Lợi ích và rủi ro của quảng cáo gây tranh cãi là gì?

Khi thị trường ngày càng sôi động và đầy sự cạnh tranh gay gắt, để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng, nhiều thương hiệu buộc phải lựa chọn nhiều kĩ thuật, nhiều cách thức quảng cáo để có thể nổi bật hơn, ấn tượng hơn và hấp dẫn hơn so với đối thủ. Trong vô vàn các kĩ thuật quảng cáo, có một kĩ thuật tạo hiệu quả lớn trong việc thu hút sự chú ý, tạo được sức hút lớn, ấn tượng cao cho thương hiệu và kéo tương tác mạnh mẽ chính là “quảng cáo gây tranh cãi”.

Tuy nhiên, kĩ thuật này cũng giống như một “con dao hai lưỡi”, nếu lạm dụng hoặc không khéo léo, không đủ tỉnh táo thì rất dễ dẫn đến việc “gậy ông đập lưng ông” khiến cho hình ảnh, giá trị bị tổn hại nặng nề. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về quảng cáo gây tranh cãi để biết lợi ích và rủi ro của kĩ thuật này ra sao và một vài ví dụ điển hình để chúng ta tham khảo.

Quảng cáo gây tranh cãi là gì?

Quảng cáo gây tranh cãi là một kĩ thuật quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách nêu quan điểm và khơi dậy những cuộc trò chuyện, thảo luận về các giá trị đạo đức, xã hội nhất định. Kĩ thuật này thường sử dụng các vấn đề xã hội nhạy cảm và có thể dẫn đến bất đồng để làm chủ đề. Việc lựa chọn chủ đề để sử dụng trong kĩ thuật này cũng đòi hỏi mối liên hệ mật thiết giữa thương hiệu với chủ đề và khách hàng mục tiêu, đồng thời nhắm tới cả những khách hàng mới có quan tâm.

500+ Workplace Conflict Resolution Stock Illustrations, Royalty-Free Vector Graphics & Clip Art - iStock

Quảng cáo gây tranh cãi được xem như một trong những kĩ thuật quảng cáo tiết kiệm chi phí nhất bởi khả năng tạo mức độ nhận biết cao và thúc đẩy tương tác, chuyển đổi, đặc biệt nếu nội dung, thông điệp mà thương hiệu đưa ra có thể vượt qua sự ồn ào và được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, như đã nói tới ở đầu bài viết, kĩ thuật này như “con dao hai lưỡi” và nó có thể gây bất lợi cho chính thương hiệu nếu sự tranh cãi vượt khỏi tầm kiểm soát.

Chính vì rủi ro lớn của mình, việc cân nhắc sử dụng kĩ thuật quảng cáo này cần được xem xét một cách cẩn thận. Về mặt lí thuyết, kĩ thuật này có thể được sử dụng hiệu quả khi thương hiệu có thể sẵn sàng tiếp nhận sự yêu, ghét đến từ cộng đồng của mình. Thông điệp quảng cáo dù có thể gây tranh cãi nhưng vẫn hỗ trợ và đóng góp cho các giá trị cốt lõi của thương hiệu, tăng thêm sức mạnh cho tiếng nói và hiện diện thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu buộc phải có phương án xoa dịu hoặc đối phó với những phản ứng dữ dội có thể xảy ra.

Một vài chiến dịch nổi bật

Trong số những chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi nổi bật đáng để giới thiệu trong bài viết hôm nay, chiến dịch “Beach body ready” (tạm dịch: Sẵn sàng khoe dáng trên bãi biển) của Protein World, bùng nổ vào năm 2015 với hình ảnh và thông điệp táo bạo khiến chúng tôi muốn nhắc tới đầu tiên. Hãng thực phẩm dinh dưỡng thể thao chuyên cho phái nữ này khi đó mới chỉ có vỏn vẹn 3 năm kinh nghiệm đã dám thể hiện hình ảnh của một người mẫu với thân hình khiêu khích cùng với khẩu hiệu đầy thách thức trong quảng cáo của mình. Chiến dịch này đã gây ra một “cơn bão” tranh luận thu hút hơn 70 ngàn lượt đề cập trên mạng xã hội Twitter chỉ trong tuần đầu tiên. Mặc dù phải đối mặt với những lời chỉ trích vì cố tình lý tưởng hoá hình thể phụ nữ, tạo áp lực giảm cân và truyền năng lượng tiêu cực trong xã hội nhưng tác động của chiến dịch tới danh tiếng và doanh số của hãng là không thể phủ nhận. Theo báo cáo của hãng, doanh số sản phẩm đã tăng khoảng 300% kể từ khi chiến dịch được giới thiệu.

