Forbes: Việt Nam sẽ không còn là “tiểu Trung Quốc”

Không chỉ có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, chính trị, nền kinh tế Việt Nam được bị xem là “bản sao” của nền kinh tế Trung Quốc. Đã từ lâu, danh xưng “tiểu Trung Quốc” đã được cộp mác lên nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mọi việc được cho là sẽ sớm thay đổi. Hãy cùng Language Link tìm hiểu góc nhìn của Forbes – một trong những tạp chí kinh tế hàng đầu của Mĩ – trong bài viết hôm nay.

“Quả lắc” kinh tế Việt

Hơn bất cứ một nền kinh tế nào khác trong khu vực, Việt Nam đang ở trong chế độ “quả lắc” – thị trường nóng lên rồi lạnh đi quá nhanh chóng, các nhà đầu tư cảm thấy hoang mang bởi những “cú lắc” của thị trường. Nói không ngoa khi miêu tả thị trường đầu tư tài chính ở Việt Nam như tâm tư của một thiếu nữ: sáng lạc quan, chiều khủng hoảng. “Quả lắc” này không chỉ khiến thị trường trở nên khó nhận định hơn mà về lâu dài sẽ tạo ra thêm một hướng dao động khác.

Các chuyên gia tài chính cho biết mức giảm 30% của chỉ số VNIndex trong năm 2022 chính là phản chiếu của mức tăng 34% của năm 2021. Điều này khiến Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường trở thành “tiểu Trung Quốc” với những nét tương đồng với thị trường xứ tỉ dân trong giai đoạn hỗn loạn của thị trường bất động sản đại lục khi chính phủ nước này triển khai “chiến dịch chống tham nhũng” làm các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp nước ngoài hoảng sợ.

Những “cú lắc” của thị trường được xem như “đặc sản” của kinh tế Việt Nam. Chúng cũng tạo ra khó khăn cản trở chính phủ trong việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người (PCI). Các nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tỏ ra lúng túng khi tìm cách xoay xở để khắc phục tình trạng này.

Trong một khảo sát ẩn danh của Forbes, hầu hết những người được hỏi đều có cái nhìn lạc quan về tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước gần trăm triệu dân trong thập kỉ tới. Tuy nhiên, để làm được điều này, chính phủ phải hoàn thành được nhiệm vụ giảm biên độ và tần suất dao động của thị trường để gia tăng niềm tin cho giới kinh doanh và đầu tư. Sau hơn ba thập kỉ “đổi mới”, đã là quá muộn để Việt Nam chuyển mình?

Tiền đồng cần được “tháo xích”

Ngoài vấn đề trên, sức mạnh của tiền đồng cũng là một mối lo ngại khi Ngân hàng Nhà nước nỗ lực giữ cho giá trị của Việt Nam đồng ở mức thấp nhằm tạo lợi thế nhập khẩu. Hậu quả là Việt Nam lọt vào danh sách thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Hoa Kì. Nhiều chuyên gia nhận định rằng động thái này của Mĩ không hoàn toàn tới từ chính sách kìm hãm tiền đồng của Việt Nam. Đây cũng có thể coi là một hình thức trừng phạt Việt Nam khi đón nhận làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc. Tổng thống Trump khi còn đương nhiệm tỏ ra rất không hài lòng vì các doanh nghiệp, tập đoàn nước này không muốn chuyển khâu sản xuất quay lại Mĩ. Nhưng chính việc này cũng gián tiếp thừa nhận vị thế và sức mạnh của Việt Nam trong việc hấp dẫn đầu tư.

Forbes nhận định Việt Nam sẽ giữ chân được các tên tuổi kinh doanh lớn nếu xử lí được tình trạng nan giải hiện tại của nền kinh tế như đã nói ở đầu bài viết. Các nhà hoạch định phải vạch ra được lộ trình quốc tế hóa nền kinh tế vi mô và tập chung sống với một đồng tiền mạnh hơn. Làm được những điều đó sẽ làm giảm sự mất ổn định do thị trường quá nhiệt, đồng thời gia tăng được niềm tin của các nhà đầu tư cũng như thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển cạnh tranh hơn.

Bài học từ Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam không có nhiều điểm tương đồng khi nhìn vào quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng từng có thời gian giống như Việt Nam khi các quyết sách tiền tệ của chính phủ Tokyo tập trung vào việc kìm hãm giá trị đồng yên ở mức thấp.

