Giới trẻ mê đắm podcast, quảng cáo podcast liệu có tiềm năng?
Internet bùng nổ trên toàn cầu đã gần 30 năm, chúng ta chứng kiến nhiều định dạng nội dung kỹ thuật số mới ra đời, phát triển, lên ngôi và thoái trào. Hiện nay, có một định dạng nội dung hình thành đã lâu nhưng lại bất ngờ lên ngôi và đang “hớp hồn” thế hệ trẻ. Nhiều người trẻ dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày tìm kiếm và lắng nghe những câu chuyện, những bài chia sẻ dài tới cả tiếng đồng hồ và coi đó như một kênh học tập, trau dồi và tích luỹ kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ năng sống và định hình con đường tương lai. Đó chính là… podcast (hay còn gọi là “audio blog”, tạm dịch: nhật ký âm thanh trên web)! Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về xu hướng nội dung số này để có được một số dữ liệu hữu ích giúp các bạn chuẩn bị và triển khai các chiến lược tiếp thị số trong tương lai một cách sáng tạo và hiệu quả.
Podcast đang lên ngôi
Khởi nguồn từ một hình thức phát thanh cá nhân vào thập niên 80 của thế kỷ trước, cùng với sự bùng nổ của dòng máy iPod những năm 2000, podcast ra đời như một định dạng nội dung kỹ thuật số của giới trẻ. Mỗi tập trong một sê-ri podcast thường tập trung vào một chủ đề cụ thể và được thực hiện dưới dạng độc thoại, đối thoại, phỏng vấn, thảo luận. Hiện nay, podcast có mặt trên nhiều nền tảng khác nhau, cả chuyên biệt lẫn phổ thông, bao gồm Apple Podcasts, Google Podcasts, Spotify, YouTube, TikTok, v.v..
Theo thống kê, cứ 10 người làm podcast thì có tới 7 người phát hành những nội dung đó trên nhiều nền tảng khác nhau nhằm tăng độ hiển thị và có nhiều lượt nghe và xem hơn. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, X (trước là Twitter) thường được lựa chọn để dẫn liên kết tới các nền tảng phát hành như Spotify, YouTube, TikTok. Trong đó, Spotify được đánh giá cao hơn cả nhờ không bị phụ thuộc vào phần hình ảnh và đảm bảo được sự ổn định trong lúc người nghe thưởng thức podcast.
Mới đây, Spotify đã công bố một báo cáo về xu hướng nội dung podcast năm 2024. Trong báo cáo tiết lộ sự tăng trưởng vượt bậc của số lượng “podfluencer” (tạm dịch: người làm podcast có tầm ảnh hưởng) cho thấy một sự dịch chuyển của “gu” nội dung của giới trẻ. Rất nhiều người trẻ không còn muốn “dán mắt” vào màn hình để xem những video ngắn trên mạng mà chuyển hướng sang nghe những podcast trong khi làm những việc khác.
Báo cáo của Spotify cũng cho biết một khía cạnh khác của “sự lên ngôi” của podcast. Đó là người trẻ có xu hướng tin tưởng nội dung của podcast hơn các dạng nội dung khác, điều này dẫn tới việc họ cho rằng những “podfluencer” đáng tin cậy hơn. Cứ 10 người được hỏi thì có đến 6 người đặt nhiều niềm tin vào các nội dung này, đặc biệt là từ những “podfluencer” mà họ yêu thích thay vì các hình ảnh, video trên các nền tảng mạng xã hội. Hiển nhiên, con số nêu trên vẫn chưa thể khẳng định sự thoái trào của nội dung hình ảnh, video hay bất cứ sự thay đổi kịch tính nào trong cách khán thính giả thời nay cảm nhận và lựa chọn nội dung để tương tác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy được sở thích, xu hướng của phần đa khán thính giả về nội dung được xây dựng trên hệ thống các mạng xã hội. Độ tin cậy của chúng dường như giảm xuống khi quá tập trung vào phần nhìn và bị thương mại hoá một cách lộ liễu. Vẻ hào nhoáng của các dạng nội dung đó bị tính thân mật của podcast lấn át. Thông qua podcast, người nghe có thể xây dựng kết nối sâu sắc hơn với người dẫn chuyện yêu thích của họ.
Theo báo cáo, có tới 55% người thuộc thế hệ Z khi được hỏi nói rằng họ yêu thích các nội dung podcast hơn các nội dung khác của cùng một nhà sáng tạo nội dung. Điều này cho thấy rằng các nhà sáng tạo nội dung hoàn toàn có thể mở rộng tệp người ảnh hưởng của mình khi “lấn sân” sang podcast. Với nội dung dài, tập trung vào đào sâu những chủ đề cụ thể, podcast khiến cho người nghe tập trung vào câu chuyện hơn.