Tương tự, hãng dao cạo râu Gilette cùng chiến dịch bị cho là “cổ xuý tính nam độc hại” năm 2019 mang tên “The best man can be” (tạm dịch: Người đàn ông tuyệt nhất mà bạn có thể trở thành) đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng. Bất chấp làn sóng chỉ trích mạnh mẽ tới từ nhiều người dùng Internet, chiến dịch này vẫn được giới chuyên môn đánh giá  khá cao khi sử dụng quảng cáo để kêu gọi nam giới từ bò các thói quen độc hại và tiêu cực để trở thành phiên bản tốt hơn. Chiến dịch đã đạt được hơn 1,5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội chỉ trong 2 ngày. Mặc dù bị kêu gọi tẩy chay và cáo buộc thiếu đạo đức trong tuyên truyền, quảng cáo nhưng chiến dịch vẫn gây ấn tượng mạnh với nhiều người và chiếm được cảm tình thế hệ Y, góp phần tăng mức độ ưa chuộng thương hiệu lên 30% so với trước chiến dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi đều mang lại quả ngọt như vậy. Đơn cử như chiến dịch “Real Beauty” (tạm dịch: Vẻ đẹp thực sự) của Dove năm 2017 đã vấp phải phản ứng dữ dội khi sử dụng hình ảnh một phụ nữ da đen biến thành một phụ nữ da trắng trong quảng cáo. Phản hồi tiêu cực ngay lập tức bùng nổ trên Internet, cơn thịnh nộ của cộng đồng người da đen có thời điểm lên tới hơn 100 ngàn lượt đề cập trên Twitter chỉ trong một ngày. Dove đánh mất nhiều khách hàng trung thành và phải trải qua trận sụt giảm mạnh về mức độ ưa chuộng thương hiệu khi điểm số tụt tới 40%.

Tương tự như Dove, chi nhánh của McDonald’s tại Vương quốc Anh cũng vấp phải phản ứng dữ dội trong năm 2018 sau khi phát hành quảng cáo có chủ đề nhạy cảm về trẻ em. Video quảng cáo thể hiện hình ảnh một cậu bé cố gắng “kết nối” với người cha quá cố của mình thông qua chiếc bánh sandwich Filet-O-Fish. McDonald’s UK thậm chí còn nhận được kiến ​​nghị với nửa triệu chữ ký yêu cầu ngừng chiến dịch. Sau vụ việc, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này giảm tới 20% số điểm yêu thích thương hiệu và doanh số tụt 15%.

Trước đó vài năm, một hãng cửa hàng thức ăn nhanh khác là Subway cũng chịu chung số phận khi hãng này hợp tác với sáng kiến chống béo phì ở trẻ em của cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trong một chiến dịch quảng cáo. Chiến dịch có tên “Playtime: Powered by Veggies” (tạm dịch: Giờ ra chơi ăn rau) được xem như nỗ lực tiếp thị tích cực nhất của Subway nhắm vào trẻ em khi đó. Hãng này cam kết chi tới 41 triệu đô la Mĩ trong ba năm để thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn ở trẻ em nhưng chiến dịch này đã gây ra một cuộc tranh luận về đạo đức trong tiếp thị cho đối tượng trẻ em. Các nhà phê bình cho rằng thông điệp và hình ảnh của chiến dịch hoàn toàn có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau trong nhận thức và hành vi của trẻ em và điều này rất khó kiểm soát. Dù thể hiện những lo ngại về sức khỏe cộng đồng nhưng chiến dịch vẫn khiến danh tiếng của Subway bị ảnh hưởng, nhiều khách hàng trẻ em của hãng không muốn ghé thăm các cửa hàng sau chiến dịch này.

Subway Joins First Lady in Promoting Healthy Food to Kids by 'Powering Playtime with Veggies' | Sustainable Brands

Như vậy, có thể thấy rằng ranh giới giữa thành công và thất bại trong các chiến dịch tiếp thị gây tranh cãi là rất mong manh. Sợi chỉ mảnh này càng dễ dàng bị đứt trong thời đại thế giới số biến động từng phút, từng giây. Khi các công ti lựa chọn con đường rủi ro này, nhất định cần xem xét cẩn thận mọi điều có thể xảy ra.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.