Chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp nhượng quyền

Không chỉ riêng doanh nghiệp nhượng quyền, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược truyền thông. Chiến lược truyền thông được coi như kim chỉ nam cho mọi thông điệp, hoạt động quảng bá của thương hiệu, định hình hình ảnh của thương hiệu với công chúng.

Chiến lược truyền thông thực chất là phần cơ bản của chiến lược tiếp thị. Nó bao gồm không chỉ các hoạt động xây dựng thương hiệu qua truyền thông mà còn bao gồm cả các hoạt động quảng cáo, khuếch trương nhằm lôi kéo công chúng của thương hiệu trải nghiệm và tiêu dùng sản phẩm. Chiến lược truyền thông tiếp thị chính là cách mà một doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu thông qua các phương thức truyền thông khác nhau.

Một chiến lược truyền thông cụ thể sẽ tạo định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, giúp doanh nghiệp đưa thông điệp đến khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả, từ đó tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong tâm trí và xây dựng tình cảm gắn kết ở khách hàng.

Để xây dựng một chiến lược truyền thông, nhà tiếp thị cần xác định các yếu tố sau:

1. Đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất mà một chiến lược truyền thông phải xác định được. Người nhận thông điệp là ai? Đó là khách hàng hiện tại hay khách hàng tiềm năng hay cả hai? Người nhận thông điệp có đặc điểm như thế nào? Họ cần gì, muốn gì và thích cách tiếp cận nào?

Bằng cách phân tích các nhóm đối tượng, nhà tiếp thị có thể thấy rõ lí do một nhóm khách hàng lại khác với các nhóm còn lại, từ đó có thể xác định cách tiếp cận phù hợp để phát triển tiếp chiến lược truyền thông của mình. Thông thường, nhà tiếp thị có thể nhìn vào tuổi tác, giới tính, đặc điểm địa phương, mức thu nhập, sở thích chung, thói quen chung để bắt đầu phân tích. Nhà tiếp thị nên nhớ rằng càng cố giao tiếp nhiều nhóm đối tượng cùng một lúc thì thông điệp sẽ càng kém cụ thể và kém thuyết phục.

2. Định vị thương hiệu

Lựa chọn định vị thương hiệu cho phép thương hiệu khắc họa bản thân trong tâm trí khách hàng. Khách hàng ngày nay luôn trong tình trạng quá tải về thông tin khi phải sống trong hai môi trường: môi trường thực và môi trường ảo. Cần phải có những điểm nhấn trong tương tác để khách hàng có thể kịp nhớ tới thương hiệu một cách dễ dàng khi phát sinh nhu cầu. Việc trở thành cái tên đầu tiên bật ra trong đầu khách hàng khi họ hay những người trong vòng kết nối phát sinh một nhu cầu nào đó liên quan là điều mà chỉ những thương hiệu thuộc “top” đầu có thể làm được.

Bên cạnh việc xây dựng định vị thương hiệu, việc duy trì và cải thiện vị trí trong tâm trí khách hàng cũng được xem như một nhiệm vụ tối quan trọng của tiếp thị truyền thông. Theo các chuyên gia tiếp thị, những tiêu chí để đánh giá một định vị thương hiệu tốt là tính phù hợp của thông điệp với tầm nhìn của doanh nghiệp, tính rõ ràng và dễ nắm bắt của thông điệp thương hiệu “gửi” đi, tính độc đáo và độ gắn kết chặt chẽ của thông điệp với cá tính thương hiệu. Ngoài ra, việc đảm bảo được tính nhất quán trong các chuỗi thông điệp cũng sẽ nâng cao hiệu quả truyền thông, nhờ đó thúc đẩy doanh thu tăng trưởng trung bình từ 10-20%.

3. Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông là những kết quả mà nhà tiếp thị muốn đạt được thông qua những nỗ lực truyền thông của mình. Hầu hết các chiến lược truyền thông đều nhắm tới hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu, tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn và tầm nhìn của nhà tiếp thị về thương hiệu, doanh nghiệp, thị trường và xu hướng, vẫn có những mục tiêu truyền thông khác được lựa chọn để làm mục tiêu chính.

Nhà tiếp thị cần cẩn trọng trong việc đề ra những mục tiêu cho thương hiệu. Chính những mục tiêu này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc của chiến lược. Ngoài ra, nhà tiếp thị cũng cần tính toán được ảnh hưởng tới từ nhiều chiều tới chiến lược nhằm lựa chọn được chính xác các thứ tự ưu tiên cho bảng mục tiêu cũng như tính khả thi để quá trình đo lường hiệu quả được diễn ra thuận lợi.

4. Phương pháp và kênh truyền tải thông điệp

Bằng công tác nghiên cứu khách hàng nói riêng và công chúng nói chung, nhà tiếp thị có thể xác định được những phương pháp, kênh truyền tải thông điệp phù hợp, đồng thời lựa chọn được phương án phù hợp nhất với điều kiện của công ti. Một thông điệp tốt không thể phát huy tối đa hiệu quả nếu không được truyền tải tốt, vì vậy phương pháp và kênh được coi là yếu tố then chốt quyết định hiệu suất của các chiến dịch.

Trong ma trận kênh tiếp thị, từ quan điểm của Language Link, có một số kênh được đánh giá cao và nên được cân nhắc để thêm vào kế hoạch kinh doanh nhượng quyền thương mại, bao gồm quảng cáo kĩ thuật số, quảng cáo thư điện tử, tiếp thị nội dung, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị trực tiếp, v.v..

Tùy vào đặc điểm, mục tiêu và phong cách tiếp thị mà mỗi doanh nghiệp lại cần chiến lược tiếp thị riêng biệt và cần được theo dõi, điều chỉnh trong quá trình chuẩn bị và triển khai.

5. Theo dõi và đo lường hiệu suất

Dù tương đối khó để đánh giá và đo lường hiệu suất của tiếp thị, truyền thông với hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên, các nhà tiếp thị vẫn có thể sử dụng một trong những cách cơ bản nhất là đánh giá doanh số bán hàng trước và sau chiến dịch tiếp thị. Ngoài cách trên, cũng có thể xem xét kiểm toán để đánh giá hiệu suất trước đây của chương trình tiếp thị, theo dõi liên tục mọi hoạt động, xác định cách đo lường thành công và đánh giá phản ứng của thị trường. Việc so sánh chi phí trên các phương tiện khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể cũng là một phương pháp phổ biến để đo lường.

Ví dụ về mục tiêu truyền thông và đo lường: Đặt mục tiêu ít nhất 80% khách hàng mục tiêu sẽ nhận ra sản phẩm mới của bạn trong vòng 3 tháng và 3 tháng sau ngày triển khai. Để đo lường hiệu quả truyền thông, nhà tiếp thị cần tiến hành khảo sát khách hàng xem có bao nhiêu phần trăm khách hàng biết đến sản phẩm mới.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.