Lao động thế hệ Z liệu có “tệ”?

Thế hệ Z – những người sinh năm 1997 đến 2012 – đã gia nhập thị trường lao động được một khoảng thời gian đáng kể. Phần nhiều những thông tin chúng ta tiếp nhận về lao động thế hệ Z dường như khoác lên thế hệ này một gương mặt không mấy thiện cảm. Dù được nhiều chuyên gia nhân khẩu học và tâm lí học “bào chữa”, thế hệ Z vẫn trở thành tâm điểm chỉ trích của các thế hệ trước với thái độ và tác phong ở nơi làm việc.

Mới đây, nhật báo Telegraph có thêm một bài viết ghi nhận những chia sẻ của một số lãnh đạo doanh nghiệp cũng như chuyên gia đầu ngành tại hai thị trường việc làm Mĩ và châu Âu về những kinh nghiệm của họ khi làm việc cùng thế hệ này.

Sự “thiếu ăn nhập” của thế hệ Z tại công sở

Là một quản lí nhân sự cấp cao tại một doanh nghiệp cho thuê ô tô danh tiếng tại Mĩ, khi được hỏi về việc tuyển dụng lao động thế hệ Z, James McNeil chia sẻ ngay lập tức: “Giống như anh có một cơn ác mộng không hồi kết vậy”. Giải thích về sự thất vọng của mình, McNiel cho biết ông và đội của ông gặp nhiều rắc rối trong việc tiếp cận và sắp xếp lịch hẹn với các ứng viên mà họ cho là triển vọng. Sự chậm trễ trong phản hồi, sự thiếu rõ ràng khi trao đổi thông tin, sự thiếu chuẩn bị một cách lộ liễu cho buổi phỏng vấn và thái độ thiếu cam kết của các ứng viên làm cho quá trình tuyển dụng lao động thế hệ Z gặp nhiều khó khăn.

“Đa phần họ còn không chịu tìm hiểu trước về những trách nhiệm mà mình cần gánh vác khi nhận công việc,” McNiel lắc đầu ngao ngán.

Scanners are complicated': why Gen Z faces workplace 'tech shame' |  Technology | The Guardian

Jade Arnell, một chuyên gia tiếp thị dày dạn kinh nghiệm cũng chia sẻ quan điểm của bà về cách lao động thế hệ Z làm việc. Bất chấp sự tín nhiệm của bà với một vài gương mặt thế hệ Z nổi bật trong phòng ban, bà tỏ ra không hài lòng về tư tưởng của lao động thế hệ Z nói chung vì đã buộc phải cho thôi việc 4 nhân sự toàn thời gian liên tiếp chỉ trong thời gian ngắn. Mỗi cuộc trao đổi với nhân viên thế hệ Z lại là “một thử thách khó khăn,” Arnell cho biết.

Phần đông lao động thế hệ Z bị chi phối bởi cảm xúc quá nhiều khi làm việc. Họ cũng không thích các qui tắc, luật lệ nghiêm ngặt trong công việc và thường có xu hướng muốn được tự do làm theo cách của mình hơn dù họ không thể cam kết với kết quả công việc của họ. “Giống như một mối quan hệ thiếu cân bằng, họ muốn được nhận nhiều hơn từ công ti nhưng luôn ngần ngại trước khi nhận một trách nhiệm nào đó,” Arnell chia sẻ.

Arnell còn cho biết có những trường hợp khi bị bà bắt gặp đang thực hiện các hoạt động giải trí trong giờ làm việc dù công việc đang chồng chất, các lao động thế hệ Z còn cho rằng bà “quá nhạy cảm” và việc họ đang “cố gắng hồi phục sức lao động” là để có thể giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Lao động thế hệ Z dường như gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát quĩ thời gian của mình so với những thế hệ trước. Thói quen thức khuya ở thế hệ này phổ biến đến mức đa phần họ không thể tập trung làm việc vào buổi sáng và thường bị xao nhãng vào trước và sau giờ nghỉ trưa. “Họ dường như không có tinh thần kỉ luật và quá tập trung vào việc tận hưởng cuộc sống thay vì giữ cân bằng cuộc sống để có thể làm việc hiệu quả,” bà nói thêm.

Cần hiểu rõ hơn về thế hệ Z

Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thế hệ Z sẽ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong lực lượng lao động của các quốc gia vào năm 2025. Do đó, việc hiểu và nắm bắt được cách thế hệ này suy nghĩ và làm việc là nhiệm vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải hoàn thành nếu muốn duy trì sự tăng trưởng bền vững của mình. Deloitte, đại diện Big 4, trong một báo cáo gần đây, cũng chỉ ra các đặc điểm nổi bật của thế hệ Z như năng lực điều hướng lĩnh vực kĩ thuật số thiên bẩm, khát khao không ngừng nâng cấp bản thân, tinh thần kinh doanh táo bạo.