Tiềm năng của quảng cáo podcast
Theo Spotify, về quảng cáo trong podcast, những nhãn hiệu, sản phẩm được nhắc đến trong podcast cũng thu hút sự chú ý và ghi nhớ của người nghe hơn tới 48% so với các dạng nội dung khác – điều này cho thấy tiềm năng khai thác rất lớn. Dĩ nhiên, việc quảng cáo sản phẩm trong podcast không giống như các dạng nội dung có hình, cách thể hiện của nhà sáng tạo nội dung cần lồng ghép sản phẩm một cách tinh tế hơn và vận dụng uy tín và sự yêu thích của thính giả với mình để lôi kéo sự ủng hộ của họ.
Về tổng thể, quảng cáo trong podcast đang được mở rộng nhanh chóng. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trong âm nhạc, quảng cáo trong podcast đã vượt xa khi có tới 62% người nghe thừa nhận rằng họ có thực hiện tìm hiểu, mua sắm sản phẩm sau khi nghe quảng cáo trong podcast. Mức độ tương tác cao này khẳng định hiệu quả và tiềm năng rất lớn của quảng cáo podcast trong tiếp thị hiện đại.
Điểm mạnh nhất của quảng cáo ở podcast là nó tận dụng được kết nối chặt chẽ giữa người nói và người nghe thông qua nội dung dạng dài của podcast. Đặc điểm này cho phép hình thành những cơ hội chuyển hoá kết nối, giúp cho người nói trở nên đáng tin hơn thông qua hiểu biết và những chia sẻ của họ trước và sau thông điệp quảng cáo. Nhờ được tích hợp liền mạch vào nội dung, quảng cáo trong podcast sẽ khiến chúng giống như một lời giới thiệu từ một người bạn đáng tin cậy thay vì thông điệp “xôi thịt”, “sáo rỗng” như quảng cáo thông thường.
Dù ở giai đoạn hiện tại, quảng cáo ở podcast chưa quá phổ biến, nhưng các thương hiệu nên thực sự bắt đầu tìm hiểu và cân nhắc kênh này. Bởi khi podcast vẫn còn tiếp tục thu hút được nhiều sự chú ý, nó vẫn là một kênh tiềm năng, mang đến những cơ hội quý giá để kết nối với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời gia tăng độ nhận diện cũng như đem lại những chuyển đổi có giá trị về kinh tế.
Hiện nay, rất nhiều thương hiệu đã ký kết các hợp đồng quảng cáo với các “podfluencer” có tiếng để triển khai những chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu, hỗ trợ bán hàng trong mùa cao điểm. Tận dụng cảm tình của thính giả với các “podfluencer”, nhiều thương hiệu nhắm tới giới trẻ đã được “hưởng lây” nhiều thiện cảm. Trong thời đại mà người tiêu dùng bị tấn công bởi các thông điệp quảng cáo hằng ngày hằng giờ thì việc tạo ra những nội dung có tạo sự đồng cảm tỏ ra hiệu quả hơn những nội dung “hướng sales” hấp dẫn, hào nhoáng. Để có được sự yêu thích thương hiệu, các thương hiệu cần phải nhận thức được điều này và nỗ lực nhiều hơn nhằm xây dựng lòng tin và uy tín.
Một số chiến dịch tiêu biểu
Năm ngoái, Glenfiddich, một thương hiệu rượu whisky Scotch nổi tiếng, đã sử dụng quảng cáo podcast để nâng cao nhận thức về thương hiệu tại Philippines và thu được nhiều thành quả ấn tượng. Bằng cách hợp tác với Acast (một công ty chuyên sản xuất và quảng cáo podcast), họ đã đạt được mức tăng 2,3 lần về nhận thức về thương hiệu. Thành công của chiến dịch được đánh giá là nhờ vào nội dung hấp dẫn, phù hợp với đối tượng mục tiêu, dẫn đến việc ghi nhớ thương hiệu mạnh mẽ hơn.
Cũng hợp tác với Acast, HSBC UK đã nhận được mức tăng ấn tượng 18% về khả năng ghi nhớ thương hiệu sau chiến dịch quảng cáo podcast của họ năm 2022. Attest báo cáo rằng chiến dịch quảng cáo podcast này còn cho thấy hiệu quả ghi nhớ ở lượng người nghe quảng cáo chủ động cao hơn hẳn lượng người nghe quảng cáo bị động.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.