hiện cắt giảm ngân sách hoạt động thương hiệu, nhà tiếp thị cần hạn chế tới mức tối thiểu nhằm duy trì hiệu quả, tránh ngắt quãng và đảm bảo được hiệu ứng thương hiệu dài hạn – điều quyết định tính sống còn của thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp tới các mục tiêu tiếp thị trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.