Để tiếp thị thành công trong mùa tựu trường

Mùa tựu trường dù ở thời kì nào cũng vẫn là một trong những giai đoạn quan trọng trong năm đối với các nhà bán lẻ. Với dân số ởmức trăm triệu người với gần 24% dưới 15 tuổi, mùa tựu trường như dòng phù sa đem về lợi nhuận cho tất cả các nhãn hàng lợi dụng được nó. Việc sắm sửa cho con cái nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới được tất cả các bậc phụ huynh quan tâm. Để có thể đạt được thành tích kinh doanh tốt trong mùa tựu trường, điều quan trọng hàng đầu đối với các nhãn hàng không phải là chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng hay đảm bảo hệ thống phân phối làm việc hiệu quả mà là phải hiểu được nhu cầu của thị trường. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu cách để có thể tiếp thị thành công trong mùa tưu trường.

1. Hiểu biết về thị trường

Để có thể nắm bắt được thị trường, các nhãn hàng cần tăng cường và củng cố hiểu biết về thị trường qua mỗi mùa và mỗi giai đoạn. Dù rằng các đặc điểm cơ bản hiếm khi thay đổi, ví dụ như đặc điểm nhân khẩu học (dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ 32,5 tuổi, v.v.) hay thời gian mùa tựu trường (thường bắt đầu từ cuối tháng 7, đạt đỉnh ở tháng 8 và thoái trào trong tháng 9), v.v. việc theo dõi và nghiên cứu thị trường liên tục sẽ đem lại rất nhiều dữ liệu hữu ích cho các nhà tiếp thị có thể lên những chiến lược cho mùa tựu trường thành công.

Hiển nhiên, khi nhu cầu thị trường tăng mạnh, cuộc chiến ưu đãi giữa các nhãn hàng sẽ bắt đầu. Ai có thể thu hút và lôi kéo được khách hàng thành công thì sẽ có thành tích tuyệt hảo. Trong thời gian này, những đối tượng chính như phụ huynh, học sinh hay thậm chí là giáo viên đều tìm kiếm những sản phẩm mới mẻ, có chất lượng cao và chi phí hợp lí. Những “món hời” từ các nhãn hàng sẽ là yếu tố then chốt để những đối tượng này lựa chọn để tiêu dùng cho nhu cầu học tập trong năm học mới. Theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, chi tiêu của người tiêu dùng Việt trong mùa tưu trường hằng năm có thể tăng tới 30% so với các giai đoạn khác cho thấy đây là giai đoạn doanh thu quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ.

Để thực hiện nghiên cứu thị trường hiệu quả, các thương hiệu bán lẻ nên ưu thu thập thông tin một cách toàn diện trước, sau đó tập trung vào phân khúc bán lẻ mục tiêu. Điều này cho phép thương hiệu phát triển đúng các sản phẩm đang có và ra mắt các sản phẩm mới phù hợp với thị trường mục tiêu. Tiếp đến, thương hiệu nên tập trung tìm hiểu về khách hàng của mình. Việc khắc hoạ chân dung người tiêu dùng một cách chính xác không hề dễ, nhất là khi tâm lý con người thường thay đổi liên tục và bị chi phối mạnh mẽ bởi các xu hướng xuất hiện dày đặc trong năm. Để tránh lan man và không hiệu quả, thương hiệu nên tập trung xác định sở thích và đọc vị hành vi mua sắm của họ. Các công cụ như khảo sát, phỏng vấn và phân tích mạng xã hội có thể cung cấp dữ liệu giá trị.

Ngoài ra, việc luôn theo dõi đối thủ cạnh tranh cũng là một việc rất hữu ích. Thường xuyên đánh giá và so sánh trải nghiệm mua sắm của mình với đối thủ có thể đem lại cho thương hiệu rất nhiều thông tin hữu ích trong việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó tăng cường sức mạnh cạnh tranh của không chỉ các cửa hàng của thương hiệu mà còn của chính thương hiệu trên thị trường.

2. Xây dựng chiến dịch hiệu quả

a) Xác định và nhắm mục tiêu đúng đối tượng

Hiểu đối tượng của bạn là bước đầu tiên để tạo ra một chiến dịch thành công. Như có nhắc tới bên trên, đối tượng mùa tựu trường tại thị trường Việt Nam bao gồm học sinh, phụ huynh và giáo viên với các nhu cầu và hành vi mua sắm riêng biệt. Sau đây là một số thông tin mà chúng tôi cho là hữu ích để giúp cho các nhà tiếp thị làm việc hiệu quả.

Học sinh Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, ngày càng chịu ảnh hưởng của các xu hướng toàn cầu và bị thu hút bởi các sản phẩm “hợp thời trang”, “tiện dụng”. Theo báo cáo năm 2023 của Kantar Worldpanel, 45% học sinh Việt Nam thích các sản phẩm kết hợp cả hai yếu tố là mẫu mã bắt mắt và chức năng đầy đủ. Các mặt hàng phổ biến bao gồm ba lô thời trang, văn phòng phẩm, học cụ, thiết bị hỗ trợ tiên tiến và các tiện ích công nghệ mới nhất, chẳng hạn như máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Trong khi đó, phụ huynh Việt Nam, nhất là những người có thu nhập trung bình, lại ưu tiện yếu tố hiệu quả trong chi tiêu hơn, họ chú trọng vào chất lượng, độ bền. Một cuộc khảo sát của Deloitte cho thấy 78% phụ huynh Việt Nam tìm kiếm các chương trình khuyến mãi và giảm giá trong mùa tựu trường, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như đồng phục, văn phòng phẩm và tài liệu giáo dục.