Từ cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, trước sự tăng tốc như vũ bão của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản cùng nỗi lo sợ chuyển hướng của dòng đầu tư từ kinh tế phương Tây buộc phải ra những quyết sách mạnh tay để trở nên hấp dẫn hơn. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nỗ lực hết sức để giữ giá yên ở mức thấp nhất có thể nhằm tăng tính cạnh tranh trong suốt một thời gian dài. Hậu quả đã khiến cho những tên tuổi kinh doanh lớn ở thị trường này lao đao, buộc phải thực hiện những cải tổ, tái cấu trúc, và ra những quyết định mang tính bước ngoặt nhằm trụ vững để phát triển. Dù có những bước tiến quan trọng trong việc phục hồi lại sức mạnh nền kinh tế, hiện nay, vị thế của kinh tế Nhật Bản trên thế giới đã không còn cao như trước, thậm chí còn tụt hậu về công nghệ so với “những con rồng châu Á.” Mảng nhận diện của “phép màu châu Á” nay đã bị những cái tên mới như Singapore, Indonesia áp đảo. Đảo quốc kim cương và xứ vạn đảo nay đã trở thành những miền đất hứa của đàn “kì lân công nghệ” tại châu Á.

Việt Nam sẽ không còn là “tiểu Trung Quốc”

Việt Nam chắc chắn không mong muốn diễn biến tiếp theo của nền kinh tế sẽ giống như của Nhật Bản. Để tránh được điều này, Việt Nam buộc phải gia tăng “sức khỏe tổng thể” của nền kinh tế. Giải quyết tình trạng “bong bóng bất động sản,” khắc phục sự suy giảm của tổng sản phẩm nội địa (GPD), cải thiện tốc độ tăng trưởng của tiền lương được cho là những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhà nước cũng cần dừng ngay việc trợ cấp cho những mảng kinh doanh, đầu tư hoạt động kém hiệu quả; đồng thời phải kiểm soát, loại bỏ tham nhũng ở tất cả các cấp, bộ, ban, ngành. Những nỗ lực này phải được triển khai trên toàn bộ hệ thống, đặc biệt phải từ dưới đi lên mới mong đạt hiệu quả như mong muốn.

Đã đến lúc chính phủ cần phải lựa chọn sáng suốt hơn và thay đổi hướng đi của mình. Cần có một kế hoạch mới để tăng được GPD bình quân đầu người từ 3,7 ngàn lên mức 10 ngàn đô la Mĩ vì tiếp tục đi trên con đường cùng cái danh “tiểu Trung Quốc” sẽ chẳng giúp ích gì cho mục tiêu đó. Những nỗ lực thành công và sửa sai kịp thời trong việc kiểm soát dịch bệnh đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế hiếm hoi có tăng trưởng dương trong “cơn bão” COVID-19. Nhìn sang đất nước láng giềng ở phía Bắc, Việt Nam có thể tự hào khi chứng minh được năng lực xử lí và tiềm năng tự phát triển. Như xác nhận trên Wall Street Journal, Apple đã lựa chọn Việt Nam và Ấn Độ làm nơi đặt nhà máy sản xuất iDevices, bao gồm iPhone, iPad và phụ kiện đi kèm. Cùng với việc giữ chân được Samsung, Việt Nam được dự báo sẽ có triển vọng sáng sủa trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, năm 2023 sẽ là một năm tồi tệ cho kinh tế toàn cầu. Dự báo này đã được đưa ra từ sớm. Trong bối cảnh hỗn loạn trên toàn thế giới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức khác khi Trung Quốc gián tiếp thừa nhận chính sách “Zero COVID” là một sợi thừng siết cổ toàn nền kinh tế còn Mĩ thì đang phải vật lộn với suy thoái kinh tế và những đợt tăng lãi suất liên tục từ ngân hàng trung ương. Các nền kinh tế lớn trên toàn cầu ra sức tích trữ kim loại quí, chờ đợi một cơn khủng hoảng đang đến. Hãy cùng chờ đợi những bước đi mới từ chính phủ Việt Nam. Liệu “con tàu” này có tiếp tục vượt qua được sóng lớn hay không?

Đọc thêm về tiềm năng đầu tư năm 2023 tại đây.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.