Đôi nét về kế hoạch kinh doanh trung tâm tiếng Anh

Có nhiều định nghĩa, nhiều quan niệm về kế hoạch kinh doanh (business plan) dựa trên nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu trung đều cho rằng nó giống như một tấm bản đồ, giống một cái la bàn, một bản vẽ thiết kế, v.v. để dựa vào đó mà ta thiết kế, định hướng… và bước đi trên con đường kinh doanh một cách chắc chắn. Do đó, có ý tưởng kinh doanh tốt thôi thì chưa đủ mà phải cần lập kế hoạch cho nó. Hôm nay, Language Link xin phép được chia sẻ một số kinh nghiệm ít ỏi của mình về vấn đề này đến cho quý vị.

A. Sơ nét về kế hoạch kinh doanh
1. Kế hoạch và kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch là tất thảy những gì đã được định ra, vạch ra một cách có hệ thống, cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định với mục tiêu nhất định (Theo từ điển tiếng Việt).

Và kế hoạch kinh doanh được hiểu là một bản kế hoạch mô tả chi tiết quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định, có thể bao gồm các mục tiêu, định hướng, chiến lược marketing, chiến lược đầu tư, v.v. được chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc điều hành hay những người ở vị trí tương đương lập nên. Bản kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì khả năng thực hiện thành công càng cao.

2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại kế hoạch kinh doanh khác nhau dựa trên những quan điểm khác nhau.

2.1. Phân loại dựa vào bản chất của kế hoạch, ta có 4 loại sau:
a) Kế hoạch nguyên tắc kinh doanh: mô tả các nguyên tắc kinh doanh một cách chung nhất, biểu hiện ở các nhân tố như hình thức pháp lí, truyền thống, tư duy của chủ sở hữu,…
b) Kế hoạch chiến lược: đề cập đến các mục tiêu có tính chiến lược của doanh nghiệp.
c) Kế hoạch chiến thuật: dựa vào kế hoạch chiến lược để phát triển thành các chương trình sản xuất kinh doanh trung hạn, ngắn hạn và xác định các biện pháp, cách thức thực hiện.
d) Kế hoạch khả năng thanh toán và kết quả: xem xét các nguồn lực cùa doanh nghiệp để chọn ra phương án tối ưu, phương án khả dĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2. Phân loại dựa vào thời gian thực hiện, ta có:
a) Kế hoạch dài hạn: từ 5 đến 10 năm, gắn với các mục tiêu kinh doanh dài hạn.
b) Kế hoạch trung hạn: khoảng từ 2 đến 3 năm.
c) Kế hoạch ngắn hạn: không quá 1 năm, thể hiện rõ các công việc cụ thể.

2.3. Phân loại dựa vào mối quan hệ giữa các hoạt động kế hoạch trong phạm vi doanh nghiệp
a) Kế hoạch mục tiêu: giữ vai trò quan trọng, giúp xác định các mục tiêu; chính sách sản phẩm; cơ cấu , qui mô của hoạt động sản xuất kinh doanh; chỉ tiêu tài chính; v.v.
b) Kế hoạch điều kiện hay hỗ trợ (về lao động, vốn, vật tư,…): xác định các giải pháp, phương án huy động, khai thác các nguồn lực để thực hiện tốt các kế hoạch mục tiêu.

2.4. Phân loại dừa vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
a) Kế hoạch tổng thể: đề cập đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. đề ra các mục tiêu chung để hướng đến.
b) Kế hoạch bộ phận: đề cập đến từng bộ phận, từng khâu trong quá trình kinh doanh, gắn với từng lĩnh vực hoạt động chức năng như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing, v.v.

3. Tác dụng
Giúp hoạch định đường hướng kinh doanh, giúp tìm ra các giải pháp kịp thời trong những tình huống nhất định. Giúp xác định mức độ khả thi của các mục tiêu. Giúp xác định được các thời điểm, các cột mốc quan trọng trong quá trình kinh doanh. Giúp việc nghiên cứu thị trường được kĩ lưỡng, chính xác, thu được nhiều kết quả tốt. Giúp nhà kinh doanh sáng tạo, chủ động hơn trong công việc v.v.

B. Các bước lập kế hoạch kinh doanh
1. Có ý tưởng và cụ thể hóa nó
Giống như cảm hứng, ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện bất kì lúc nào ở bất kì đâu. Nó là viên gạch đầu tiên để bạn lập nên bản kế hoạch kinh doanh sau này. Ý tưởng tốt sẽ giúp xây dựng được kế hoạch tốt, từ đó dễ dẫn đến thành công . Một ý tưởng kinh doanh được xem là tốt khi nó đáp ứng được các yếu tố: tính khả thi, tiềm năng, cơ hội, nhu cầu thị trường, thời cơ và sự độc đáo. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh thì hãy cố gắng hiện thực hóa nó. Nếu bạn có ý định mở trung tâm Anh ngữ nhượng quyền thì hãy liên hệ ngay với Language Link chúng tôi.

2. Xác định mục tiêu kinh doanh
Triết gia Ralph Waldo Emerson (Hoa Kì) từng nói: “Phải nhắm trên hồng tâm để trúng hồng tâm.”. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng thì càng dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Mục tiêu như vậy có dễ thực hiện không? Mất bao lâu để đạt mục tiêu? Để hoàn thành mục tiêu này phải đánh đối những gì và sau đó sẽ nhận được gì?… Việc trả lời cho nhiều câu hỏi trên sẽ giúp các bạn xác định được mục tiêu dễ dàng hơn.