Giáo viên thường là nhóm nhân khẩu học bị bỏ qua trong mùa tựu trường dù họ cũng là đối tượng quan trọng. Trong giai đoạn này của năm, họ thường tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ cho việc giảng dạy hoặc góp phần vào sức khỏe cá nhân của họ. Các mặt hàng như đồ nội thất tiện dụng, phần mềm giáo dục và các công cụ giảm căng thẳng có thể đặc biệt hấp dẫn với nhóm này. Ngoài ra, nhóm này cũng thường đóng góp những ý kiến quan trọng làm ảnh hưởng tới các quyết định chi tiêu của hai nhóm trên, việc có thể tận dụng nhóm đối tượng này có thể giúp ích nhiều trong việc thúc đẩy kết quả kinh doanh của thương hiệu.

b) Thời điểm ra mắt chiến dịch của bạn

Thời điểm là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiếp thị. Theo ý kiến của chúng tôi, thời điểm tuyệt vời để thu hút thị trường sớm là vào giữa tháng 7. Theo một nghiên cứu của Google Việt Nam, sở thích tìm kiếm các mặt hàng tựu trường bắt đầu tăng đột biến vào đầu tháng 7, dẫu cho đây vẫn là tháng nghỉ hè. Việc kích hoạt chiến dịch từ giữa tháng 7 có thể thúc đẩy doanh số bán hàng sớm, góp phần làm kết quả chiến dịch khả quan hơn.

Các thương hiệu có thể bắt đầu bằng các dạng nội dung giới thiệu và phủ đều trên các kênh đã được lựa chọn. Những đoạn giới thiệu và chương trình khuyến mãi (như giảm giá độc quyền cho người đăng ký sớm) được chứng minh là có hiệu quả rất tích cực trong việc tạo tiếng vang và đảm bảo chiến dịch của thương hiệu thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt trong giai đoạn tiếp theo – khi năm học đến gần.

c) Khuyến mãi và giảm giá hấp dẫn

Giảm giá và khuyến mãi là cốt lõi của mọi chiến dịch bán lẻ thành công. Tại Việt Nam, nơi 80% người tiêu dùng được xếp vào nhóm nhạy cảm về giá (theo báo cáo của McKinsey & Company), việc đưa ra các ưu đãi đặc biệt có thể thúc đẩy đáng kể doanh số. Một số chiến lược khuyến mại sau các thương hiệu có thể xem xét:

– Khuyến mãi trọn gói: Kết hợp các đồ dùng học tập thiết yếu thành các gói hấp dẫn có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Ví dụ, việc kết hợp ba lô với đồ dùng học tập và hộp cơm trưa có thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tăng tổng giá trị giỏ hàng của họ.

– Khuyến mãi chớp nhoáng: Tạo cảm giác cấp bách với các ưu đãi có thời hạn sẽ khuyến khích họ đưa ra quyết định nhanh chóng. Khuyến mãi chớp nhoáng trùng với ngày trả lương hoặc cuối tuần, khi chi tiêu của người tiêu dùng đạt mức cao nhất, có thể thu hút lượng khách hàng đáng kể đến cả cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến.

– Chương trình khách hàng thân thiết: Thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng điểm hoặc chiết khấu sẽ thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và khuyến khích họ tiếp tục ủng hộ. Theo Accenture, 61% người tiêu dùng Việt Nam có nhiều khả năng mua sắm với một thương hiệu cung cấp chương trình khách hàng thân thiết.

d) Tận dụng phương tiện truyền thông xã hội và người có sức ảnh hưởng

Tại một quốc gia mà việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đang bùng nổ như nước ta, với hơn 76 triệu người dùng hoạt động (tính đến năm 2024), các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok là những công cụ cực kì hữu ích để tiếp cận đối tượng rộng rãi.

Các ý tưởng, nội dung có ích và hấp dẫn học sinh như mẹo hay bắt nhịp học tập khi trở lại trường họ hay kích thích khởi động các dự án cá nhân hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý và thúc đẩy tương tác. Ngoài ra, các thương hiệu có thể cân nhắc hợp tác với những người có sức ảnh hưởng được học sinh và phụ huynh yêu quí, tin tưởng. Việc cộng tác cùng những cái tên có độ nhận diện cao cũng có thể gia tăng độ phủ cũng như củng cố uy tín, đem lại cảm giác tin cậy cho sản phẩm và thương hiệu, từ đó thúc đẩy hiệu suất chiến dịch nói chung.

