Mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mĩ (gọi tắt là Fed) thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%), bất chấp những biến động lớn trong ngành ngân hàng, đưa lãi suất tham chiếu tại Mĩ hiện vào khoảng 5-5,25% (mức cao nhất trong hơn 15 năm qua). Đây đã là lần thứ 10 liên tiếp Fed đã tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022.
Lãi suất này sẽ được áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng tại Mĩ. Dù đây không phải mức mà người tiêu dùng phải trả nhưng việc này vẫn có thể ảnh hưởng mạnh đến lãi suất cho vay và tiết kiệm mà họ tiếp xúc hàng ngày như vay mua nhà, mua xe, dùng thẻ tín dụng. Thêm vào đó, quyết định này diễn ra trong bối cảnh ngành ngân hàng Mĩ đang chịu nhiều tổn thương do lãi suất cao. Đã có ba nhà băng tại Mĩ phá sản chỉ trong gần 2 tháng.
Cùng Language Link Academic tìm hiểu lí do Fed liên tục tăng lãi suất và ảnh huởng của nó tới kinh tế toàn cầu cũng như các tác động tới doanh nghiệp trong bài viết ngày hôm nay.
Vì sao Fed liên tục tăng lãi suất?
Với vai trò là ngân hàng trung uơng, Fed có nhiệm vụ kép là (1) duy trì giá cả ở mức ổn định và (2) tối đa hóa số lượng việc làm trên thị trường. Nhìn chung, mỗi lần Fed tăng lãi suất sẽ khiến cho việc vay tiền của người dân và doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, và hiển nhiên điều này sẽ làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế, từ đó giảm lạm phát.
Có nhiều lí do để Fed quyết định tăng lãi suất, trong đó có việc lạm phát tại Mĩ đang tăng quá cao. Là thước đo tốc độ tăng giá, lạm phát cao sẽ khiến sức mua của người dân giảm. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn về cả xã hội và chính trị.
Bên cạnh đó, Fed đang muốn hãm lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ. Việc nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh kéo theo lạm phát tăng cao và nhiều vấn đề khác. Khi tăng lãi suất, Fed gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng khi triển khai hoạt động cho vay, từ đó có thể điều hoà nền kinh tế.
Fed liên tục tăng lãi suất sẽ ảnh huởng thế nào tới nền kinh tế Mĩ và toàn cầu?
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và sở hữu đồng tiền dự trữ quốc tế, bất cứ biến động nào tại Mĩ đều gây ảnh huởng tới nền kinh tế toàn cầu. Quyết định tăng lãi suất của Fed sẽ khiến lãi suất tại Mĩ cao hơn, kìm hãm nền kinh tế phát triển, gây ra thất nghiệp và khó khăn trong huy động vốn, từ đó tạo ra khó khăn trong giao thuơng, đầu tư giữa Mĩ và các nước trên thế giới.
Quyết định tăng lãi suất của Fed là một quyết định phức tạp. Fed phải cân nhắc chi phí và lợi ích của việc tăng lãi suất và đưa ra quyết định có lợi nhất cho nền kinh tế Mĩ. Dưới đây là một số lợi ích và tác động xấu mà việc tăng lãi suất của Fed đem lại:
Lợi ích | Tác động tiêu cực |
|
|
Các tác động đối với các nền kinh tế châu Á nói riêng ra sao?
Là một bộ phận của kinh tế toàn cầu, kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ phải chịu các ảnh hưởng sau:
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Khi Fed tăng lãi suất, việc vay tiền của các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Điều này có thể không khuyến khích đầu tư và chi tiêu, có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.
- Đồng tiền yếu hơn: Lãi suất cao hơn ở Mĩ có thể khiến tài sản của Mĩ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, điều này có thể dẫn đến sự mất giá của các đồng tiền châu Á. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp châu Á nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn, đồng thời có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Dòng vốn chảy ra: Khi lãi suất tăng ở Mĩ, các nhà đầu tư có nhiều khả năng sẽ chuyển tiền của họ ra khỏi các nền kinh tế châu Á và vào Mĩ. Điều này có thể dẫn đến suy giảm đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế châu Á, điều này cũng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tác động của quyết định tăng lãi suất của Fed đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tốc độ tăng lãi suất, sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu và các chính sách của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng quyết định của Fed sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn.
