Học sinh, sinh viên Việt Nam du học nhiều nhất Đông Nam Á

Theo báo cáo mới đây của UNESCO về lĩnh vực du học tại Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành quốc gia dẫn đầu về số lượng học sinh, sinh viên du học nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Số liệu trong báo cáo cho thấy Việt Nam vượt xa các nước láng giềng. Trong khi Indonesia và Malaysia đứng thứ hai và thứ ba cùng với hơn 56 nghìn sinh viên đang du học ở nước ngoài, Việt Nam có tới 132 nghìn sinh viên (gấp 2,4 lần) đang theo học tại các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Học sinh, sinh viên Việt Nam thường du học ở đâu?

Theo báo cáo, Nhật Bản và Hàn Quốc là những điểm đến được ưa thích hàng đầu của học sinh, sinh viên Việt Nam khi thu hút tới hơn 69 nghìn du học sinh hiện đang theo học tại đây. Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Anh và Úc lại là lựa chọn phổ biến của học sinh, sinh viên Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Đáng chú ý, mới đây, Việt Nam được xác nhận là đang sở hữu một trong những cộng đồng du học sinh có số lượng đông đảo nhất tại Mĩ với hơn 23,1 nghìn du học sinh, hơn hẳn các quốc gia cùng khu vực.

Từ kết quả này, có thể thấy thị trường du học tại Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các cường quốc châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc trước các quốc gia phương Tây. Điều này được lí giải bởi định hướng phát triển giáo dục đa quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc khi nhắm mục tiêu thu hút lần lượt từ 300 đến 400 nghìn học sinh, sinh viên quốc tế theo học vào năm 2027.

Lợi thế của du học Nhật Bản và Hàn Quốc là tỉ lệ kiếm được việc hậu tốt nghiệp cao, khoảng cách địa lí và văn hoá gần gũi, mức chi tiêu không quá cao. Sự chuyển dịch từ du học tại phương Tây sang du học các nước châu Á được cho là hiệu ứng từ việc hàng loạt đại học châu Á tăng hạng liên tục trên bảng xếp hạng đại học thế giới. Hiện nay, toàn châu lục có 33 trường đại học nằm trong top 200 trường đại học tốt nhất thế giới (chiếm 16,5%) khi cung cấp chất lượng giáo dục tương đương mà chi phí bỏ ra thấp hơn rất nhiều.

Việt Nam đang trở thành điểm “nóng” của giáo dục toàn cầu

Các chuyên gia nhận định một số yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy giáo dục quốc tế là dân số trẻ với hơn ¼ hiện đang ở độ tuổi từ 16 đến 30, phù hợp để thúc đẩy nhu cầu về giáo dục đại học. Tỉ lệ nhập học đại học ở Việt Nam đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2001, cho thấy sự chú trọng vào trình độ học vấn trong dân chúng lớn đến thế nào. Bênh cạnh đó, hiện có nhiều gia đình ở Việt Nam sẵn sàng phân bổ gần một nửa ngân sách gia đình cho giáo dục con cái. Theo khảo sát của HSBC, mức chi tiêu cho giáo dục của mỗi gia đình người Việt đang chiếm 47% tổng chi tiêu hằng tháng.

Ngoài ra, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày mở rộng nhanh chóng hơn cho thấy thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam đang tăng nhanh và ngày càng nhiều gia đình có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ việc học tập của con cái họ ở nước ngoài.

Có một điểm thú vị nữa ở thị trường giáo dục trung học ở Việt Nam là học phí tại những trường quốc tế ở mức rất cao, khiến cho phụ huynh có suy nghĩ và cân nhắc phương án cho con đi du học ngay từ cấp 3, điều này thúc đẩy cho du học trung học phát triển.

Việc phụ huynh và học sinh, sinh viên lo ngại về vấn đề chất lượng giáo dục trong nước cũng là một trong những lí do lớn ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định du học. Mặc dù tỉ lệ nhập học đại học ở Việt Nam vẫn ở mức cao và nhiều trường đại học đạt các thành tích ấn tượng trên trường quốc tế, nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên vẫn tỏ ra không hài lòng về chương trình giảng dạy lỗi thời, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên không cao, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại và thiếu hụt cơ chế đảm bảo chất lượng trường học.

Hơn nữa, sự chậm chạp trong đổi mới giáo dục trong nước cũng khiến cho sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và xã hội, dẫn đến việc phụ huynh và học sinh, sinh viên lựa chọn đặt niềm tin ở các nền giáo dục nước ngoài.

Các nhà đầu tư cho biết với xu hướng hiện nay, ngành du học Việt Nam được dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, kéo theo sự tăng trưởng của các ngành giáo dục liên quan như giáo dục ngoại ngữ, khảo thí ngoại ngữ, luyện thi chứng chỉ giáo dục nước ngoài, v.v. Trong tương lai, khung cảnh ngành giáo dục Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác được cho là sẽ có những chuyển biến đầy thú vị, đáng để theo dõi và quan tâm, đầu tư phát triển.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.

Xem thêm:

Giới trẻ toàn cầu đang có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp ra sao?

Tại sao du học ngày càng trở nên phổ biến hơn?