Các thương hiệu cũng cần chú ý hơn tới dạng nội dung video. Định dạng này được tin tưởng là đem lại hiệu quả cao khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Theo một nghiên cứu của HubSpot, 54% người tiêu dùng muốn xem thêm nội dung video từ các thương hiệu mà họ ủng hộ. Tại Việt Nam, video ngắn trên các nền tảng như TikTok và YouTube Shorts đặc biệt phổ biến. Thương hiệu cũng có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm trở lại trường học với các sản phẩm của bạn trên mạng xã hội nhằm thúc đẩy cảm giác cộng đồng và nâng cao sự tin tưởng, qua đó củng cố thêm mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng có thể xem xét áp dụng các chiến lược đề cao tính cá nhân hóa khi đây là chìa khóa thành công trong bối cảnh ngành tiếp thị hiện đại. Thông qua phân tích dữ liệu, các nhà tiếp thị có thể điều chỉnh thông điệp tiếp thị của mình cho từng khách hàng nhằm tăng khả năng chuyển đổi. Theo nghiên cứu của Salesforce, 72% người tiêu dùng ở Đông Nam Á mong đợi các thương hiệu hiểu được nhu cầu và kỳ vọng riêng của họ. Ví dụ, nếu một khách hàng đã mua một chiếc ba lô vào năm ngoái, thương hiệu có thể gửi cho họ email gợi ý các phụ kiện phù hợp cho năm học sắp tới. Mức độ cá nhân hóa này có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy được coi trọng và thấu hiểu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh lặp lại.

e) Giám sát, điều chỉnh và giải quyết các vấn đề phát sinh

Không có chiến dịch nào hoàn thiện nếu không có quá trình giám sát và phân tích kỹ lưỡng. Các nhà tiếp thị có thể tiếp tục sử dụng các công cụ phân tích hàng đầu như Google Analytics, Ahrefs, v.v. nhằm nắm bắt các thông số để theo dõi hiệu suất chiến dịch hiệu quả trên nền tảng số. Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể hợp tác với các bên khác để theo dõi đa chiều các số liệu chính như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số từ các kênh nhằm tối ưu hiệu suất tốt hơn. Theo một nghiên cứu của Adobe, doanh số chung của các doanh nghiệp thường xuyên phân tích và điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình sẽ tăng 20%.

3. Ví dụ về các chiến dịch thành công tại Việt Nam

3.1. Vinamilk

Thương hiệu sữa hàng đầu của Việt Nam này thường xuyên là cái tên nổi bật trong mùa tựu trường hằng năm. Việc theo đuổi nhiều ý tưởng mới mẻ thông qua các chiến dịch tựu trường với các chương trình giảm giá cho các sản phẩm sữa đã truyền tải những thông điệp nhân văn, đồng thời nhấn mạnh tính quan trọng, cần thiết của sữa cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ em.

Việc hợp tác với các trường học để cung cấp các mẫu sữa miễn phí tạo ra mối liên hệ trực tiếp với đối tượng mục tiêu của Vinamilk. Điều này hỗ trợ mạnh mẽ trong việc xây dựng và củng cố lòng trung thành với thương hiệu ngay từ khi còn nhỏ. Theo báo cáo năm 2023 của Euromonitor, Vinamilk nắm giữ tới 55% thị phần trong ngành sữa của Việt Nam, với các chiến dịch tựu trường đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng doanh số hằng năm của họ.

3.2. FPT Shop

Cũng như các nhà bán lẻ đồ điện tử khác, FPT Shop tập trung vào việc cung cấp các chương trình giảm giá đặc biệt cho máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị khác trong mùa tựu trường.

Một số chương trình như đẩy mạnh ưu đãi cho tùy chọn trả góp cho phép các gia đình chia nhỏ chi phí cho các mặt hàng đắt tiền như máy tính, điện thoại thông minh, từ đó vừa đảm bảo rằng học sinh có các công cụ cần thiết để thành công trong học tập, lại hỗ trợ các gia đình trong việc quản lí chi tiêu tốt hơn. Một báo cáo của Statista chỉ ra rằng doanh thu của FPT Shop đã tăng 18% trong mùa tựu trường năm 2023 nhờ doanh số bán các thiết bị giáo dục.

3.3. Biti’s

Thương hiệu giày dép nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam thường gây ấn tượng mạnh mẽ với các chiến dịch giới thiệu giày dép đi học cho học sinh mỗi mùa tựu trường. Việc sử dụng các chương trình giảm giá và khuyến mãi đặc biệt cũng được Biti’s thực hành thuần thục và hiệu quả. Những năm gần đây, nhờ vào các chiến dịch hợp tác cùng những người nổi tiếng, những nghệ sĩ trẻ, có độ nhận diện cao cùng những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, Biti’s đã thành công trong việc tiếp cận hiệu quả đến nhiều đối tượng khách hàng, củng cố sự yêu thích thương hiệu của mình, khắc sâu hình ảnh nhãn hiệu hàng đầu cho giày dép đi học trong nhận thức thị trường. Theo báo cáo của Campaign Asia, chiến dịch mùa tựu trường năm 2022 của Biti’s với sự góp mặt của ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã đem lại kết quả tăng ​​doanh số tới 25% so với năm 2021.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.