Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Như chúng ta đều biết, doanh nghiệp nhà nước (SOEs) là doanh nghiệp do chính phủ sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát. Khối SOEs đóng một vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mexico, Indonesia, v.v.). Những doanh nghiệp này thường cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, tiện ích, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và viễn thông. Họ đóng góp mạnh vào tăng trưởng kinh tế, việc làm, đổi mới và phúc lợi xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khối SOEs đóng vai trò then chốt trong các nền kinh tế và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, ngân sách nhà nước, tín dụng ngân hàng và thị trường việc làm. Họ hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, vận tải, viễn thông và ngân hàng.
SOEs cũng như các doanh nghiệp tư nhân, đều phải đối mặt với nhiều thách thức như hiệu quả kinh doanh thấp, qui trình thiếu minh bạch, nạn tham nhũng và nợ xấu. Để cải thiện tình hình và kiểm soát tốt hơn khối SOEs, từ thập niên 90 của thế kỉ trước, chính phủ đã bắt đầu thực hiện một cuộc đại cải cách gọi là “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” nhằm chuyển đổi họ thành doanh nghiệp cổ phần, sau đó bán một lượng cổ phần cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Mục tiêu là cải thiện khả năng cạnh tranh, năng suất và quản trị của các doanh nghiệp nhà nước, cũng như thu hút thêm vốn và công nghệ cho nền kinh tế.
Trải qua nhiều khó khăn và chậm trễ, có thể quan sát được nhiều tiến bộ trong khối SOEs dù rằng chính phủ vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm giải pháp cho việc tinh giản các thủ tục, định giá chính xác, trấn an người lao động trong khối và điều tiết hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.
Vì sao cần có doanh nghiệp nhà nước?
Bất chấp những khó khăn trong việc vận hành, điều khiển doanh nghiệp nhà nước, nhiều chính phủ vẫn lựa chọn duy trì loại hình doanh nghiệp này trong một số ngành và lĩnh vực nhất định, đó là bởi:
- Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho phúc lợi xã hội không sinh lời hoặc sinh lời kém:
Những công tác như phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, vùng sâu xa, hải đảo hay chăm sóc sức khỏe xã hội, giáo dục cơ bản cho các nhóm người dân có thu nhập thấp, bảo vệ môi trường, lưu trữ, nghiên cứu, duy trì, bảo tồn văn hoá, v.v. thường không thu hút được hoặc kém hấp dẫn với giới đầu tư. Để có thể thực hiện được những công tác này, nhà nước cần các doanh nghiệp nhà nước phụ trách và thực hiện.
- Dễ dàng kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến lược hoặc các lĩnh vực quan trọng với an ninh, chủ quyền và phát triển quốc gia:
Những nguồn nguyên liệu chính cho nền kinh tế bao gồm dầu khí, khoáng sản, hay những ngành như viễn thông, quốc phòng, v.v. ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia, vì vậy rất khó để các chính phủ có thể nới lỏng quyền kiểm soát của mình nhằm đảm bảo an toàn.
- Cải tiến và nâng cao công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh và đổi mới kinh tế (ví dụ như các ngành nghiên cứu, công nghệ, v.v.).
- Dễ dàng quản lí và điều tiết cơ hội, rủi ro, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cung năng lượng (như thủy điện, điện mặt trời, điện gió, v.v.),
- Tạo ra doanh thu cho chính phủ nhằm thực hiện các công tác, dự án khác hoặc giảm thuế, tăng phúc lợi, v.v.,
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu và cũng chiếm khoảng 15% nợ công toàn cầu. Một trong những tác động tiêu cực ảnh hưởng mạnh mẽ nhất khi có quá nhiều doanh nghiệp nhà nước chi phối mạnh mẽ thị trường là việc thị trường bị bóp méo, làm giảm khả năng đầu tư và năng lực cạnh tranh của khối tư nhân.
Cách xử lí lỗ của doanh nghiệp nhà nước
Nếu một doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ, họ sẽ phải tìm cách giảm chi phí nhằm trụ vững và thực hiện các chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm hoạt động hiệu quả hơn, họ cũng sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhằm có thêm vốn. Doanh nghiệp nhà nước không như vậy, vì được sở hữu hoặc điều khiển bởi chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước thường được cách li khỏi các lực lượng thị trường, được bảo vệ khỏi cạnh tranh bằng các qui định hoặc trợ cấp của chính phủ; nhờ vậy, họ có thể hoạt động thua lỗ trong thời gian dài mà không bị phá sản.
Khi một doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, chính phủ thường thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng, bao gồm:
- Cung cấp các gói hỗ trợ tài chính ở dạng cho vay, trợ cấp hoặc bảo lãnh.
- Tái cấu trúc doanh nghiệp bằng cách bán tài sản, sáp nhập với một doanh nghiệp khác hoặc thay đổi ban lãnh đạo.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm xoay chuyển tình thế, giúp vực dậy doanh nghiệp nhà nước.
- Cho phép doanh nghiệp nhà nước phá sản khi việc vực dậy doanh nghiệp là không khả thi hay tiêu tốn quá nhiều chi phí.
Không dễ để có câu trả lời cụ thể cho bài toán cải thiện hiệu suất kinh doanh của khối SOEs, vì nội lực của từng doanh nghiệp lại khác nhau và bản thân chúng có thể phải đối mặt các tình huống khác nhau, đòi hỏi những phương án xử trí riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp có thể hữu ích với chính doanh nghiệp khi lên các chiến lược kinh doanh.
- Làm rõ mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước và gắn kết mật thiết với lợi ích công cộng và mục tiêu phát triển đất nước: Các doanh nghiệp đều cần có mục tiêu hoạt động rõ ràng để đo lường được hiệu quả hoạt động, chính những chỉ số của các doanh nghiệp này sẽ phản ánh vai trò kinh tế và xã hội của họ.
- Đảm bảo sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và chức năng quản lí, thành lập hội đồng quản trị độc lập và có thẩm quyền, kiểm soát chặt chẽ nội bộ và bên ngoài nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước: yêu cầu công khai thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan (như thu, chi, tài sản, nợ phải trả, trợ cấp, nghĩa vụ xã hội, tác động môi trường, v.v.) giúp ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, gian lận sổ sách, gây lãng phí, thất thoát và lạm dụng các nguồn lực công cộng.
- Giảm độc quyền hoặc đối xử ưu đãi bằng cách mở cửa thị trường cho cạnh tranh: Việc loại bỏ các rào cản gia nhập đối với các doanh nghiệp tư nhân sẽ đảm bảo một sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các bên tham gia thị trường; từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước phải có động lực đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Cải cách quản lí tài chính doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở thương mại, định giá hàng hóa và dịch vụ theo giá thị trường, giảm sự phụ thuộc vào các khoản trợ cấp hoặc bảo lãnh của nhà nước và quản lí nợ và nghĩa vụ nợ một cách thận trọng.
- Đánh giá định kì hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện các hành động khắc phục khi cần thiết, bao gồm tái cấu trúc, thu hẹp qui mô, sáp nhập, tư nhân hóa hoặc thậm chí thanh lí khi không còn sức sống hay tiềm năng phát triển.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.