Giáo dục công nghệ cao đang phát triển ra sao ở châu Á?
Cũng như ở các châu lục khác, giáo dục châu Á đang trải qua một sự chuyển đổi sâu sắc. Những tiến bộ của lĩnh vực này đến từ việc tích hợp công nghệ cao vào môi trường học tập đã và đang chứng minh tính ưu việt của mình trong việc thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày một cao hơn.
Vài thập kỉ gần đây, với sự bùng nổ của Internet năm 1997 và sự ra đời liên tục, phổ biến các thế hệ thiết bị kĩ thuật số đã mở đường cho công nghệ tiến vào địa hạt của giáo dục – lĩnh vực đã có hơn hai nghìn năm lịch sử ở lục địa đông dân nhất thế giới. Và khi tỉ lệ sử dụng Internet toàn châu Á đã tăng gấp 6 lần với thập kỉ trước, kỉ nguyên của giáo dục công nghệ cao đã chính thức bắt đầu.
Tại Việt Nam, sau khi giành lại được nền độc lập, cả nước tiến hành cải tổ hệ thống giáo dục. Những thành tựu vượt lên trên khó khăn của một nền giáo dục hậu chiến tranh đã đem đến một bộ mặt khác cho đất nước. Nỗ lực để bắt kịp thời cuộc, giáo dục công nghệ cao đã nhen nhóm tại Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 2000. Cùng với sự phổ biến ngày càng tăng lên của Internet, từ chưa đến 10% dân số biết lên mạng đầu thế kỉ XXI, chỉ sau 20 năm, hiện nay cứ 10 người thì có tới 7 người lên mạng mỗi ngày để học tập, làm việc tại Việt Nam.
Tiềm năng hiện tại
Các chuyên gia nhận định châu Á có tiềm năng lớn về giáo dục công nghệ cao. Sở hữu dân số hơn 600 triệu thanh niên cùng định hướng phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức, ngành giáo dục công nghệ cao đã được thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ trong những năm qua. Các chính phủ lẫn khu vực tư nhân trên toàn châu lục đã và đang hợp tác để tạo ra các nền tảng và công cụ đổi mới giáo dục. Giá trị thị trường công nghệ giáo dục (EdTech) châu Á ước đạt 71,62 tỉ đô la Mĩ vào năm 2027.
Việt Nam sở hữu “dân số vàng” với 75% dân số ở trong độ tuổi lao động. Cả nước có khoảng 25 triệu thanh niên, trong đó 97% trong số họ sử dụng Internet nhiều giờ mỗi ngày. Nhờ các chính sách hậu thuẫn từ chính phủ, các sáng kiến giáo dục theo hướng hiện đại hoá vẫn đang được ưu tiên phát triển và triển khai. Các chương trình tích hợp công nghệ vào giáo dục như Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục phát triển cơ sở hạ tầng và tài nguyên CNTT cho các trường học trên cả nước đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục CNTT trong trường học, đồng thời thúc đẩy phong trào học CNTT trên toàn quốc. Số lượng học sinh, sinh viên theo học các chương trình đào tạo công nghệ cao ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhờ hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành CNTT thế giới như Samsung, trong 5 năm trở lại đây, khoảng sáu nghìn thanh niên Việt Nam được trao cơ hội học tập và rèn luyện các kĩ năng CNTT và được cấp chứng chỉ đào tạo quốc tế.
Tại một số quốc gia khác, như Hàn Quốc, đầu tư chính phủ vào công nghệ giáo dục được cho là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tỉ lệ tốt nghiệp trung học của nước này đạt mức 95,9% – một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới. Hai cường quốc giáo dục của châu Á là Singapore và Nhật Bản cũng đi đầu trong đổi mới giáo dục với các sáng kiến được đánh giá cao như “Smart Nation” (tạm dịch: Quốc gia thông minh) và “Society 5.0” (tạm dịch: Xã hội 5.0) khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp sâu công nghệ vào mọi khía cạnh của giáo dục.
Nhưng vẫn còn nhiều thách thức
Có thể nói khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ở châu Á chính là thách thức lớn nhất đối với giáo dục công nghệ cao ở châu lục này. Không chỉ có mức thu nhập thấp hơn nhiều thành thị, mức độ đầu tư cho giáo dục ở nông thôn vẫn chưa thể so sánh với thành thị. Sự chênh lệch này dẫn tới hiện tượng thiếu hụt cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cần thiết để nông thôn có thể phát triển giáo dục công nghệ cao. Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh hơn, việc san bằng khoảng cách giữa giáo dục ở thành thị và nông thôn là điều không khả thi. Một số khu vực có khoảng cách giàu nghèo quá chênh lệch như Nam Á chỉ có một tỉ lệ nhỏ trẻ em và thanh thiếu niên có thể truy cập Internet tại nhà, đa phần các em chỉ có thể tiếp cận với máy tính ở trường học, thư viện và các quán cà phê Internet. Ngay cả khi truy cập được vào Internet thì chất lượng đường truyền cũng không đồng đều, ảnh hưởng đến hiệu quả của công nghệ giáo dục.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nghiên cứu và nguồn lực của các quốc gia cho công tác đào tạo giáo viên và phát triển chuyên môn trong giáo dục STEM/STEAM cũng ảnh hưởng lớn tới việc đẩy mạnh phát triển giáo dục công nghệ cao tại châu Á. Chỉ khi học sinh được trang bị những kiến thức liên quan từ sớm, các em mới có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Để làm được điều này, cần sự tham gia mạnh mẽ hơn từ các cơ quan nhà nước, trường học và cơ sở giáo dục. Ngoài ra, việc áp dụng các ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng nên được chú trọng hơn. Khi EdTech được triển khai rộng rãi và hiệu quả, tương lai giáo dục công nghệ cao ở châu Á sẽ rất xán lạn.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.