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường
Thị trường luôn biến động. Hiểu được nhu cầu của thị trường giống như việc bạn đã tiến sát đến cánh cửa dẫn đến thành công. Có rất nhiều nhân tố tác động đến nhu cầu thị trường mà bạn cần quan tâm, xem xét kĩ lưỡng như dân số, văn hóa, điều kiện kinh tế, tôn giáo, xu thế phát triển, nguồn khách hàng, v.v.. Ở đây, chúng tôi có một gợi ý nhỏ cho bạn là hãy tìm hiểu thêm về chính các đối thủ cạnh tranh với mình để rút ra được những bài học kinh nghiệm, những điều đáng được học hỏi từ những thất bại và cả những thành công của họ. Trên cơ sở này, hãy chứng minh sự ưu việt, độc đáo mà chỉ bạn mới có thể mang lại. Hãy tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh.

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Phân tích SWOT (Strength- Weakness- Opportunity- Threat) là công cụ hữu hiệu để bạn nhìn nhận doanh nghiệp của mình. Điểm mạnh nên được tận dụng, khắc phục những mặt bất cập, vạch ra cơ hội và hạn chế rủi ro. Các phân tích trên phải dựa trên quy tắc phát huy tối đa tính ưu việt của doanh nghiệp và khai thác triệt để tiềm năng của môi trường bên ngoài.

5. Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần. Công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nắm rõ hình thức kinh doanh của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Có như vậy, mới có thể lèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng và đưa ra được những quyết định chính xác trong những thời điểm quan trọng. Chủ doanh nghiệp cần hiểu về mô hình tổ chức kinh doanh như hiểu về cơ thể mình.

6. Lên kế hoạch tiếp thị (marketing)
Marketing hiểu đơn giản là hoạt động tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, ở mức giá nào họ sẽ sẵn sàng trả cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, đem sản phẩm đến với những khách hàng tiềm năng. Có khách hàng thì sản phẩm được tiêu thụ; từ đó có doanh thu, tạo lợi nhuận. Marketing được ví như “mạch máu” của cả hệ thống kinh doanh.

7. Lập kế hoạch vận hành
Kế hoạch vận hành mục đích là về công tác tổ chức sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Việc lập kế hoạch nào cũng nên dựa trên quy tắc “SMARTER”:
– Specific: Cụ thể
– Measurable: Có thể đo lường được
– Achievable: Có khả năng đạt được
– Realistic: Tính thực tế
– Time bound: Xác định rõ thời gian
– Engagement: Có tính cam kết
– Relevant: Phù hợp

8. Quản lý nhân sự
Việc quản lý nhân sự nhằm khai thác và phát triển năng lực của nhân viên một cách hiệu quả. Tạo cơ chế quản lý thích hợp, có sự phân công, phân quyền công việc, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên cũng đồng thời gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp do năng suất lao động đạt mức tối ưu.

9. Kế hoạch tài chính
Đây là một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Nguồn tài chính sẽ tác động rất lớn, thậm chí có thể quyết định đến đường hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Vì lẽ đó mà các nhà đầu tư luôn cần một bản kế hoạch tài chính chi tiết dựa trên những nghiên cứu tính toán, kỹ lưỡng. Thông thường một kế hoạch tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm các kế hoạch sau: kế hoạch chi phí, kế hoạch về chi phí nhân sự, kế hoạch doanh thu và kế hoạch cho các dự án sắp tới của doanh nghiệp.

C. Kết
Bất chấp những sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp, theo thông tin từ nhiều nguồn uy tín, chỉ 10% khởi nghiệp thành công, 30% nhanh chóng gặp thất bại còn lại 60% doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng.

Trong lĩnh vực kinh doanh trung tâm ngoại ngữ, thị phần khách hàng đang thuộc về những thương hiệu có tên tuổi. Họ vượt trội hơn những doanh nghiệp non trẻ cả về mạng lưới khách hàng lẫn năng lực quản lý, đội ngũ nhân viên. Hơn nữa, chiếm được niềm tin từ khách hàng không phải chuyện một, hai năm. Vì thế, để giảm thiểu tối đa rủi ro cho đồng vốn của bạn, chúng tôi giới thiệu đến bạn mô hình kinh doanh nhượng quyền trung tâm Anh ngữ của Language Link.

Chúng tôi, với về dày kinh nghiệm hơn 40 năm (mở được 120 trung tâm ở 13 quốc gia), đã cung cấp gói nhượng quyền được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, tổ chức và cá nhân mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục Anh ngữ.

Gói nhượng quyền của chúng tôi gồm:
– Tất cả các tài liệu dành cho mọi khóa học, như giáo trình cho học viên và giáo viên, sách bài tập, tài liệu chương trình giảng dạy bổ sung, kho đề thi và bài kiểm tra;
– Phần mềm CRM được thiết kế riêng để quản lý dữ liệu khách hàng và học viên của trung tâm;
– Hệ thống học tập và kiểm tra trực tuyến tại nhà cho học viên;
– Trọn bộ sổ tay hướng dẫn vận hành trung tâm Anh ngữ;
– Kho tài liệu hỗ trợ của Language Link Academic;
– Các hỗ trợ trong công tác thiết lập và quản lý trung tâm.

Trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, chúng tôi sẽ giúp đồng vốn của bạn được sử dụng một cách hiệu quả. Có thể tìm hiểu thêm điều kiện mở trung tâm tiếng Anh hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin nhượng quyền.

Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.