Các doanh nghiệp nên chú ý và chuẩn bị những gì cho giai đoạn tới?
Việc lãi suất tăng có thể có tác động phức tạp lên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi qui mô. Nắm rõ các tác động tiềm ẩn của việc tăng lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực tốt hơn để vượt qua một cách vững vàng và thành công. Một trong những bước quan trọng trong việc chuẩn bị kế hoạch ứng phó là nắm chắc tình hình tài chính của mình. Những khoản nợ, độ trôi chảy của dòng tiền cũng như tính ổn định của tỉ suất lợi nhuận sẽ là những điểm chính mà doanh nghiệp cần xem xét.
Ví dụ, các doanh nghiệp có mức nợ cao sẽ dễ gặp khó khăn về tài chính hơn nếu lãi suất tăng. Lãi suất cao hơn sẽ khiến các doanh nghiệp phải trả nhiều hơn, đồng thời chi phí đi vay cũng cao hơn, hạn mức cũng có thể không được như mong muốn. Hay các doanh nghiệp có dòng tiền thấp cũng có thể dễ bị tổn thương trước tác động của việc tăng lãi suất do không có đủ tiền để trang trải các chi phí bất ngờ, chẳng hạn như giải quyết việc doanh thu giảm hoặc chi phí tăng.
Một khi đã nắm rõ về tình hình tài chính của mình, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc lãi suất tăng. Dưới đây là một số ý tưởng cụ thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch ứng phó tốt hơn:
- Tăng dự trữ tiền mặt: Các doanh nghiệp nên đảm bảo có đủ ít nhất ba tháng chi phí hoạt động trong dự trữ tiền mặt. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có một chỗ dựa chắc chắn để chống lại trong các tình huống bất ngờ. Việc tăng dự trữ tiền mặt có thể được thực hiện bằng cách dành ra một phần lợi nhuận mỗi tháng hoặc rút ra một hạn mức tín dụng.
- Thương lượng lại khoản nợ: Nếu doanh nghiệp có các khoản nợ, việc xem xét đàm phán lại các điều khoản của khoản vay sẽ giúp doanh nghiệp có thể có được mức lãi suất thấp hơn, giúp tiết kiệm tiền về tổng thể. Doanh nghiệp cũng có thể tìm cách giảm chi phí, chẳng hạn như đàm phán giá tốt hơn với nhà cung cấp hoặc giảm lực lượng lao động của họ nếu cần.
- Tăng giá bán: Trong một số trường hợp, tăng giá để bù đắp chi phí vay cao hơn cũng là một phương án khả thi. Tuy vậy, doanh nghiệp cần lưu ý về giới hạn tăng để tránh việc sụt giảm doanh số bởi phản ứng của khách hàng.
- Tập trung vào sản phẩm cốt lõi: Trong giai đoạn khó khăn, điều doanh nghiệp cần làm chính là tập trung vào những sản phẩm tốt nhất và tạm dừng các mảng không hoạt động hiệu quả nhằm tránh sự dàn trải trong đầu tư kinh doanh.
- Luôn ở trạng thái linh hoạt: Trong giai đoạn biến động, việc giữ cho các kế hoạch của mình ở trạng thái linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi để thích nghi hơn, từ đó có thể nhanh chóng giảm thiểu tác động xấu của môi trường tới hoạt động kinh doanh của mình.
- Tăng cường thuê ngoài đối với các hoạt động không thiết yếu: Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí cho những vị trí không quan trọng, đồng thời giảm sức ép cho đội ngũ ở lại.
- Xây dựng một kế hoạch dự phòng: Một kế hoạch dự phòng về cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn lãi suất tăng quá mạnh là một điều mà các doanh nghiệp nên nghĩ tới. Không cần quá chi tiết nhưng ý tưởng về phương án đối phó có sẵn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chuẩn bị của mình.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline 0989857371.