Một khảo sát năm 2023 do Resume Builder thực hiện chỉ ra rằng cứ 4 lao động thế hệ Z lại có 3 người thừa nhận rằng mình gặp khó khăn trong việc giao tiếp và làm việc với các thế hệ trước. Thêm vào đó, có tới 65% quản lí khi được hỏi đã thừa nhận mình đã sa thải nhiều cấp dưới thuộc thế hệ Z hơn cả. Thậm chí có những quản lí còn phải đưa ra quyết định sa thải ngay cả khi người đó còn chưa kết thúc tuần đầu làm việc vì thái độ không tốt.

Quay lại với McNeil, ông cho rằng thế hệ Z có xu hướng sử dụng tiếng lóng, lối nói tắt trong giao tiếp nhiều hơn thế hệ trước và họ cũng dễ dàng để lộ thái độ tiêu cực của mình trong những buổi phỏng vấn hơn. “Thiên hướng tiêu cực của họ rất đáng lo ngại,” McNeil cho rằng thế hệ Z cần được giúp đỡ để xây dựng và phát triển tư duy tích cực vì đó là điểm tựa cho họ trong việc phát triển sự nghiệp. Khi chia sẻ về những trường hợp… không xuất hiện trong ngày nhận việc hay “biến mất” đột ngột sau ngày làm việc đầu tiên, McNeil cho rằng tâm lí ngại từ chối, không muốn phải chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình khiến cho thế hệ Z trở nên khó hiểu và khó nắm bắt hơn.

Khi được hỏi về đề xuất đối phó với những thách thức mang tính đa chiều này, cả McNeil và Arnell đều ủng hộ việc đầu tư thêm thời gian và nguồn lực vào công đoạn sàng lọc các ứng viên tiềm năng. Ngoài ra, những câu hỏi phỏng vấn cũng nên tập trung nhiều vào kì vọng của lao động thế hệ Z về môi trường làm việc cũng như phạm vi công việc của họ. Một điểm đáng lưu ý khác là việc điều chỉnh các qui trình giao tiếp trong công việc cũng nên được định hướng theo phong cách giao tiếp mở, giúp lao động thế hệ Z cảm thấy bớt áp lực và ít có khoảng cách hơn.

7 Secrets to Managing Gen Z in a Remote Workplace - Insperity

Giải pháp cho đôi bên

Shoshanna Davis, nhà sáng lập một công ti tư vấn chính sách nhân sự, cho biết thế hệ Z đang bị phán xét một cách vội vàng và họ cần sự cảm thông cũng như nỗ lực lắng nghe và đồng cảm từ các thế hệ trước. Cô nhấn mạnh việc công ti và người lao động nên tìm được điểm giao thoa giữa các kì vọng để tránh tạo ra những bất mãn không cần thiết, ngăn cản hai bên cùng đạt được mục đích của mình. Thay vì nhìn nhận rằng mình đang phải “vật lộn” với thế hệ Z, các nhà lãnh đạo nên cởi mở hơn, tỏ ra mềm mỏng hơn và linh hoạt hơn khi làm việc với thế hệ này. Bên cạnh đó, thế hệ Z cũng cần tỏ ra hợp tác hơn và cần nỗ lực hơn trong việc xây dựng và nuôi dưỡng sự gắn kết của bản thân với công việc cũng như công sở để có thể phát triển tốt. Việc nuôi dưỡng sự tự tin cũng như tư duy tích cực sẽ giúp lao động thế hệ Z không lâm vào các trạng thái tiêu cực, tâm lí xa cách, nạn nhân, v.v..

Thế hệ Z vốn là thế hệ mạnh về kĩ thuật số và ưa thích tiêu thụ thông tin dạng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Các công ti có thể kết hợp các dạng nội dung video ngắn trong phần thông tin và đào tạo. Thế hệ Z cũng coi trọng trải nghiệm và các cơ hội được đào tạo để phát triển. Khi nhu cầu được học tập của thế hệ Z được đáp ứng, họ sẽ trở nên gắn bó hơn. Ngoài ra, thế hệ Z còn chuộng môi trường mở, mang tính hợp tác với các công cụ giao tiếp, học tập xã hội như diễn đàn, hội nhóm. Việc thường xuyên phản hồi và đánh giá hiệu suất liên tục cũng sẽ giúp thế hệ Z cảm thấy rõ rệt hơn sự tiến bộ của mình và luôn an tâm rằng mình được hỗ trợ và có nhiều cơ hội phát triển. Thêm nữa, các công ti cũng có thể cân nhắc tổ chức thường xuyên những sự kiện thúc đẩy tinh thần đội nhóm để kết dính và tăng cường tính đoàn kết của tập thể.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.